Bộ Công an phát hiện hàng trăm tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bán dữ liệu
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nêu thực trạng mua bán, lộ, mất tràn lan.
Thực tế, Bộ Công an đã phát hiện hàng trăm tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bán dữ liệu.
Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, gồm 2 dự thảo: Báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân và Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chỉ ra rằng, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số nước ta đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.
Hiện, đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng dữ liệu cá nhân vào mục đích kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo giá trị cho xã hội. Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vụ lộ, mất dữ liệu cá nhân nghiêm trọng, liên quan tới hàng chục triệu người.
Video đang HOT
Dữ liệu cá nhân đang bị mua bán, lộ, mất tràn lan
Báo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng cho thấy, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân đang diễn ra phổ biến, công khai, với các dữ liệu thô và dữ liệu cá nhân đã qua xử lý. Nhiều hành vi chưa được xử lý vì thiếu quy định của pháp luật.
Việc buôn bán dữ liệu cá nhân thậm chí được tiến hành có hệ thống, có tổ chức, cam kết “bảo hành” và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua. Nhiều dữ liệu bị rao bán công khai, trong thời gian dài, với số lượng lớn trên không gian mạng.
Việc mua bán dữ liệu cá nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ, giữa cá nhân với cá nhân, mà còn có sự tham gia của các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Một số công ty được thành lập mới, đầu tư xây dựng, vận hành các hệ thống kỹ thuật chuyên thu thập trái phép dữ liệu cá nhân để kinh doanh thu lợi nhuận.
Thời gian gần đây, Bộ Công an phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý.
Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới hàng nghìn GB dữ liệu, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.
Báo cáo chỉ ra một số vụ điển hình như: Việc Công ty VNG để lộ hơn 163 triệu tài khoản khách hàng; Công ty Thế giới di động và Điện máy xanh để lộ hơn 5 triệu email và hàng chục nghìn thông tin thẻ thanh toán như Visa, thẻ tín dụng của khách hàng.
Thậm chí, tin tặc đã tấn công vào hệ thống máy chủ của Việt Nam Airline, đăng tải lên Internet 411.000 tài khoản khách hàng thành viên của chương trình Bông Sen Vàng.
Tình trạng để lộ thông tin khách hàng để các công ty môi giới dịch vụ taxi của Việt Nam sử dụng để mời chào khách hàng qua tin nhắn SMS; dữ liệu khách hàng của Công ty FPT bị đăng tải công khai trên mạng cũng được nhắc đến.
Trong năm 2023, hoạt động mua bán dữ liệu cá nhân, dữ liệu nhạy cảm tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Bộ Công an đã phát hiện, điều tra, xác minh 16 vụ việc lộ mất, rao bán thông tin, bí mật nhà nước và dữ liệu nội bộ trên không gian mạng.
Theo Bộ Công an, với thực trạng buôn bán, xử lý dữ liệu cá nhân tràn lan như hiện nay, việc không có chế tài xử lý hoặc chế tài xử lý không đủ mạnh, không đủ sức răn đe sẽ không giải quyết được tình hình. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ quy phạm đầy đủ các nội dung bảo vệ dữ liệu cá nhân, các hành vi vi phạm quy định sẽ được căn cứ vào Luật để đề xuất các hình thức, biện pháp xử lý phù hợp.
Việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khởi tố Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên
Ngày 11/6, Bộ Công an cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Nhận hối lộ" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố; đồng thời ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với Trần Tùng, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên.
Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh làm rõ các hành vi có dấu hiệu sai phạm của một số cá nhân tại Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, được tách ra từ vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, TP Hà Nội và các tỉnh, ngày 9/6/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Nhận hối lộ" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc về tội "Nhận hối lộ", quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự đối với Trần Tùng (SN 1978 tại Thái Nguyên, nghề nghiệp: Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên).
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can trên
Bắt giữ 6 đối tượng tấn công trụ sở Công an xã tại Đắk Lắk Ngay trong sáng nay (11/6), Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, các đơn vị nghiệp vụ triển khai vây bắt nhóm đối tượng. Liên quan đến vụ tấn công trụ sở Công an xã tại tỉnh Đắk Lắk, làm một số Công an xã, cán bộ xã và người dân thương vong, Trung tướng Tô Ân Xô, Người...