Bộ Công an sẽ xã hội hóa công tác đào tạo lái xe, sát hạch lái xe như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Sau chuyển giao Bộ Công an sẽ quản lý chặt chẽ từ đào tạo, sát hạch, quá trình tham gia giao thông của người lái xe theo hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối liên thông trong các lĩnh vực qua căn cước công dân, cơ sở dữ liệu dùng chung về quản lý vi phạm pháp luật hành chính, hình sự… đảm bảo thường xuyên, liên tục, hiệu quả.

Bộ Công an sẽ tổ chức việc đào tạo, sát hạch Giấy phép lái xe (GPLX) như thế nào, có vũ trang hoá công tác này hay không? Vì sao lại chuyển công tác đào tạo, sát hạch GPLX từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sang Bộ Công an?… đó là những vấn đề dư luận quan tâm trong Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ đang được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề này, phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT.

Phóng viên: Thưa đồng chí, tại sao Chính phủ lại trình Quốc hội 2 Phương án về vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp GPLX? ý kiến của các bộ, ngành như thế nào?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Tại Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 31-8-2020, Chính phủ thảo luận và thống nhất về phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ, theo đó Dự án Luật quy định các vấn đề: Quy tắc giao thông; đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông (TNGT); các biện pháp thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm về TTATGT đường bộ.

Tuy nhiên, do còn có ý kiến khác đề nghị quy định vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX nên Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng nội dung thuyết minh phù hợp cho từng phương án.

Bộ Công an sẽ xã hội hóa công tác đào tạo lái xe, sát hạch lái xe như thế nào? - Hình 1

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT.

Theo đó, hai bộ đã lập luận, thuyết minh cho từng phương án và nhận thấy: Việc quy định vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp GPLX trong dự án Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ sẽ quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và sau khi được cấp GPLX, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra hiện nay đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng người lái xe về kỹ năng điều khiển, kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa, hạn chế các vụ TNGT, phù hợp với Công ước Vienna về Giao thông đường bộ năm 1968 và luật của nhiều nước trên thế giới, bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo vệ quyền con người.

Bộ GTVT đã có văn bản thống nhất bằng văn bản để Bộ Công an báo cáo Quốc hội theo Phương án 1. Bộ Tư pháp đã thống nhất với Bộ Công an lựa chọn Phương án 1 và đề nghị quy định trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ.

Chính phủ thống nhất phân công Bộ Công an chịu trách nhiệm chính về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bao gồm TTATGT đường bộ, trong đó đào tạo, sát hạch, cấp, quản lý GPLX.

Phóng viên: Hiện nay, dư luận đang lo lắng “số phận” những sát hạch viên thuộc Bộ GTVT khi nhiệm vụ này được chuyển giao sang Bộ Công an. Đồng chí cho biết phương án để giải quyết công ăn việc làm cho những người này như thế nào?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Chúng tôi đã nghiên cứu những tác động khi chuyển giao nhiệm vụ này. Cụ thể, đối với tổ chức bộ máy của ngành GTVT: Tổng số hiện có trên 1.655 sát hạch viên, trong đó có 589 là giáo viên tại các cơ sở đào tạo được cấp thẻ sát hạch viên (không trong biên chế Nhà nước); Tổng cục Đường bộ và các Sở GTVT có 1.066 người. Các sát hạch viên đều kiêm nhiệm công việc khác, không có biên chế riêng.

Hiện chỉ có 650 cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại 64 đầu mối gồm: Vụ Quản lý phương tiện và người lái thuộc Tổng cục Đường bộ cùng 63 phòng thuộc Sở GTVT các địa phương. Trong đó, có 600 người được cấp thẻ sát hạch viên. Chính vì vậy, khi chuyển giao nhiệm vụ sang Bộ Công an, về biên chế chỉ cần sắp xếp liên quan 650 cán bộ nói trên, việc bố trí lại nhiệm vụ sẽ không gặp khó khăn.

Đối với tổ chức bộ máy của Bộ Công an đã được phân thành 4 cấp (bộ, tỉnh, huyện, xã) trong đó đã bố trí cán bộ làm công tác đăng ký và quản lý phương tiện theo 3 cấp (bộ, tỉnh, huyện) gồm 780 đầu mối nên chỉ thêm nhiệm vụ, không tăng biên chế, hoàn toàn đủ điều kiện tiếp nhận công việc chuyển giao từ 64 đầu mối của ngành GTVT.

