Bộ Công an triển khai ứng dụng khai báo di chuyển VNEID
Mã QR được phần mềm VNEID cấp có thể sử dụng liên thông cho các nền tảng đang sử dụng phổ biến như Ncovi, Bluezone, VHD.
Ngày 8/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ( Bộ Công an) đã đưa vào sử dụng ứng dụng khai báo y tế điện tử VNEID. Phần mềm này dành cho các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android và iOS.
Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết ứng dụng VNEID có thể giúp người dân rút ngắn thời gian khai báo y tế trong quá trình tham gia giao thông.
Giao diện phần mềm VNEID.
Khi sử dụng ứng dụng này, người dân không cần phải khai báo lại các thông tin cơ bản trước khi di chuyển. Sau khi cài đặt và đăng nhập, phần mềm sẽ cấp mã QR duy nhất, thống nhất, liên thông với các ứng dụng khác. Mã QR được VNEID cấp có thể sử dụng cho các nền tảng đang sử dụng phổ biến như Ncovi, Bluezone, VHD.
Ngoài ra, ứng dụng cho Bộ Công an phát triển còn có thể thông báo về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh và hàng loạt tính năng khác trên nền tảng dữ liệu dân cư quốc gia.
VNEID kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tính chính xác của thông tin công dân, phục vụ công tác truy vết F0, F1, F2. Đồng thời, phần mềm có thể triển khai ở các địa điểm khác khi có yêu cầu như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng thuốc.
Video đang HOT
Các bước sử dụng VNEID.
Các bước sử dụng VNEID.
Từ đầu tháng 8, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã xây dựng, triển khai công cụ khai báo di chuyển nội địa để giúp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 có thể truy vết công dân khi di chuyển thông qua website suckhoe.dancuquocgia.gov.vn .
Giữa tháng 8, Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương đã đề nghị người dân kê khai qua hệ thống phần mềm trên để làm thủ tục qua lại các chốt kiểm dịch. Bộ Công an khuyến khích thực hiện khai báo trước tại nhà nhằm tiết kiệm thời gian.
Gửi tin nhắn SMS để khai thác thông tin công dân như thế nào?
Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin.
Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư quy định dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
"Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an"- dự thảo nêu rõ.
Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình (Ảnh minh họa: Bộ Công an).
Trình tự cung cấp thông qua dịch vụ tin nhắn như sau:
Thứ nhất, người dân sử dụng số điện thoại đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xác thực, soạn và gửi tin nhắn SMS theo cú pháp được hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06- Bộ Công an) về Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thứ hai, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành kiểm tra số điện thoại của người dân và trả kết quả qua tin nhắn điện tử. Nếu số điện thoại đúng, đã được đăng ký tại Bộ Thông tin và Truyền thông, hệ thống sẽ gửi trả thông tin công dân.
Nếu số điện thoại không đúng, không đăng ký tại Bộ Thông tin và Truyền thông, hệ thống sẽ thông báo số điện thoại hoặc công dân không tồn tại.
Thứ ba, trình tự cung cấp các dịch vụ cung cấp thông tin công dân qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 4:
- Người dân đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Cổng dịch vụ công) qua tài khoản đã được xác thực của Cổng dịch vụ công.
- Hệ thống các Cổng dịch vụ công kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để gửi các yêu cầu cung cấp thông tin công dân.
- Người dân sử dụng chức năng cung cấp thông tin công dân đã được kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật lại thông tin của chính mình được lưu trong Cổng dịch vụ công, sau đó thực hiện các thủ tục hành chính công mức độ 4 theo quy định.
Không để xảy ra lộ, lọt thông tin
Bộ Công an quy định, đơn vị sử dụng dịch vụ của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm tra cứu thông tin công dân, nhận kết quả thông tin công dân để giải quyết các nghiệp vụ đã đăng ký. Tổ chức quản lý bảo mật tài khoản để thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống của đơn vị.
Tuân thủ đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước; chịu trách nhiệm bảo mật thông tin công dân được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không để xảy ra lộ, lọt thông tin, sử dụng thông tin không đúng mục đích, đúng quy định.
"Việc khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thì không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính"- dự thảo thông tư nêu.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không thuộc các trường hợp trên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Hàng năm, Bộ Công an điều chỉnh, cập nhật danh mục các dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần công bố (nếu có) để trình Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt và thực hiện công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
An ninh quốc gia là đặc biệt hệ trọng, then chốt, sống còn Tại Hà Nội sáng 12-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng nhất tặng lực lượng An ninh nhân dân - Ảnh: TTXVN Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ...