Bộ Công an trả 28 thí sinh được nâng điểm, người điểm thật bị cướp cơ hội?
Sau gần một năm học, số thí sinh được nâng điểm mới bị trả về địa phương, điều này có gây thiệt thòi cho người có điểm thi thật lẽ ra đã trúng tuyển.
PV Dân Việt có trao đổi với Giáo sư (GS)- Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
GS-Viện sĩ Đào Trọng Thi (ảnh IT).
Có ý kiến cho rằng, trong những vụ án chạy điểm (ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La), sau quá trình điều tra, đến nay thời gian học năm thứ nhất của đại học đã gần hết, cơ quan chức năng mới trả số thí sinh được nâng điểm về địa phương, điều này cũng có nghĩa là gây thiệt thòi cho số thí sinh có điểm thi thật lẽ ra họ được gọi nhập học, GS nghĩ sao về điều này?
- Tôi cho rằng cách đặt vấn đề theo hướng đó chỉ mang tính tương đối. Vì sao? Từ trước tới nay tôi chưa thấy những trường hợp thí sinh bị loại ra thì có trường hợp khác được thay thế vào. Theo nguyên tắc những thí sinh không đủ điều kiện thì không được nhập học. Ví dụ, chỉ tiêu tuyển sinh không phải đặt ra 100 người là lấy đủ 100 mà nhà trường sẽ lấy điểm chuẩn, có thể con số tuyển sinh sẽ lên 105, cũng có thể con số chỉ là 96.
Ví dụ, điểm chuẩn của nhà trường đặt ra là 20, những em được chấm lại thấy không đủ điều kiện thì đương nhiên bị loại ra. Còn đặt vấn đề sẽ có những em bị thiệt, trên thực tế những em đó cũng không đủ điểm chuẩn, nếu như các em đó được 20 điểm cũng sẽ được tuyển vào, còn chỉ đạt 19 điểm là không đủ điểm chuẩn. Nói như vậy để thấy không có khái niệm khi thí sinh này bị loại ra thì thí sinh khác được thay thế vào.
Video đang HOT
Tất nhiên số thí sinh sau khi xét lại điểm thực thấy không đủ điều kiện mà bị loại ra nhiều quá thì có thể lúc định điểm chuẩn ban đầu của nhà trường bị ảnh hưởng. Chẳng hạn ban đầu nhà trường định điểm chuẩn để tuyển sinh là 19 nhưng vì số lượng các em có điểm thi được nâng nhiều quá thì Nhà trường định điểm chuẩn là 20. Nhưng làm sao định lại điểm chuẩn được vì đã công bố và tuyển sinh.
Trong cả 3 vụ án liên quan đến chuyện chạy điểm, dư luận đang đặt vấn đề về chuyện hối lộ để chạy điểm, nhưng đến nay quá trình điều tra cũng đã khá lâu nhưng chưa thấy có ai bị khởi tố về hành vi này, GS có nhìn nhận gì?
- Vụ án đang được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ, nếu việc chạy điểm cho các thí sinh thông qua đưa – nhận hối lộ, thì đó vi phạm pháp luật và đương nhiên phải xử lý. Hành vi chạy điểm không có trong quy định của pháp luật, nhưng người chạy điểm và người nâng điểm cho các thí sinh sẽ vi phạm vào một số quy định, có thể như đưa và nhận hối lộ; cố tình vi phạm để thay đổi điều kiện hoặc vi phạm bí mật Nhà nước về đề thi; lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để trục lợi; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Dư luận cho rằng cần phải công bố danh tính của những em thí sinh được nâng điểm, nhưng cơ quan chức năng vẫn thận trọng trong vấn đề này, quan điểm của GS thế nào?
- Tôi nghĩ về danh tính của các em thí sinh được nâng điểm nếu thấy không cần thiết phải công khai mà giữ kín cũng là điều tốt. Vì sao? Vì chưa chắc các thí sinh được nâng điểm đó là người phạm pháp, nếu như họ trực tiếp bằng cách nào đó để tác động vào việc sửa điểm cho mình, nghĩa là họ vi phạm pháp luật thì việc lộ danh tính là một chuyện. Còn trường hợp các em là người bị động, nghĩa là bố mẹ hoặc người thân chạy điểm thì sao? Không thể nói các em được nâng điểm rồi quy tội ngay cho các em được. Nếu như các em đó không có tội thì cớ gì lại công bố danh tính để dư luận bêu xấu. Dư luận nhiều khi kém lý trí và cơ quan chức năng không thể theo dư luận được.
