Bộ Công an sẽ xin lỗi công khai 2 doanh nhân bị bắt giam trái pháp luật
Điều tra vụ án liên quan đến băng nhóm Năm Cam, công an bắt giam 2 thành viên trong ban giám đốc của Công ty Hưng Thịnh. Tuy nhiên việc bắt giam này được xác định trái pháp luật.
Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có giấy mời gửi công an các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang cùng các đơn vị và cá nhân liên quan dự buổi xin lỗi công khai đối với 2 doanh nhân ở Bình Dương bị bắt giam trái pháp luật.
Theo đó, cơ quan này sẽ tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Bùi Mạnh Lân (63 tuổi, cựu Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP TM-SX-XD Hưng Thịnh) và ông Phạm Văn Hướng (66 tuổi, cựu Phó giám đốc công ty) về việc bị khởi tố, bắt tạm giam trái pháp luật vào ngày 5/3 tới tại KCN Đồng An (Bình Dương).
Ông Bùi Mạnh Lân (áo xanh).
Ông Bùi Mạnh Lân bị tạm giam không có lệnh hợp pháp tổng cộng 41 ngày, từ ngày 7/5/2003 đến ngày 11/6/2003 và từ ngày 28/7/2003 đến ngày 1/9/2003. Ông Phạm Văn Hướng bị tạm giam không có lệnh hợp pháp trong 63 ngày, từ ngày 7/5/2003 đến ngày 7/7/2003.
Hai doanh nhân này bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố vụ án, bắt tạm giam để điều tra về tội Gây rối trật tự công cộng.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 4/2003, Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng tại Công ty Gas Bình Dương (trụ sở tại KCN Đồng An, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) do Công ty cổ phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư xảy ra vào tháng 9/2000.
Ngày 29/4/2003, ông Bùi Mạnh Lân và ông Phạm Văn Hướng bị Bộ Công an phối hợp với Công an TP.HCM và Công an tỉnh Tiền Giang thi hành lệnh bắt để điều tra.
Sau khi triệt phá băng nhóm tội phạm Năm Cam, Ban chuyên án đã lật lại vụ án này để điều tra.
Video đang HOT
Qua lời khai của những người bị bắt giữ, công an xác định ông Lân và ông Hướng đã bàn bạc, thống nhất thuê người đến Công ty Gas Bình Dương gây rối.
Theo nội dung vụ án này, vào tháng 9/2003, do có mâu thuẫn trong quá trình hợp tác làm ăn, ông Lân và ông Hướng cùng một số người khác thuê người trong băng nhóm của Năm Cam đến quậy phá, uy hiếp giám đốc và công nhân của Công ty Gas Bình Dương.
Ngày 29/4/2003, ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng bị cơ quan điều tra bắt giam để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Liên quan đến vụ việc, năm 2005, hai ông Lân – Hướng đã gửi đơn đến VKSND Tối cao tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án của một số cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang.
Qua xác minh, ngày 7/6/2011, Cục Điều tra hình sự VKSND Tối cao đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với 3 cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang gồm Ngô Thanh Phong (nguyên Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), Nguyễn Văn Nên (nguyên Trưởng công an huyện Châu Thành) và Phan Văn Út (nguyên Đội trưởng đội tham mưu tổng hợp cơ quan cảnh sát điều tra) do có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động tố tụng dẫn đến việc bắt, giam giữ người trái pháp luật xảy ra tại Bình Dương.
Theo Xuân An (VNN)
Vụ "đất vàng" 15 Thi Sách: Cáo trạng nói "Nhà nước tiếp tục thiệt hại"
Khoảng 9h40 ngày 26/12, đại diện Viện kiểm sát (VKS) nhân dân TP.HCM đã công bố cáo trạng. Theo cáo trạng, vụ giao đất công trái luật này, đến nay để lại hậu quả rất khó khăn khi xử lý, Nhà nước tiếp tục thiệt hại về tiền bạc.
Hậu quả vô cùng lớn
Cáo trạng xác định Công ty cổ phần Xây dựng (CPXD) Bắc Nam 79 do Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và là người đại diện theo pháp luật (Thực tế, toàn bộ cổ phần Công ty là của Phan Văn Anh Vũ).
Năm 2014, lợi dụng danh nghĩa "Tổ chức bình phong của Tổng cục tình báo Bộ Công an", Phan Văn Anh Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT Công ty CPXD Bắc Nam 79 đã ký nhiều văn bản đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký văn bản, gửi UBND TP.HCM đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện để được thuê, giao chỉ định nhà, đất số 15 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM (viết tắt là nhà đất số 15 Thi Sách) với mục đích phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Tuy nhiên, khi được UBND TP.HCM quyết định cho thuê, giao nhà đất số 15 Thi Sách, Phan Văn Anh Vũ và Công ty CPXD Bắc Nam 79 đã không sử dụng vào mục đích hoạt động nghiệp vụ của ngành công an mà hợp tác triển khai thực hiện dự án xây dựng trên khu đất 15 Thi Sách nhằm mục đích thu lợi cá nhân.
