Bộ Công an triệt phá đại công trường cát tặc “móc ruột” sông Hồng
Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian gần đây xuất hiện hàng chục cặp tàu quốc, tàu cát hàng đêm vẫn “móc ruột” sông Hồng đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và Phúc Thọ. Mới đây, Bộ Công an phối hợp với CATP Hà Nội đã triệt phá bắt giữ.
Hà Nội quyết tâm xử lý…
Tại buổi chất vấn của HĐND TP Hà Nội về vấn đề công tác quản lý Nhà nước về khai thác cát, sỏi, lòng sông vào ngày 8-12 vừa qua, Phó GĐ CATP Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng cho biết, hiện TP có 7 tuyến sông chính giáp ranh với 8 tỉnh, thường có các đối tượng hoạt động khai thác cát lén lút ở các khu vực giáp ranh các địa bàn huyện.
Hàng năm, CATP Hà Nội đều có kế hoạch yêu cầu các đơn vị các cấp điều tra cơ bản, qua đó phát hiện 13 điểm khai thác cát trái phép trên địa bàn. Tính đến tháng 11-2020, trên địa bàn TP có 14 giấy phép hoạt động, trong đó có 11 giấy phép do UBND TP cấp; 8 tổ chức được khai thác cát nổi còn thời hạn.
Đối với thủ đoạn hoạt động, ông Nguyễn Thanh Tùng cho hay, các đối tượng được cấp các mỏ cát để khai thác các bãi nổi; tự ý đưa các tàu khác không đăng ký vào mỏ cát. Các đối tượng thường xuyên thay đổi quy luật thời gian và địa bàn khai thác, chủ yếu là vào ngày nghỉ, ngày lễ của các cơ quan chức năng. Về phương tiện khai thác cát, đối tượng thường sử dụng tàu có ống hút để khai thác cát trái phép, có trường hợp bán cát ngay trên sông. Hầu hết những phương tiện này đều không có đăng kiểm, biển số.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Thanh Tùng cho rằng, thời gian tới, CATP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, phối hợp các tỉnh giáp ranh trong việc đấu tranh với các đối tượng khai thác cát trái phép, cũng như tiếp tục phối hợp với lực lượng TTGT kiểm tra, xử lý nghiêm những phương tiện vi phạm. Đối với các điểm khai thác cát trái phép còn tồn tại, CATP Hà Nội cũng cam kết trong phạm vi trách nhiệm của mình, không để lực lượng khai thác cát trái phép trên sông.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết thêm, UBND TP đã ban hành các quyết định về: Quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030; về quy định quản lý hoạt động khoáng sản; quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản…
Hàng năm, TP đều có kế hoạch và thành lập các đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng khai thác cát trái phép, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, tới đây, TP kiên quyết quản lý chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản.
Lực lượng CA khám xét “trụ sở” của nhóm “bảo kê” cát tặc.
Video đang HOT
Bộ Công an bắt giữ ổ nhóm cát tặc
Tại phiên họp HĐND TP Hà Nội, nói về tình trạng khai thác cát trái phép tại 6 xã ven sông Hồng, Trưởng CA huyện Đan Phượng Nguyễn Văn Khanh cho biết, huyện có 15km sông Hồng chảy qua, các điểm có giấy phép khai thác cát nhưng đã hết thời gian khai thác từ ngày 1-5-2020, dù các DN đã có giấy phép nhưng chưa hoạt động do chưa xong thủ tục.
Hình ảnh PV ghi nhận về đại công trường “móc ruột” sông Hồng vào giữa tháng 11-2020.
Như vậy có thể thấy, đến thời điểm hiện tại, trên sông Hồng đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng không còn DN nào được phép khai thác cát. Song, theo ghi nhận của chúng tôi vào khoảng hai tháng gần đây, tại khu vực lòng sông Hồng đoạn qua xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ và xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra rầm rộ. Khi màn đêm buông xuống, hàng chục tàu quốc, tàu chở cát hoạt động hết công suất, vang vọng cả một vùng. Việc khai thác cát trái phép ở đây đang diễn ra công khai như một đại công trường mà không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.
Từ đầu tháng 11-2020 đến nay, trong vai người đánh cá, chúng tôi đã nhiều lần ghi nhận tình trạng khai thác cát trái phép “móc ruột” sông Hồng đoạn qua địa phận hai xã Vân Hà và Trung Châu. Theo quan sát và ghi nhận của chúng tôi, từ khoảng 19g đêm hôm trước đến khoảng 6g sáng hôm sau, dưới sông có tới gần trăm con tàu quốc và tàu cát trọng tải lớn đua nhau hút cát, náo động cả một khu vực sông. Còn trên bờ, chúng tôi cũng ghi nhận có nhiều “chốt” cảnh giới, mỗi khi thuyền chài cùng chúng tôi đi tới lại bắt gặp những ánh đèn của nhóm người này.