Phóng viên: Theo chúng tôi được biết thì hiện nay, tại Bộ Công an, chỉ có một Phòng có chức năng sát hạch GPLX thuộc Cục CSGT. Vậy, khi chuyển giao công việc này sang Bộ Công an, liệu có đủ nhân lực để thực hiện công tác này hay không bởi trên thực tế có hơn 400 cơ sở đào tạo GPLX, thưa đồng chí?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: CBCS làm công tác quản lý đào tạo, phải là những đồng chí đã có kinh nghiệm thực tế về đảm bảo TTATGT, nhất là số làm nhiệm vụ sát hạch viên sẽ được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ bảo đảm đạt tiêu chuẩn như một số quốc gia tiên tiến. Sau chuyển giao Bộ Công an sẽ quản lý chặt chẽ từ đào tạo, sát hạch, quá trình tham gia giao thông của người lái xe theo hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối liên thông trong các lĩnh vực qua căn cước công dân, cơ sở dữ liệu dùng chung về quản lý vi phạm pháp luật hành chính, hình sự… đảm bảo thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Bộ Công an có đầy đủ nhân lực, trình độ để thực hiện công tác giám sát, sát hạch lái xe theo đúng quy định nhưng không tăng về biên chế.

Khi Bộ Công an quản lý công tác đào tạo, sát hạch GPLX thì sẽ gắn trách nhiệm với con người cụ thể, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý. Ví dụ, hiện nay xe sát hạch có gắn chip hình ảnh nhưng không có âm thanh, khi Bộ Công an chủ trì sát hạch thì sẽ có cả âm thanh, tránh việc hướng dẫn thí sinh qua điện thoại và các thiết bị khác.

Quan điểm của Bộ Công an là gắn trách nhiệm và trách nhiệm này rất nặng nề nếu Chính phủ và Quốc hội giao cho chúng tôi vì đây là vấn đề quản lý an toàn, không phải hành chính đơn thuần. Nếu được giao quản lý việc cấp phép lái xe, ngành Công an sẽ báo cáo Chính phủ để tiếp tục thực hiện đầu tư xã hội hóa, đẩy mạnh công khai, minh bạch hơn; gắn từng cơ sở đào tạo, từng giáo viên với chất lượng đầu ra, công khai dữ liệu này.

Phóng viên: Trong phiên họp của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội thảo luận về Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ ngày 1-10 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ có bày tỏ lo ngại việc chuyển công tác này sang Bộ Công an thì hơn 400 cơ sở đào tạo lái xe sẽ “đi đâu”?, Bộ Công an sẽ mở trường đào tạo lái xe như thế nào? Có tốn kém tiền bạc, cơ sở vật chất, con người hay không? Câu hỏi này cũng là lo lắng của một số người, đề nghị đồng chí cho biết thêm về vấn đề này.

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Vấn đề đại biểu Nguyễn Mai Bộ hỏi đã được Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc trả lời tại phiên họp. Tôi xin nêu cụ thể lại như sau: Thứ nhất, không có chuyện Bộ Công an sẽ mở trường đào tạo lái xe. Các cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm tâm sát hạch vẫn thực hiện nhiệm vụ như hiện nay và không “đi đâu”.

Thứ 2: Các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe tiếp tục được xã hội hóa mạnh mẽ, đảm bảo cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch được tự chủ về hoạt động, đáp ứng yêu cầu xã hội, đúng quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ có điều kiện, công khai, công bằng trong đánh giá hiệu quả, chất lượng, tiếp tục đổi mới nội dung đào tạo, sát hạch cho phù hợp điều kiện người lái xe tham gia giao thông an toàn nhưng vẫn đảm bảo triệt để tận dụng nguồn vốn, tiết kiệm, hiệu quả, giảm thấp nhất phát sinh về đầu tư.

