Bộ Công an sẽ cấp mã QR Code xe ‘luồng xanh’ thay Bộ GTVT
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi UBND, các Sở GTVT địa phương đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát xe vận tải hàng hoá bằng mã QR Code của Bộ Công an thay cho mã QR Code ngành GTVT.
Bộ Công an sẽ cấp mã QR Code xe “luồng xanh” vận tải hàng hoá thay Bộ GTVT. Ảnh ĐỘC LẬP
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chủ trương của Chính phủ thống nhất sử dụng một phần mềm phục vụ phòng chống dịch Covid-19, Bộ GTVT đã có văn bản về việc sử dụng phần mềm khai báo thông tin cho phương tiện, người trên phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi UBND; sở GTVT các tỉnh, thành đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe và người đi cùng trên xe ô tô vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an) thay cho mã QR Code của ngành GTVT.
Trên cơ sở hướng dẫn của C06 triển khai thống nhất phần mềm quản lý công dân di chuyển nội địa phòng, chống dịch Covid-19, kể từ 18 giờ ngày 24.9, Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai áp dụng thử nghiệm phần mềm kê khai thông tin đối với người trên xe ô tô (lái xe và người đi cùng) vận tải hàng hóa tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.
Khi sử dụng phần mềm của C06, người trên ô tô vận tải hàng hóa sẽ thực hiện kê khai thông tin, phần mềm sẽ cấp mã QR Code theo hướng dẫn kèm theo. Lái xe in mã QR Code của mình ra khổ giấy A5 và dán trên kính xe phía trước, kính hai bên thành xe (để thay thế cho giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam).
Mỗi phương tiện sẽ có một mã QR Code cố định được tạo ra ở lần kê khai đầu tiên. Khi đổi xe khác, chỉ cần truy cập vào phần mềm để cập nhật lại thông tin về phương tiện và thông tin khác nếu có thay đổi, lấy mã QR Code đã in dán lên xe mới trước khi điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hóa.
Trong thời gian triển khai thử nghiệm, đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hoàng hóa thực hiện kê khai thông tin trên phần mềm của C06 tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ http://vantair.drvn.gov.vn.
Bản tin Covid-19 ngày 27.9: Cả nước 9.362 ca nhiễm mới | TP.HCM xin mã số cho 150.000 F0 từ test nhanh
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với xe ô tô vận tải hàng hoá theo hướng dẫn tại Quyết định 1570 ngày 24.8 của Bộ GTVT (không áp dụng với xe ô tô chở người như: xe con, xe khách, xe máy).
Trong thời gian thử nghiệm phần mềm của C06, đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hàng hoá có thể sử dụng mã QR Code trên phần mềm của Cục C06 hoặc mã QR Code trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để dán trên xe ô tô vận tải hàng hoá của đơn vị mình.
Đề xuất cán bộ, công chức TP HCM đi làm trong 2 khung giờ
Công an TP HCM đề xuất cán bộ, công chức thành phố đi từ chỗ ở đến nơi làm việc lúc 6h30-8h và 16h30-18h để tiện kiểm soát.
Nội dung được đề cập trong văn bản về phương án giải quyết đi lại do thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP HCM gửi các cơ quan, đơn vị nhà nước của Trung ương đóng trên địa bàn; các tổ chức chính trị xã hội của thành phố và các sở, ngành ngày 22/9.
Theo đó, nhằm hạn chế thủ tục cấp đổi giấy đi đường và dùng giấy đi đường không đúng mục đích, Công an thành phố đề xuất giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan trên được đến trụ sở trong 2 khung giờ: 6h30-8h và 16h30-18h; lộ trình di chuyển từ chỗ ở đến nơi làm việc.
Kiểm tra giấy đi đường tại chốt kiểm soát đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, hôm 23/8. Ảnh: Gia Minh
Nếu người lao động cần ra đường làm nhiệm vụ ngoài khung giờ trên và tuyến đường cố định vẫn dùng giấy đi đường đã cấp; trường hợp đổi ca, bị nhiễm Covid-19 sẽ đổi giấy. Trường hợp do yêu cầu công việc cần đi lại, Công an thành phố xem xét cấp bổ sung giấy đi đường và giải quyết từng đơn vị.
Ngoài ra, Công an thành phố đề nghị các đơn vị gửi danh sách cán bộ, công chức làm việc tại trụ sở về Sở Nội vụ tập hợp, gửi về Công an thành phố để cập nhật danh sách quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, cán bộ, công chức cần khai báo y tế trên phần mềm VNEID của Bộ Công an trước khi ra đường.
Lực lượng công an sẽ kiểm tra thẻ ngành, thẻ nhân viên và lịch công tác hoặc đối chiếu danh sách làm việc đã được cung cấp, cập nhật phần mềm. Công an thành phố cũng yêu cầu cán bộ, công chức đi làm tại trụ sở phải được tiêm 2 mũi vaccine, gia đình không thuộc vùng phong toả, cách ly.
Trước đó, ngày 16/9, UBND TP HCM có Công văn số 3086 về thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước phù hợp với các biện pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn. Trong đó, lãnh đạo thành phố giao ngành công an cấp giấy đi đường hoặc mã QR code cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo danh sách đề nghị của cơ quan, đơn vị.
Từ ngày 23/8, TP HCM thực hiện siết chặt giãn cách xã hội theo yêu cầu "ai ở đâu yên đó", chỉ có 17 nhóm công việc được lưu thông nhưng phải có giấy đi đường do Công an thành phố cấp và một số nhóm người không cần giấy đi đường như: người đi tiêm vaccine; đại diện cơ quan, doanh nghiệp đi nộp, nhận, đổi giấy đi đường; người đi làm căn cước công dân; người có vé máy bay đi ra sân bay; lực lượng y tế; nhân viên nhà thuốc..
Công an TP.HCM: Cán bộ cơ quan Đảng, chính quyền... được đi làm theo khung giờ Ngày 22-9, thiếu tướng Lê Hồng Nam, giám đốc Công an TP, ký văn bản cho phép cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận được đi từ nơi ở đến trụ sở làm việc theo khung giờ. Lực lượng chức năng kiểm soát người đi đường sáng 22-9 tại chốt đường Đinh...