Quan sát trên ứng dụng Google Maps có thể thấy dưới lòng sông hàng chục cặp tàu quốc và tàu cát đậu sát nhau, không khác gì một bãi neo đậu tàu thuyền.
Mỗi đêm có hàng chục chiếc tàu ầm ầm đua nhau vươn vòi khai thác cát trái phép, vừa tự bơm, hút sang mạn, càng về đêm cho đến rạng sáng hoạt động hút cát càng diễn ra khẩn trương và nhanh chóng, khi đã khai thác đầy tàu cát thì sẵn sàng lại có những tàu khác di chuyển vào nối đuôi nhau vào “ăn cát”. Cứ như vậy cho đến gần sáng thì hoạt động này sẽ được tạm dừng, những con tàu này lại được di chuyển dưới dòng sông chỉ chờ trực khi màn đêm buông xuống lại tiếp tục hoạt động.
Cảnh tượng một đại công trường khai thác cát hàng đêm “móc ruột” sông Hồng không chỉ được ghi nhận trực tiếp bằng mắt thường mà trên ứng dựng Google Maps cũng có thể dễ dàng nhận diện được. Quan sát trên ứng dụng Google Maps có thể thấy dưới lòng sông Hồng đoạn qua địa phận xã Vân Hòa và Trung Châu, hàng chục cặp tàu quốc và tàu cát đậu sát nhau, không khác gì một bãi neo đậu tàu thuyền.
Mới đây, qua trinh sát, nắm bắt được thông tin một đại công trường cát tặc vẫn hàng đêm “móc ruột” sông Hồng, đêm 13-12, rạng sáng 14-12, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã phối với với CATP Hà Nội thực hiện thành công chuyên án bắt giữ đường dây khai thác cát trái phép trên sông Hồng có quy mô lớn. Đáng chú ý, những tàu khai thác cát này được hoạt động thời gian qua thì phái thường xuyên trả tiền “bảo kê” cho một nhóm người khác.
Cụ thể, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường đã chủ trì phối hợp với các lực lượng có liên quan bắt giữ 11 tàu hút cát trọng tải trên 100 khối và 32 người liên quan khi đang khai thác cát trái phép trên sông Hồng đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng. Bước đầu, ban chuyên án xác định nhóm người này có thủ đoạn lợi dụng đêm tối để khai thác cát trái phép trên tuyến sông Hồng.
Từ công tác trinh sát, lực lượng chức năng xác định, đằng sau những tàu khai thác cát trái phép này có một nhóm người đứng ra “bảo kê”. Nhóm người “bảo kê” này dựng lán trại trên bờ, đi cano để thu tiền gọi là tiền “bán cát” của các của tàu khai thác cát ngay trên sông. Do đó, khi triển khai chuyên án, lực lượng chức năng chia làm nhiều mũi, vừa không chế 11 tàu đang hút cát vừa tiếp cận nhóm “bảo kê” trên bờ để bắt giữ một số người.
Qua kiểm tra, CQCA thu giữ tại các lán trại này 220 triệu đồng tiền mặt, hai két sắt vẫn chưa kiểm đếm. Lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, việc bắt giữ 11 tàu hút cát và nhóm người “bảo kê” mới chỉ là kết quả điều tra ban đầu của chuyên án. Lực lượng chức năng sẽ thu thập thêm chứng cứ điều tra làm rõ đường dây khai thác cát trái phép này, làm rõ chủ mưu, hành vi vi phạm dưới sông cũng như trên bờ của nhóm cát tặc.
Sìn Hồ: "Cát tặc" lộng hành "rút ruột" lòng suối
Hiện nay, trên địa bàn xã Lùng Thàng và xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, nạn "cát tặc" diễn ra rầm rộ trước sự làm ngơ của chính quyền.
Điểm khai thác cát trái phép đang hoạt động công khai tại xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ
Hiện nay, trên địa bàn xã Lùng Thàng và xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, nạn "cát tặc" đã và đang diễn ra rầm rộ suốt một thời gian dài mà không gặp bất cứ một trở ngại nào. Nghiêm trọng hơn, có doanh nghiệp "núp bóng" hộ dân để rút ruột lòng suối, khiến nguồn tài nguyên bị thất thoát nghiêm trọng, còn người dân khu vực thì phải gánh chịu nhiều hệ lụy.
"Cát tặc" lộng hành ngang nhiên cả ngày lẫn đêm
Có mặt tại khu vực giáp ranh giữa xã Lùng Thàng và xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều máy hút cát đang hoạt động chĩa thẳng vòi "bạch tuộc" xuống lòng suối hút cát; những ngôi nhà ở và lán để phương tiện vận chuyển của hộ dân khai thác cát được xây dựng khá kiên cố. Điều này cho thấy, hoạt động khai thác cát ở những điểm này đã diễn ra rất lâu và ổn định vị trí.
Các đối tượng khai thác đã đặt các máy hút cát dọc khu vực giáp ranh giữa xã Lùng Thàng và xã Nậm Cha để thực hiện hành vi "ăn trộm tài nguyên" đem bán để thu lợi bất chính.