Thứ 3, người dân được tự do lựa chọn về đào tạo, sát hạch, được công khai, minh bạch, công bằng, tiết kiệm được thời gian học và được thụ hưởng đúng theo mức phí đã bỏ ra; được đảm bảo chính xác, đầy đủ nội dung các thông tin cá nhân liên quan đến quyền và trách nhiệm khi tham gia giao thông. Việc tổ chức thực hiện cấp, cấp đổi, cấp lại GPLX chúng tôi sẽ thực hiện đến Công an cấp xã đảm bảo nhanh gọn, chính xác, phục vụ Nhân dân ngay tại cơ sở.

Đối với cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, hiện nay, Bộ Công an đã được đầu tư, trang bị hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện bố trí tới cấp huyện, phần mềm in và quản lý GPLX của ngành Công an tại Cục CSGT và Công an 63 địa phương, do đó khi tiếp quản hệ thống quản lý của Bộ GTVT sẽ chủ yếu kết nối, đồng bộ hóa phần mềm ứng dụng sử dụng không gây tốn kém lớn về chi phí, không gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao và triển khai thực hiện.

Video đang HOT

Phóng viên: Có ý kiến cho rằng việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an là “vũ trang hóa nhiệm vụ của ngành dân sự”, đề nghị đồng chí cho ý kiến về việc này.

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Nghị quyết số 17-NQ-TW ngày 1-8-2007 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong đó tại mục 5 (về cơ cấu tổ chức của Chính phủ) có nội dung: “Đối với một số nhiệm vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có đủ điều kiện dân sự hóa thì chuyển cho các bộ không thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm tập trung hơn nhiệm vụ xây dựng Quân đội, Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Việc thực hiện chủ trương này phải đảm bảo thận trọng, chặt chẽ và hiệu quả”.

Bộ Công an nhận thấy cần phải nhận thức đầy đủ và hiểu đúng, hiểu rõ nội dung này của Nghị quyết số 17-NQ/TW, theo đó cần hiểu đúng như thế nào là một số nhiệm vụ “có đủ điều kiện dân sự hóa”?, đối với những nhiệm vụ liên quan đến quản lý kinh tế – kỹ thuật đơn thuần mà các ngành dân sự thực hiện được thì việc chuyển giao là phù hợp, còn đối với các nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về an ninh, trật tự thì phải do Bộ Công an quản lý, như quản lý cư trú (cấp, quản lý chứng minh nhân dân, hộ khẩu và hiện nay là căn cước công dân; quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy…).

Thực tiễn hiện nay cho thấy công tác quản lý Nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX phải có sự thay đổi cơ quan quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu kiềm chế, làm giảm TNGT, lập lại trật tự, kỷ cương, nề nếp của hoạt động giao thông. Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy, nhiều quốc gia giao lực lượng Cảnh sát thực hiện công tác này, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Nga, Pháp, Australia, Đức, Hà Lan…

Do đó, không có việc “vũ trang hóa nhiệm vụ của ngành dân sự” như một số ý kiến nêu ra, mà quan trọng là thay đổi để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và vì mục tiêu chung, vì lợi ích của người dân, của đất nước.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết, Bộ Công an sẽ thực hiện như thế nào để đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo lái xe, sát hạch lái xe?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Hiện nay, cả nước đã có 463 cơ sở đào tạo lái xe trong đó 328 cơ sở đào tạo lái xe ôtô, môtô, 135 cơ sở đào tạo lái xe môtô và 121 trung tâm sát hạch lái xe do các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng trên cơ sở điều kiện, tiêu chuẩn quy định của Luật Đầu tư theo cơ chế xã hội hóa, hoạt động độc lập, là một loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện, tự chủ thu chi, tự quyết về nguồn nhân lực. Hoạt động sát hạch, cấp GPLX vẫn giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện. Một số cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe sử dụng nguồn kinh phí nhà nước sẽ được Bộ Công an tham mưu báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan thực hiện triệt để công tác xã hội hóa loại hình dịch vụ này.

Khi tiếp nhận, Bộ Công an sẽ nghiên cứu, bố trí lại chương trình đào tạo theo hướng ngắn gọn, phù hợp, hiệu quả, đảm bảo tối ưu tận dụng thời gian, tài chính cho người học lái xe. Cơ sở đào tạo thuận lợi tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện cơ sở vật chất và thực tế đào tạo. Cơ quan quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện của cơ sở đào tạo và người học. Tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật, học viên được tự lựa chọn hình thức đào tạo và trung tâm sát hạch. Căn cứ chất lượng đào tạo, giáo viên dạy lái và cơ sở vật chất để có hướng xử lý theo quy định pháp luật đối với cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch không đủ điều kiện.