Mới đây, khi mở rộng điều tra vụ gian lận trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố thêm 3 bị can, trong đó có 2 bị can là lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo, 1 bị can nguyên là Phó đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang.
Một diễn biến khác, cũng mở rộng điều tra vụ gian lận thi cử, Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố ông Đinh Hải Sơn (cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La).
Theo Danviet
Tiết lộ thân thế của "con nhà giàu" được nâng điểm ở Sơn La
Trong số 44 thí sinh được nâng sửa điểm thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La, nhiều thí sinh là con em của cán bộ ngành công an, lãnh đạo ngành thuế và một số gia đình buôn bán "có tiếng".
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, trong vụ gian lận thi cử tại Sơn La, có 44 thí sinh đã được sửa nâng điểm, gồm cả điểm thi trắc nghiệm và điểm thi tự luận.
Trong số này, có trường hợp của em N.L.B.N.. Thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau khi qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thực bài thi của em giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ.
B.N vốn là học sinh chuyên Sử. Trước đó, điểm thi thử tiếng Anh tại trường của em chỉ ở mức 1,8 điểm và 5 điểm môn Toán. Theo một nguồn tin riêng, B.N. có phụ huynh làm công an. Thí sinh này hiện đang học tại một trường đại học dân sự ở Hà Nội.
Một thí sinh khác tên N.D.A., trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thí sinh này đạt 9,2 điểm môn Toán, 9 điểm môn Lý và 9,6 điểm môn Ngoại ngữ. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, Bộ GD-ĐT xác định bài thi của thí sinh này đạt lần lượt là 4,8 - 6 - 5 điểm. Như vậy, tổng cộng thí sinh này đã được sửa nâng lên tới 12 điểm.
N.D.A vốn là học sinh chuyên Toán. Theo nhiều bạn cùng khóa nhận xét, ở trường D.A đạt mức điểm thi thử không cao. Được biết, bố nam sinh này làm ở ngành thuế của tỉnh Sơn La.
Còn theo Báo Tuổi trẻ TP.HCM, trong số 44 thí sinh nâng điểm có trường hợp được sửa điểm nhiều nhất là thí sinh N.A.T., vốn là con một gia đình buôn bán lớn tại TP Sơn La. Em này có điểm thi THPT quốc gia 2018 ba môn Toán, Lý, Ngoại ngữ lần lượt là 9 - 9 - 9. Tuy nhiên, kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT cho thấy điểm số thực ba môn của N.A.T. lần lượt là 0 - 0,25 - 0,2. Tổng điểm ở cả ba môn này đã được sửa nâng lên tới 26,55 điểm.
Một trường hợp khác cũng được nâng điểm nhiều là thí sinh N.T.H., có phụ huynh công tác trong ngành công an tỉnh Sơn La. Điểm thi ba môn Toán - Lý - Ngoại ngữ của thí sinh này trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 lần lượt là 9,4 - 9,5 - 9,2. Tuy nhiên, kết quả điểm thực sau khi chấm thẩm định giảm xuống lần lượt là 2,6 - 2,75 - 5. Như vậy, thí sinh này đã được sửa nâng điểm tổng cộng tới 17,75 điểm.
Còn rất nhiều trường hợp nâng điểm khác trong số 44 thí sinh được cơ quan điều tra xác định trong vụ án gian lận thi cử tại Sơn La. Trong đó, thí sinh có điểm thi sau thẩm định giảm nhiều nhất là 26,55 điểm (tổng 3 môn). Bài thi có điểm giảm nhiều nhất là môn toán với 9,00 điểm.
Chiều ngày 9/4, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với cựu thiếu tá Đinh Hải Sơn, nguyên phó đội trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Với trách nhiệm được phân công, cựu thiếu tá Đinh Hải Sơn đã tích cực trợ giúp các đối tượng trong đường dây tiến hành sửa chữa nâng điểm một số bài thi. Đinh Hải Sơn cũng đã nhờ các đối tượng trong đường dây nâng điểm bài thi cho 2 thí sinh, trong đó có một thí sinh là em vợ của Đinh Hải Sơn.
Thúy Nga
Theo VNN
Gian lận điểm thi tại Hòa Bình: Vì sao không tuyển bổ sung? Các thí sinh Hòa Bình trúng tuyển vào trường công an do gian lận điểm thi sẽ bị hủy kết quả và buộc thôi học. Ngoài ra, việc xét bổ sung để bù vào những thí sinh gian lận điểm thi ở Hòa Bình (nếu có) sẽ không phù hợp. Đó là chia sẻ của GS.TS Bùi Minh Giám - Cục trưởng Cục...