Vị trí nhà đất 15 Thi Sách hiện là tòa cao ốc 18 tấng, đang niêm phong trong vụ án. Ảnh: Cao Hùng
Hành vi phạm tội của Phan Văn Anh Vũ và 4 đồng phạm nguyên là cán bộ công an đã bị xử lý trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Bản án hình sự phúc thẩm số 346/2019/HS-PT ngày 13/6/2019 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo này với các mức án khác nhau.
Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nêu trên, ngày 17/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại dự án nhà đất số 15 Thi Sách, liên quan đến hành vi vi phạm của một số cán bộ thuộc UBND TP.HCM và một số sở, ngành.
Hậu quả, Nhà nước thất thoát số tiền trên 6,7 tỷ đồng, do Công ty CPXD Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ được hỗ trợ trái pháp luật và số tiền trên 802,3 tỷ đồng giá trị tiền sử dụng đất (tính đến thời điểm khởi tố vụ án hình sự ngày 17/9/2018) nhà nước chưa thu lại được.
Các bị cáo dẫn giải ra trước phiên toà sáng 26/12. Ảnh: Bạch Dương
Hành vi vi phạm của các bị cáo đã tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ và đối tác xây dựng công trình cao 18 tầng, sau đó, bán và cho thuê cho 114 khách hàng trong và ngoài nước thu hơn 1.033 tỷ đồng.
"Đến nay, việc xử lý hậu quả nêu trên là rất khó khăn, phức tạp và sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho Nhà nước về tiền bạc, thời gian và công sức của những người giải quyết hậu quả, từ hành vi phạm tội của các bị can gây ra", cáo trạng kết luận.
"Tôi biết tôi đã sai rồi"
Khoảng 10h30, phiên tòa bắt đầu xét hỏi. Bị cáo Nguyễn Hữu Tín xác nhận những thông tin trong cáo trạng là chính xác. Nhà, đất 15 Thi Sách là tài sản của Nhà nước. Các đơn vị muốn thuê, phải theo kế hoạch, sắp xếp của Ban chỉ đạo 09 thành phố.
Trước câu hỏi của chủ tọa: "Nhà 15 Thi Sách có nằm trong kế hoạch, sắp xếp của Ban chỉ đạo 09 hay không?", bị cáo Tín xác nhận, nhà này có nằm trong kế hoạch, Ban chỉ đạo 09, do nguyên Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân là Trưởng ban. Bị cáo Tín không nằm trong Ban chỉ đạo 09.
Khi nhận Công văn của Bộ Công an đề nghị TP.HCM tạo điều kiện cho Công ty Bắc Nam 79 thuê nhà 15 Thi Sách, bị cáo Tín có bút phê nội bộ cho Lê Văn Thanh. Bị cáo Tín không nhận văn bản trực tiếp nào từ Công ty Bắc Nam 79, mà chủ yếu từ Bộ Công an.v.v...
Bị cáo Nguyễn Hữu Tín nói tại phiên xét hỏi. "Tôi biết tôi đã sai rồi". Ảnh: Bạch Dương
Trước các câu xét hỏi chủ tọa phiên tòa, bị cáo Tín luôn miệng nói: "Tôi biết tôi đã sai rồi".
Về công văn của UBND TP.HCM chấp thuận về chủ trương, cho Công ty Bắc Nam 79 thuê nhà 15 Thi Sách làm trụ sở an ninh, bị cáo Tín cho biết: "Do được giới thiệu đây không phải là công ty xây dựng kinh doanh bình thường, mà là công ty "đặc biệt", liên quan đến an ninh dự báo nên mới chấp thuận cho thuê".
Bị cáo Tín thừa nhận việc cho thuê nhà 15 Thi Sách "không qua đấu giá như quy định là sai" và quyết định cho Công ty Bắc Nam 79 thuê, "do bị cáo trực tiếp ký, không thông qua Ban chỉ đạo 09. Sau khi ký quyết định cho thuê, bị cáo mới có văn bản báo cáo đến Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND TP.HCM", bị cáo Nguyễn Hữu Tín khai nhận.
Bị cáo Tín cũng xác nhận, việc khấu trừ số tiền hơn 6,7 tỷ đồng cho Công ty Bắc Nam 79 là sai và chấp nhận những hành vi như cáo trạng nêu là đúng, không oan sai...
Dân Việt tiếp tục tường thuật phiên tòa.
Theo danviet.vn
Bị cáo Nguyễn Hữu Tín: 'Tôi biết tôi sai rồi' Khi chủ tọa phiên tòa hỏi về căn cứ để ký công văn đồng ý cho Công ty Bắc Nam 79 thuê đất, bị cáo Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thừa nhận mình đã sai. Sáng 26/12, TAND TP.HCM đưa ông Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM), Đào Anh Kiệt (62 tuổi, nguyên Giám...