Quan điểm là, sát hạch GPLX là sát hạch kỹ năng an toàn của người điều khiển phương tiện, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong đào tạo, sát hạch GPLX. Sẽ sắp xếp chất lượng giáo viên và cả các cơ sở đào tạo, sát hạch viên từ cao xuống thấp phải xem sản phẩm đầu ra thế nào, bao nhiều người vi phạm, bao nhiêu người gây tai nạn để xếp hạng. Từ đó, công khai để người dân biết, lựa chọn giáo viên, cơ sở đào tạo…

Phóng viên: Theo dự thảo Luật, Bộ Công an chỉ quy định có 11 hạng GPLX thay bằng 13 hạng như hiện nay. Đồng chí cho biết, vì sao lại quy định chỉ còn 11 hạng GPLX và các hạng GPLX có phù hợp với thông lệ quốc tế không?

Đại tá Đỗ Thanh Bình: Đúng là trong dự thảo Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ thì có 11 hạng GPLX, trong khi đó quy định hiện nay là 13 hạng. Đây là nội dung được nội luật hóa từ các quy định về phân hạng GPLX tại Công ước Viên năm 1968, tạo điều kiện cho việc sử dụng GPLX của Việt Nam ở nước ngoài và GPLX nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời là nghĩa vụ của quốc gia thành viên khi Việt Nam ký kết, gia nhập Công ước này.

Việc cấp GPLX theo hạng mới sẽ được thực hiện đối với người cấp lần đầu và cho những GPLX thuộc các trường hợp cấp đổi, cấp lại. Chúng tôi quy định rất cụ thể việc chuyển tiếp giữa các hạng, bảo đảm quyền của người được cấp GPLX hiện hành không bị ảnh hưởng.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Cục trưởng!

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ

Trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo đảm trật tự ATGT do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 1

Ngoài kiểm tra giám sát, việc ứng dụng khoa học công nghệ để hạn chế tối đa sự tác động của con người, giảm bớt số CSGT phải ra đường làm nhiệm vụ trực tiếp sẽ góp phần hạn chế được tiêu cực (Ảnh minh họa)

Dự thảo luật này quy định các nội dung đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Nếu được Quốc hội thông qua, dự kiến việc sát hạch, cấp GPLX sẽ được chuyển từ Bộ GTVT sang Bộ Công an quản lý. Báo Giao thông ghi nhận một số ý kiến góp ý của chuyên gia, ĐBQH.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT (Tổ phó Tổ biên tập, thành viên Ban soạn thảo Luật bảo đảm trật tự ATGT đường bộ):

Đã đầy đủ cơ chế giám sát

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 2

Chính phủ đã thống nhất trình Quốc hội phương án vấn đề đào tạo, sát hạch và cấp GPLX thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ nhằm bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, giải quyết những vấn đề bất cập về trật tự ATGT đường bộ trong tình hình hiện nay.

Về nguyên tắc, các thành tố chính để bảo đảm trật tự ATGT (sự di chuyển, đi lại của người và phương tiện trên đường giao thông) gồm: Người điều khiển phương tiện giao thông; phương tiện giao thông; người và phương tiện kết nối với hạ tầng giao thông (thông qua quy tắc giao thông). Trong đó, người điều khiển phương tiện giao thông vừa là chủ thể cần bảo vệ, vừa là nhân tố chính gây mất ATGT.

Do đó, để bảo đảm trật tự ATGT, phải quản lý được hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt và nhất quán, từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp GPLX và sau khi được cấp GPLX.

Việc quản lý một cách xuyên suốt và nhất quán sẽ minh bạch. Bởi thứ nhất, việc đào tạo, sát hạch lái xe trong luật đã thể hiện rất rõ là mức độ xã hội hóa rất cao. Đặc biệt là cơ sở vật chất và giáo viên trên cơ sở hoạt động theo mô hình Luật Đầu tư, không phải là Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và con người.

