Bộ Công an sẽ giữ nguyên thời hạn GPLX 10 năm
Hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư đang được xây dựng và sự liên thông các bộ ngành nên đề xuất rút ngắn thời hạn GPLX không cần thiết.
Ngày 26/8/2020, trả lời báo chí về đề xuất rút thời hạn GPLX xuống còn 5 năm thay vì 10 năm đối với hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE trong dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT,Đai ta Nguyen Quang Nhat, Truong phong Tuyen truyen va Đieu tra giai quyet tai nan giao thong (Cục CSGT Bo Cong an) cho biết, Bộ Công an van con đang tiep tuc phoi hop voi Bo GTVT, Bo Tu phap va Van phong Chinh phu đe hoan thien. Đen thoi điem hien tai, chua phai la thoi han cuoi cung trinh du thao nên chưa trình lên Thủ tướng xem xét.
Còn theo Đại tá Đỗ Thanh Bình – Cục phó CSGT cho hay, mục đích của việc rút ngắn thời hạn một số hạng GPLX là theo dõi tốt hơn diễn biến sức khoẻ của tài xế; nếu để thời gian 10 năm sẽ quá dài, trường hợp tài xế thay đổi về sức khỏe thì cơ quan chức năng không kịp cập nhật.
Bộ Công an chưa trình dự thảo lên Thủ tướng Chính phủ.
Với quy định hiệu lực bằng lái trong 5 năm, giả sử tài xế nào đó ốm đau, không đủ sức khỏe lái xe, cơ quan chức năng kịp thời dừng hiệu lực của bằng lái này thay vì để kéo dài tới 10 năm.
Sau khi đề xuất trên được nêu ra, Bộ Công an đã họp với các bộ ngành liên quan và thống nhất liên thông cơ sở dữ liệu về bằng lái, về sức khỏe tài xế… để làm công cụ quản lý thay vì đề xuất rút ngắn thời hạn giấy phép lái xe.
Đến nay Bộ Công an nhận thấy với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được xây dựng và sự liên thông dữ liệu của các bộ ngành khác nhau, đề xuất nêu trên không còn cần thiết.
Video đang HOT
Ngoài hệ thống sơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an còn quản lý cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm, dữ liệu tai nạn. Bộ GTVT có dữ liệu xe kinh doanh; Bộ Y tế có dữ liệu về sức khoẻ…
“Khi các loại cơ sở dữ liệu này liên thông, cảnh sát sẽ làm việc trên hệ thống thông tin điện tử để tra cứu và nắm được tình trạng sức khoẻ, bằng lái của tài xế thường xuyên, không cần phải sử dụng biện pháp quản lý hành chính khác”, ông Bình giải thích.
Trước đó, đề xuất đề xuất rút thời hạn cấp giấy phép lái xe xuống còn 5 năm của Bộ Công an, đã có nhiều chuyên gia về giao thông, lái xe không đồng tình. Trong đó, nhiều người cho việc này gây lãng phí, phiền hà cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Quyền, chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng thời hạn 5 năm chỉ nên áp dụng với một số hạng giấy phép lái xe, còn lại nên theo quy định như hiện nay các hạng B1 và B2 có thời hạn là 10 năm.
“Đối với người còn trẻ, sức khỏe ổn định mà rút thời hạn xuống 5 năm sẽ gây lãng phí, tốn kém, không cần thiết cho người dân. Thời hạn giấy phép lái xe hạng B giữ nguyên như hiện nay là hợp lý”- ông Quyền nói và cho rằng nếu muốn rút thời hạn giấy phép lái xe thì cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nghiên cứu kỹ, có thể chia ra độ tuổi của lái xe.
Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe: Nhiều ý kiến trái chiều, lo ngại tiêu cực
Trước đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) trong dự thảo đề án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bên cạnh những ý kiến đồng tình, nhiều người cho rằng nếu trừ hết điểm GPLX sẽ tương đương với bị tước bằng lái.
Điều này dễ dẫn tới việc, tài xế sẵn sàng đưa nhiều tiền để không bị trừ điểm và có thể còn tạo cơ hội để tiêu cực.
Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm trên cao tốc Ảnh: Nguyễn Hoàn
Hành vi nào sẽ bị trừ điểm?
Bộ Công an vừa trình Chính phủ dự thảo (lần 2) đề án Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ. Trong dự thảo, tại Điều 62 có nội dung, giấy phép lái xe (GPLX) có tổng 12 điểm. Người điều khiển phương tiện vi phạm lĩnh vực trật tự, ATGT sẽ bị trừ điểm. Nếu bị trừ hết điểm, tài xế phải học và sát hạch như trường hợp cấp lần đầu sau ít nhất 6 tháng kể từ khi GPLX hết hiệu lực. Dữ liệu về điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử phạt có hiệu lực.
