Bộ Công an tập huấn về Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
Luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Ngày 26/12, tại Hà Nội, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 7).
Trước khi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, công tác quản lý xuất nhập cảnh được thực hiện theo các quy định tại Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn; được nhiều kết quả tốt; góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển đất nước, tăng cường hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam cần phải sửa đổi, bổ sung nâng tầm cho phù hợp.
Việc ban hành Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình xây dựng Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá cao việc quy định cụ thể này, coi đây là bước đột phá trong việc xây dựng luật ở Việt Nam…
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được giới thiệu, quán triệt những nội dung mới của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; nội dung của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và và những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật./.
Việt Cường
Video đang HOT
Theo_VOV
Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ giám sát
- Vừa qua, đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có cuộc gặp gỡ với gia đình tử tù Hồ Duy Hải về việc kêu oan cho Hải trong Vụ án Giết người.
Tin tức trên báo Tuổi trẻ cho hay, ngày 24/12, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với gia đình bà Nguyễn Thị L. (mẹ Hồ Duy Hải ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) để trao đổi về việc bà kêu oan cho con.
Người trực tiếp nói chuyện với bà L. là Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga.
Trong cuộc trao đổi, đoàn giám sát đã hỏi rất sâu về Hồ Duy Hải từ khi còn nhỏ, việc học hành, sở thích, bị bắt lúc nào, lý do bị bắt và bị kết án tử hình, đã mời bao nhiêu luật sư hỗ trợ pháp lý, kể lại những lần đi thăm nuôi, đặc biệt là trao đổi về lý do gia đình kêu oan cho Hồ Duy Hải và hành trình bảy năm đi kêu oan như thế nào.
Bà L. đã nộp cho đoàn giám sát Hồ sơ kêu oan kèm theo đơn xin hoãn thi hành án tử hình có bút phê đồng ý của phó chánh án TAND tỉnh Long An Lê Quang Hùng ngày 4/12 và trả lời tất cả những câu hỏi của đoàn (có biên bản làm việc).
Theo bà L., sở dĩ gia đình bà đi kêu oan từ Nam ra Bắc suốt bảy năm qua là xuất phát từ dư luận tại địa phương sau khi con bà bị khởi tố tội giết hai nữ nhân viên bưu cục Cầu Voi. Lúc đó dư luận cho rằng Hải chỉ là người "thế thân" cho một người khác.
Trước khi TAND tỉnh Long An xử sơ thẩm thì Hải đã kêu oan với luật sư, rồi ra tòa cuối năm 2008 cũng kêu oan. Sau này khi gia đình xem lại Hồ sơ vụ án thì thấy nhiều chi tiết mâu thuẫn, không rõ ràng. Lý do quan trọng khiến bà L. liên tục gửi đơn và gõ cửa nhiều cơ quan ở trung ương kêu oan chính là niềm tin mách bảo con bà không phạm tội giết người, cướp tài sản.
Bà L. cũng trình bày từ khi Hồ Duy Hải bị tạm giữ rồi khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì gia đình đã nhờ tới 6 luật sư ở Long An và TP.HCM hỗ trợ pháp lý. Nhiều luật sư không ký hợp đồng với gia đình nhưng cũng nghiên cứu hồ sơ, phân tích những vấn đề cần phải làm rõ thêm.
Bà Lê Thị Nga cho biết sau khi làm việc với gia đình, đoàn giám sát sẽ đến trại giam để tiếp xúc với bị án Hồ Duy Hải. Bà Nga còn dặn gia đình nếu có thông tin gì cần bổ sung thì có thể gọi điện thoại trực tiếp cho bà.
Hồ Duy Hải. Ảnh Thanh niên.
Trước đó, ngày 7/12 bà L. cũng đã gửi Đơn kêu oan khẩn cấp đến Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang. Nội dung đơn cho rằng quá trình điều tra, xét xử có nhiều sai phạm, không khách quan, trong khi con bà có dấu hiệu oan sai, ngoại phạm rất rõ ràng.
Tới ngày ngày 12/12, theo tin tức trên VTC News, bà L., mẹ của Hải cho biết, bà đã nhận được công văn phản hồi của Văn phòng Chính phủ thừa lệnh Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét giải quyết đơn khiếu nại của bà đối với con trai là tử tù Hồ Duy Hải (SN 1985) trong vụ án cướp của, giết người tại bưu điện Cầu Voi (Long An) khiến 2 cô gái thiệt mạng.
Công văn được đóng dấu "hỏa tốc" và đồng chuyển đến Tòa án nhân dân tối cao, đề nghị giải quyết theo luật định.
Tin tức trên Người đưa tin cho hay, thực hiện ý kiến chủ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của bà L. đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để chỉ đạo việc xem xét giải quyết theo quy định và thông báo Phó Thủ tướng Chính phủ biết kết quả.
Theo cáo trạng Viện KSND tỉnh Long An
Tối ngày 13/1/2008, Hồ Duy Hải đi Xe máy mượn của dì đến Bưu điện Cầu Voi (nằm trên mặt tiền Quốc lộ 1A, địa phận huyện Thủ Thừa, Long An).
Tại đây, Hải đưa tiền cho chị Nguyễn Thị Thu V., nhân viên bưu điện nhờ mua trái cây, còn Hải ngồi trò chuyện với một nhân viên bưu điện khác là chị Nguyễn Thị Ánh H..
Do có ý định quan hệ với chị H. nhưng bị chị này cự tuyệt nên Hải đã bóp cổ, lấy thớt đập vào đầu, mặt làm chị H. ngất xỉu rồi lấy dao cắt cổ chị.
Khi chị V. trở về, Hải tiếp tục dùng ghế inox đánh vào đầu làm chị V. ngã xuống nền gạch, sau đó Hải cũng dùng dao cắt cổ chị V..
Gây án xong, Hải rửa tay, rửa dao rồi mở tủ lấy 1.400.000 đồng, một số điện thoại, sim card và nữ trang lột trên người hai nạn nhân rồi trèo qua tường về nhà cất nữ trang rồi đi ngủ".
Đến sáng ngày 14/1/2008, người dân đã phát hiện hai nữ nhân viên Bưu Điện Cầu Voi bị cắt cổ chết ngay tại cơ sở bưu điện này.
Cơ quan điều tra vào cuộc khám nghiệm hiện trường, khởi tố Vụ án và đã mời nhiều nhân chứng, người có liên quan lấy lời khai nhưng sau hai tháng vẫn không tìm ra hung thủ.
Hơn hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị công an triệu tập lấy lời khai trong vụ án cá độ bóng đá và đánh đề. Hai ngày sau đó, Hải khai nhận giết hai cô gái và bị bắt tạm giam ngày 31/3/2008 tới nay.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đề xuất đưa quyền chuyển giới vào Bộ luật Dân sự Có ý kiến cho rằng, cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào Bộ luật Dân sự vì trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này. Vấn đề trên đã được nêu trong Báo cáo về một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý dự thảo...