Thứ hai, trung tâm sát hạch cũng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Còn lực lượng chịu trách nhiệm để sát hạch, cấp GPLX, đảm bảo an toàn là Bộ Công an.

Chúng ta đã có cơ chế đầy đủ giám sát lẫn nhau. Nhà nước, Bộ Công an không đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất dùng riêng để đào tạo, sát hạch GPLX, mà trên cơ sở xã hội hóa mạnh mẽ và lực lượng công an phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.

Các thông tin về GPLX đều sẽ nhập trên 1 dữ liệu chung toàn quốc để từ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan chức năng đều có thể dễ dàng tra cứu.

Hiện, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục CSGT tiến hành và triển khai đồng bộ phần mềm dữ liệu cấp đổi GPLX và xử lý vi phạm.

Khi phần mềm này ra đời, toàn bộ GPLX cấp đổi, phương tiện vi phạm, GPLX của người vi phạm sẽ có trong hệ thống phần mềm này. Khi ra quyết định phạt thì CSGT đều phải nhập dữ liệu vào hệ thống này, tài xế có thể dễ dàng tra cứu mình còn bao nhiêu điểm. Hệ thống cũng giúp cơ quan chức năng, doanh nghiệp theo dõi cả quá trình lái xe của từng người...

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện):

Phải lấy ý kiến người dân

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 3

Trên thế giới, CSGT thường không thuộc lực lượng vũ trang. Vì thế, tôi cho rằng việc phân công nhiệm vụ cho bộ, ngành nào cần phải được xem xét, cân nhắc, để xem sự phù hợp đến đâu.

Theo tôi, khi chuyển đào tạo, sát hạch cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an thì cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phải lấy ý kiến của nhân dân. Bởi, thời gian qua Bộ GTVT cũng đã làm tốt công tác đào tạo, sát hạch và cấp GPLX.

Nhiều năm qua, số vụ tai nạn giao thông, tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông so với trước đã giảm rất nhiều. Giờ chuyển sang Bộ Công an thì cần có giải pháp nào để làm tốt việc này hơn nữa hay không?

TS. Phan Lê Bình (Giảng viên Trường Đại học Việt - Nhật):

Ai sẽ kiểm tra, giám sát?

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 4

Tôi có một băn khoăn là khi chuyển giao nhiệm vụ sang Bộ Công an quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX thì cơ sở vật chất và con người ngành GTVT quản lý mấy chục năm nay sẽ như thế nào?

Khi chuyển đổi như vậy thì có tốn thời gian, công sức tiền bạc hay không? Việc chuyển đổi có giúp thay đổi những tồn tại trong công tác đào tạo, cấp GPLX hiện nay hay không? Và bộ máy thực hiện công tác này của Bộ Công an thế nào, ngân sách có phải đầu tư không?

Đến thời điểm này, tôi cũng chưa thấy có báo cáo cụ thể nào chỉ ra những lợi ích của việc chuyển nhiệm vụ này sang Bộ Công an.

Theo cơ chế hiện nay, Bộ GTVT quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Giả sử trong công tác này có tiêu cực thì Bộ Công an giám sát, xử lý. Khi chuyển sang Bộ Công an, quy trình này được khép kín, giống như "vừa đá bóng, vừa thổi còi" thì ai sẽ là người kiểm tra, giám sát khi có tiêu cực? Sẽ thiếu khách quan nếu một đơn vị vừa cấp bằng lái, vừa quản lý, giám sát và cũng là đơn vị ra quyết định xử phạt.

ĐB Phạm Văn Hòa (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội):

Để người dân cùng giám sát

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 5

Phải thẳng thắn rằng, những lo ngại về việc một đơn vị vừa đào tạo, sát hạch vừa cấp GPLX, vừa xử lý vi phạm sẽ dẫn đến sai sót, tiêu cực là có. Nhất là quy định điểm trừ trong GPLX, khi thấy mình chuẩn bị hết điểm của năm, người vi phạm rất có thể sẽ "mặc cả" với CSGT trong việc xử phạt.