Nghiêm trọng hơn, các khu vực ruộng nương của người dân hai bên bờ suối nơi đây đang bị xói mòn, khoét sâu hàng chục mét vì việc hút cát vô tội vạ của các máy trái phép này, khiến nhiều người dân đang vô cùng hoang mang. Đa số các máy hút cát hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, việc hút cát, mua bán diễn ra công khai nhưng không có đơn vị nào xử lý nên "cát tặc" rất ung dung.
Khu vực nhà ở và lán tập kết máy xúc và ô tô vận chuyển cát tại xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ
Một người dân xin được giấu tên ở xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ cho biết: Những bãi cát đang hoạt động ở đây, có bãi đã hoạt động hàng chục năm, có bãi hoạt động mới nhất cũng khoảng 5 năm. Trước đây chạy dọc con suối qua địa bàn xã Lùng Thàng là khu ruộng trồng ngô, lúa.
Sau khi có hoạt động khai thác cát, chúng tôi không biết họ có được các cấp có thẩm quyền cấp phép hay không và phương án khai thác thế nào mà thấy họ hút cát suốt ngày đêm. Người dân thì phải gánh chịu nhiều hệ lụy như: Tiếng ồn của các loại máy công suất lớn, xe tải hạng nặng chở cát ra vào bãi bụi mù mịt. Họ thường bán cát tại bãi là 80.000 - 100.000 đồng/m3, nếu chở đi đến công trình thì tùy vào vận chuyển xa hay gần mà họ bán với giá dao động khoảng 200.000-300.000 đồng/m3.
Với giá cát như trên, tính cho hàng nghìn khối của mỗi chủ bãi cát thì mỗi năm các chủ cát này nghiễm nhiên bỏ túi số tiền tỷ đồng mà không hề phải thực hiện bất cứ một nghĩa vụ tài chính nào đối với Nhà nước. Một người dân - bức xúc nói.
Xe vận tải có khối lượng lớn gắn tên công ty Thanh Tuyền đang nối nhau chờ máy xúc múc cát lên thùng rồi vận chuyển đi.
Tìm hiểu tại điểm khai thác cát có chủ tên Păn chúng tôi được biết, điểm khai thác cát này cát sạch hơn và có khối lượng lớn và hiện đã có doanh nghiệp đặt mua khoảng 1.000 khối cát. Tại thời điểm chúng tôi có mặt, 4 xe vận tải có khối lượng lớn gắn tên công ty Thanh Tuyền đang nối nhau chờ máy súc múc cát lên thùng rồi vận chuyển đi. Phương tiện vận chuyển lớn và ra vào vận chuyển cát giữa ban ngày mà không bị bất cứ một lực lượng chức năng nào kiểm tra.
Thông tin về tình trạng khai thác cát trái phép đang diện ra trên địa bàn 2 xã Lùng Thàng và Nậm Cha với lãnh đạo phòng TNNMT huyện Sìn Hồ, phóng viên được ông Nguyễn Đình Định, trưởng phòng TNMT huyện cho biết: Phòng TNMT đã nắm "sơ qua" tình hình khai thác cát trái phép ở một số xã, trong đó có các điểm khai thác cát trái phép tại 2 xã Lùng Thàng và Nậm Cha, huyện đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình khai thác cát trái phép ở đây.
Sau khi kiểm tra, huyện đã lập biên bản đình chỉ hoạt động khai thác cát đối với các điểm khai thác cát trái phép này và chỉ đạo chính quyền địa phương tổ chức rào khu vực khai thác cát.
Giá cát tại bãi là 80.000 - 100.000 đồng/m3, nếu chở đi đến công trình thì tùy vào vận chuyển xa hay ngắn mà họ bán với giá dao động khoảng 200.000-300.000 đồng/m3.
Khi phóng viên cung cấp hình ảnh hoạt động khai thác cát đang diễn ra rầm rộ ở đây, ông Nguyễn Đình Định cho rằng: "Chắc là sau khi đoàn kiểm tra về các đối tượng lại dỡ ra khai thác"
Cứ kiểm tra, lập biên bản đình chỉ mà hoạt động khai thác cát trái phép ở đây đã tồn tại hàng chục năm nay như người dân đã thông tin. Dư luận đặt ra câu hỏi, có hay không sự vào cuộc chưa quyết liệt của chính quyền địa phương hay sự buông lỏng, tiếp tay của các cấp chính quyền và ngành chức năng huyện Sìn Hồ để hoạt động "rút ruột" tài nguyên trái phép ngang nhiên lộng hành, không chỉ gây huỷ hoại môi trường mà còn gây thất thu nguồn thuế của nhà nước.
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Cảnh sát đường thuỷ phát hiện hơn 500.000 m3 cát trái phép Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, CATP Hà Nội, Công an Phú Thọ phát hiện, bắt giữ 15 phương tiện khai thác, vận chuyển cát trái phép trên sông Hồng thuộc địa bàn giáp ranh giữa Hà Nội và Phú Thọ, đấu...