Bộ Công an tham gia đoàn kiểm tra VINASTAS
Trước việc VINASTAS công bố thông tin nước mắm nhiễm asen không an toàn gây hoang mang dư luận, Bộ Công Thương đã lập đoàn kiểm tra hội này, trong đó có đại diện của Bộ Công an.
Nước mắm truyền thống đang bị ảnh hưởng bởi công bố về chất lượng của VINASTAS – Ảnh: Tấn Thạnh
Sáng nay, 24-10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Quản lý Cạnh tranh lập Đoàn Thanh tra liên ngành việc chấp hành quy định pháp luật của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS)
Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Công an, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Video đang HOT
Nội dung kiểm tra là làm rõ tính chất, cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động khảo sát, công bố kết quả khảo sát của VINASTAS; xác định mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động khảo sát và công bố kết quả khảo sát của VINASTAS (nếu có); xác định rõ việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp hoặc tổ chức kỹ thuật, khoa học của VINASTAS trong việc tiến hành các hoạt động khảo sát trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, bộ cũng có văn bản yêu cầu VINASTAS chuẩn bị hồ sơ, tài liêu về quá trình khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát và các nội dung liên quan đến nội dung kiểm tra để chuẩn bị làm việc với Đoàn kiểm tra.
Chỉ đạo của Bộ Công Thương nêu trên nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của VINASTAS, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10-11.
Trước đó, ngày 17-10 vừa qua, VINASTAS đã ra thông cáo báo chí công bố kết quả kiểm tra 150 mẫu nước mắm với thông tin có đến 101 (67,33%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu asen (thạch tín) – một loại á kim rất độc. Công bố này của VINASTAS đã gây nhầm lẫn giữa asen hữu cơ, luôn có mặt trong cá biển, không độc và asen vô cơ rất độc khiến dư luận hoang mang, người làm nước mắm truyền thống bị ảnh hưởng.
Sáng 22-10, Bộ Y tế đã khẳng định 100% các mẫu nước mắm an toàn vì không có asen vô cơ vượt ngưỡng, trái ngược hoàn toàn với kết quả nước mắm nhiễm asen do VINASTAS công bố trước đó.
(Theo Người Lao Động)
VINASTAS công bố nước mắm nhiễm asen: Việc làm đáng xấu hổ
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho rằng việc làm của VINASTAS khi công bố mập mờ nước mắm nhiễm asen là việc làm hết sức sai lầm và đáng xấu hổ, cần phải có biện pháp mạnh để chấn chỉnh.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 24-10 về thông tin nước mắm nhiễm asen gây hoang mang dư luận, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội), nói: Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) đã làm một việc chưa từng có. Đáng nói ở chỗ hiện nay có rất nhiều vấn đề bức xúc về an toàn thực phẩm nhưng người dân bảo chẳng biết kêu ai, không biết ai là người bảo vệ.
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh cho rằng việc công bố thông tin nước mắm nhiễm asen của VINASTAS là hành động đáng xấu hổ - Ảnh: Văn Duẩn
Vấn đề phát ngôn của VINASTAS về nước mắm vừa qua, bà Khánh cho rằng đó là một việc làm hết sức sai lầm. "Có thể nói VINASTAS đã không làm đúng được hết chức năng, nhiệm vụ của mình mà những người tiêu dùng Việt Nam mong đợi. Việc làm của VINASTAS có thể nói là điều rất đáng xấu hổ"- bà Khánh nói.
Bà Khánh cũng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần tỏ rõ thái độ trong vấn đề chấn chỉnh công tác quản lý về những hiệp hội theo kiểu hoạt động mà chỉ có lợi cho bản thân mình mà không có lợi cho những người mà mình nhân danh để bảo vệ. "Cần phải xem xét việc này và cần thiết phải có những biện pháp mạnh để tổ chức lại nhân sự ở đó"- bà Khánh bày tỏ.
Cũng liên quan đến phát ngôn của VINASTAS, ĐBQH Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, cho rằng nước mắm là loại thức ăn chủ yếu trong tất cả bữa ăn của người dân Việt Nam, khi nghe thông tin nước mắm bị nhiễm asen, nhiều người dân đã rất hoang mang, lo sợ.
Đối với cơ quan, đơn vị công bố thông tin sai, ông Chiến cho rằng trước hết phải rà soát động cơ từ đâu đưa ra thông tin đó, thứ hai đối với quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan đến đơn vị đó quy định về phát ngôn, thông tin đưa ra và trách nhiệm như thế nào trước hậu quả gây ra. "Để xử lý một cách mạnh mẽ hơn liên quan đến doanh nghiệp thì cơ quan chức năng có thẩm quyền phải vào cuộc để điều tra: động cơ, mục đích cũng như tác hại của thông tin đó của đơn vị đã đưa ra để có chế tài phù hợp"- ông Chiến nói.
(Theo Người Lao Động)
Vụ nước mắm có asen: Vinastas khiến người dân hoang mang Vinastas công bố thông tin nước mắm nhiễm asen liệu có rõ ràng hay không và sẽ khiến người dân cảm thấy hoang mang Ngày 17/10 vừa qua, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật phối hợp Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Kết quả khảo...