Chính vì vậy, trong việc này, để phòng tránh tiêu cực thì trách nhiệm đầu tiên là của Bộ Công an, phải xây dựng cơ chế giám sát chéo, để người dân cùng giám sát. Và hơn ai hết là trách nhiệm của người dân, ở đây cụ thể là người vi phạm giao thông. Nếu người vi phạm không có ý định "chung chi" thì lực lượng CSGT không có "cơ hội" để nhũng nhiễu, tiêu cực.

TS. Lê Hồng Sơn (nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp):

Thêm nhiệm vụ, có thêm biên chế?

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 6

Việc chuyển nhiệm vụ quản lý, đào tạo, sát hạch cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an đặt ra vấn đề lớn là bộ máy quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX 63 tỉnh, thành sẽ được sắp xếp thế nào?

Liệu việc chuyển đổi này có làm tăng biên chế, bộ máy của lực lượng công an hay không, bởi rõ ràng nếu được giao thực hiện thì Bộ Công an sẽ có thêm một nhiệm vụ nữa, cùng với các nhiệm vụ đang làm.

Theo báo cáo hàng năm của Bộ Công an, một trong những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ là do lực lượng tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính còn hạn chế về số lượng, biên chế. Vì vậy, nếu bổ sung nhiệm vụ có đồng thời với tăng biên chế và phình to bộ máy tổ chức của ngành công an hay không?

Một vấn đề nữa là câu chuyện liên quan đến tiêu cực, nếu không có giải pháp chấn chỉnh thì rất khó hạn chế, ngăn chặn được. Nhất là khi Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ này từ đầu đến cuối, theo một vòng tròn khép kín. Vậy thì cơ chế nào để kiểm soát được việc này?

Theo tôi, quan trọng nhất là cần tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý ngay những bất cập, những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và phải công khai việc này.

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 7

Không ít ý kiến băn khoăn, nếu bổ sung nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX thì có đồng thời với tăng biên chế và phình to bộ máy tổ chức của ngành công an hay không (Ảnh minh họa)

Đại tá Vũ Quý Phi (nguyên Phó Cục trưởng Cục CSGT, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia):

Ứng dụng tối đa công nghệ, hạn chế CSGT ra đường

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 8

Việc giao công tác đào tạo sát hạch, cấp GPLX cho ngành công an hay ngành giao thông, điều quan trọng nhất là công tác quản lý làm sao tốt, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Để làm tốt, chống tiêu cực trong khi lực lượng CSGT đào tạo, sát hạch, cấp GPLX rồi lại xử lý vi phạm, thì mọi việc cần phải công khai minh bạch, tăng cường quản lý. Đặc biệt là triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, làm sao để hạn chế tối đa sự tác động của con người, giảm bớt số CSGT phải ra đường làm nhiệm vụ trực tiếp.

Đồng thời, phải xây dựng quy trình đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, xử phạt... làm sao để quá trình đó ở mọi khâu, người dân đều có thể tiến hành giám sát, nếu làm mà không tốt người dân sẽ có ý kiến ngay.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ (nguyên Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội):

Cần phân định rạch ròi

Chuyển sát hạch, cấp GPLX sang Bộ Công an: Nhiều vấn đề cần được làm rõ - Hình 9

Để giám sát, hạn chế tiêu cực trong cấp GPLX rồi xử lý vi phạm, cần phải phân định rạch ròi: Việc đào tạo, cấp GPLX là một mảng riêng, xử lý vi phạm là một mảng riêng.

Đặc biệt, mọi phần việc từ đào tạo, sát hạch, cấp GPLX đến xử lý vi phạm cần phải công khai minh bạch, có cơ chế để cộng đồng giám sát.

Bên cạnh đó, phải xây dựng cơ sở dữ liệu để người dân tra cứu vào là nắm bắt được tình hình vi phạm. Mở các kênh tiếp nhận và xử lý hiệu quả các vi phạm mà người dân phản ánh; tăng cường các hệ thống camera giám sát, tăng cường phạt nguội...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áoTP.HCM: Nam thanh niên rơi lầu 4 chung cư trong tình trạng không mặc quần áo
16:05:47 20/02/2025
TP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vảiTP.HCM: Người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi, chân bị quấn dây vải
07:52:37 20/02/2025
Cô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổCô gái ở Hà Nội thổi nến sinh nhật, bất ngờ bóng bay bén lửa phát nổ
13:35:38 20/02/2025
Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?Vụ cha lên mạng cầu cứu: Số tiền gần 500 triệu được giúp đỡ thuộc về ai?
07:43:10 20/02/2025
Phát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhàPhát hiện bé trai 4 tháng tuổi tử vong trong khe thoát hiểm giữa hai căn nhà
07:39:22 20/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCMThông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM
23:32:42 21/02/2025
Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'Quản lý thị trường Bến Tre báo cáo vụ kiểm tra 'điểm kinh doanh gạo lề đường'
06:29:25 20/02/2025