Cũng trong dự thảo lần này, tại Điều 77 có nội dung áp dụng phạt tiền và trừ điểm GPLX của người điều khiển xe cơ giới với hàng chục hành vi vi phạm. Điển hình như các hành vi: gây tai nạn không dừng lại; lỗi dừng đỗ, lái xe vào đường cấm; lái xe ngược chiều đường; vi phạm tốc độ; lái xe không có đăng ký hoặc đăng ký hết hạn; không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát; vượt đèn đỏ; lái ô tô khách chở quá 50-100% số người; Lái xe tải chở quá tải trọng; không gắn biển số; biển không đúng hoặc biển giả...
Ngoài ra, nhiều hành vi như: lái xe sử dụng điện thoại, tai nghe; kéo hoặc đẩy xe khác, vật khác; không đi bên phải chiều đi của mình; chở từ 3 người trên xe máy... cũng áp dụng phạt bằng phương thức trừ điểm GPLX.
Trước đó, trao đổi với báo chí, đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng CSGT cho biết, Bộ Công an dự kiến quy định các nhóm hành vi tương ứng với số điểm bị trừ, ví dụ vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 6 điểm, lấn làn đường trừ 5 điểm... Trường hợp cảnh sát lập biên bản xử phạt hành chính, người vi phạm bị phạt tiền và bị trừ điểm tương ứng với lỗi ghi trên biên bản, số điểm bị trừ sẽ được cập nhật lên hệ thống dữ liệu bằng lái. Theo đại tá Đỗ Thanh Bình, quy định này giúp các tài xế có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn để duy trì điểm số bằng lái, tránh mất quyền lái xe.
Dự thảo Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông có nội dung trừ điểm giấy phép lái xe
Lo ngại tiêu cực nếu không được giám sát tốt
Trong nhiều ngày qua, dự thảo Luật đảm bảo trật tự, ATGT được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh đề xuất trừ điểm GPLX. Nhiều ý kiến đồng tình và cho rằng, áp dụng các quy định mới sẽ xây dựng hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng, thực thi công vụ hiệu quả hơn. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, việc trừ điểm GPLX song song với tước bằng và phạt tiền là chưa phù hợp tại Việt Nam. Anh Cao Xuân Trung (SN 1992, ở Hà Nội) làm nghề lái xe cho rằng, với hành vi vi phạm nghiêm trọng về đảm bảo trật tự, ATGT tài xế đã phải chịu mức phạt tiền nặng và bị tước GPLX cao nhất đến 2 năm theo Nghị định 100.
Tuy nhiên, với những hành vi vi phạm nhẹ hơn vừa bị phạt tiền, lại bị trừ điểm GPLX sẽ dẫn đến tài xế phải chịu quá nhiều hình thức xử phạt. Điển hình như: lái xe nghe điện thoại, đi vào đường cấm, dừng xe đoạn đường cong, bị khuất; lái ô tô kéo theo vật khác... bị phạt từ 1-2 triệu đồng, bị tước bằng 1-3 tháng. Trong khi đó, dự thảo luật mới tiếp tục đề xuất trừ điểm GPLX. Theo anh Trung, như vậy tài xế đồng thời bị phạt tiền, lại bị trừ điểm GPLX.
Anh Trung lý giải, hiện tại cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều khu vực, tuyến đường biển báo giao thông bị che khuất, vạch kẻ đường mờ hoặc bất hợp lý dẫn đến nhiều tình huống tranh cãi khi bị cảnh sát dừng xe, xử phạt. "GPLX có 12 điểm, chỉ vi phạm 2 lần vượt đèn đỏ là bằng hết hiệu lực, tài xế phải chờ 6 tháng mới được phép thi sát hạch lại và phải mất thêm nửa năm nữa mới có bằng mới. Như vậy, tài xế mất việc trong cả năm trời. Nếu điều này được đưa vào áp dụng, tài xế sẽ dùng mọi cách để không bị trừ điểm GPLX", anh Cao Xuân Trung nói.
Trong khi đó, anh Trần Thủy (31 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, "Nếu hết điểm GPLX sẽ tương đương bị tước bằng lái, điều này sẽ dẫn tới việc tài xế đưa tiền để không bị lập biên bản. Thậm chí sẵn sàng đưa nhiều tiền hơn để không bị trừ điểm. Quy định như vậy không hẳn là tránh được tiêu cực mà có thể còn tạo cơ hội để tiêu cực mạnh hơn nếu không có cơ chế giám sát hoạt động công vụ hiệu quả", anh Thủy bày tỏ.
Bộ Công an đề xuất giảm thời hạn một số giấy phép lái xe xuống còn 5 năm Thời hạn Giấy phép lái xe (GPLX) sẽ giảm xuống còn 5 năm nếu như đề xuất của Bộ Công an trong Dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT mới được thông qua. Trong Dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT mới nhất vừa được trình lên Chính phủ, Bộ Công an đề xuất sẽ rút ngắn thời hạn sử dụng...