Tin đang nóng

Nhan sắc gây sốc của Triệu VyNhan sắc gây sốc của Triệu Vy
21:00:18 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025

Tin mới nhất

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

23:47:04 21/02/2025
Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh online đã phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng giả mạo shipper gọi điện đọc đúng tên sản phẩm, giá tiền, địa chỉ, số điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tiền khách hàng.
Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

23:21:22 21/02/2025
Hôm nay (21/2), Công an TP Thủ Đức, TPHCM vào cuộc xác minh về đoạn clip ghi lại sự việc 2 tài xế ô tô dừng xe giữa đường, cầm kiếm dọa chém nhau đang được chia sẻ trên mạng xã hội.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

22:36:29 21/02/2025
Ngày 21/2, đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội cho biết, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Thanh Xuân vừa kịp thời giải cứu một cụ ông bị mắc kẹt trong căn nhà bị cháy.
Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

22:34:11 21/02/2025
Sau khi điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông, tuyến đường Trịnh Văn Bô - Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

22:30:11 21/02/2025
Cơ quan chức năng tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) phát hiện vụ việc em gái do không đủ tuổi nên mượn thông tin cá nhân của chị mình để đăng ký kết hôn, xảy ra cách đây 11 năm.
Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

22:27:42 21/02/2025
Tai nạn liên hoàn 5 xe trên cầu Phú Mỹ (TPHCM) khiến các phương tiện bị hư hỏng nặng, giao thông ùn ứ 2 giờ. Đặc biệt, ô tô 5 chỗ bị kẹt chặt giữa hai xe container có tài xế cùng vợ đang bầu, cả 2 may mắn thoát nạn.
Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

21:11:43 21/02/2025
Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa, ngày 7/2, đơn vị này đã nhận được công văn từ Công an tỉnh Thanh Hóa liên quan đến việc hỗ trợ bảo hộ công dân T.V.V. (SN 1999), quê quán tại xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa.
Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

20:30:38 21/02/2025
Đại diện doanh nghiệp cho biết, trong điều kiện hiện tại, không thể thanh toán hết tiền thôi việc cho 114 lao động thuộc diện dôi dư và đề xuất phương án nhận những người này trở lại làm việc.
Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

19:58:26 21/02/2025
Tàu cá của ngư dân trên đường trở về đất liền, khi cách bờ biển thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hơn 700m, gặp sóng lớn đánh chìm.
Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

18:19:21 20/02/2025
Khi xe tải tông dải phân cách lật ngang, chiếc xe máy vừa di chuyển đến thì bị xe tải đè trúng phần đầu xe máy. Hai người đàn ông hoảng loạn cố nhảy ra xa xe máy. ông đang chở nhau đi làm.

Có thể bạn quan tâm

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Ẩm thực

06:29:06 22/02/2025
Thành phẩm món ăn cũng vô cùng hấp dẫn ngay khi được đặt lên bàn. Chúng ngọt mềm và xốp với hương thơm từ củ mài, thịt cùng với đậu nành Nhật bên dưới thấm đẫm nước súp.
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Thế giới

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng

Sao châu á

06:23:47 22/02/2025
Nữ diễn viên xuất hiện với bộ vest thanh lịch nhưng điều mọi người quan tâm là gương mặt sưng phồng, ngũ quan khi nói chuyện biến dạng của nàng Hạ Tử Vy.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở

Pháp luật

23:42:13 21/02/2025
Trong quá trình làm việc, Nguyễn Kim Vinh bị cấp trên nhắc nhở, la mắng. Từ đây, anh ta mang lòng thù hận, mua axit tạt vào 4 người gây thương tật nặng cho bị hại.