Bộ Công an phá đường dây làm bằng giả quy mô cực lớn
Nhóm nghi phạm lập trang web, đưa thông tin lên các trang rao vặt nhận cung cấp văn bằng, chứng chỉ giả cho các tỉnh thành.
Ngày 13-4, Cục Cảnh sát hình sự (C45), Cục Cảnh sát kinh tế (C46), Bộ Công an đã phối hợp cùng công an TP.HCM, Đồng Nai, Bến Tre thực hiện lệnh bắt bảy người, khám xét 8 địa điểm trên địa bàn các tỉnh thành trên vì có hành vi làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức.
Đây là đường dây làm giả văn bằng, chứng chỉ quy mô lớn mà công an mất nhiều thời gian theo dõi mới triệt phá được.
Các loại phôi, văn bằng giả bị công an thu giữ. Ảnh: HT
Thông tin ban đầu, qua nhiều ngày theo dõi, các cơ quan chức năng Bộ Công an xác định Lê Tấn Cường (30 tuổi, quê ở Bình Định) cầm đầu đường dây làm giả tài liệu, con dấu này. Cường lập ra trang web, rao “dịch vụ làm bằng đại học, cao đẳng uy tín, dễ dàng, bảo mật và chất lượng” để chào mời. Các đồng phạm lên các trang rao vặt, đăng thông tin nhận làm văn bằng, chứng chỉ giả. Nhóm nghi phạm cam kết với những người có nhu cầu là mẫu bằng giả đạt chất lượng 100% phôi thật, có đủ tem 7 màu, mộc giáp lai… Để tạo niềm tin với “khách hàng”, nhóm này công khai đăng số điện thoại và email để ai có nhu cầu dễ dàng liên hệ hoặc gặp mặt trực tiếp giao dịch. Theo thông tin mà nhóm nghi phạm tiếp thị, họ sẽ nhận làm giả tất cả các loại văn bằng, chứng chỉ của tất cả các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, THPT từ Bắc vào Nam giá 800.000 đồng đến 7 triệu đồng/cái; Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 5 triệu – 7 triệu đồng/cái và có thể nhận ngay trong vòng một giờ!
Video đang HOT
Lữ Minh Trí tại cơ quan điều tra. Ảnh: H.T
Khi có người “đặt hàng” số lượng lớn, Cường sẽ giao dịch và chuyển cho các nghi phạm trong đường dây sản xuất bằng. Cường chọn ngay trong căn hộ ở chung cư C6 – Khu công nghệ cao làm nơi sản xuất bằng giả. Với những khách đặt hàng đơn lẻ, Cường để cho những người khác thực hiện việc mua bán. Với khách hàng ở xa, sau khi chuyển tiền vào tài khoản, nhóm làm bằng giả sẽ chuyển lại văn bằng qua bưu điện Chỉ tại nơi ở của Lữ Minh Trí tại chung cư C6 (quận 9, TP.HCM, một đồng phạm của Cường), công an đã thu giữ hàng trăm bằng, phôi, tem, con dấu giả… của các cơ quan tổ chức. Hiện, vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
HỒNG TRÂM
Theo_PLO
"Buôn" văn bằng giả bằng công nghệ cao
Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi làm giả các loại văn bằng, chứng chỉ để bán kiếm lời của Nguyễn Anh Đào (SN 1989, trú tại huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc).
Nguyễn Anh Đào và số văn bằng, chứng chỉ giả
Lập trang web quảng cáo văn bằng giả
Đầu tháng 3-2016, Đội Chống tội phạm mua bán phụ nữ - trẻ em (Đội 12) Phòng Cảnh sát hình sự CATP Hà Nội phát hiện một trang web chuyên rao bán văn bằng, chứng chỉ có tên: "Làm các loại bằng tại Hà Nội". Trên trang web này đăng hình ảnh các loại bằng, chứng chỉ và số điện thoại: 098... của một người tự xưng là Dũng. Ai có nhu cầu về bằng cấp, liên hệ theo số điện thoại trên và giá làm bằng giả từ 5 - 15 triệu đồng, giá làm chứng chỉ giả từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng tùy loại. Người mua bằng phải cung cấp thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ) gửi qua Zalo cho Dũng, đồng thời đặt cọc tiền dưới hình thức nạp vào tài khoản ngân hàng có địa chỉ tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc...
"Từ những thông tin nêu trên, Đội 12 đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng CSHS - CATP Hà Nội để lập án đấu tranh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng CSHS, Đội 12 tập trung rà soát, xác minh các nguồn thông tin trên mạng internet và tìm ra chủ nhân trang web "Làm các loại bằng tại Hà Nội" là Nguyễn Anh Đào. Cuối tháng 3-2016, cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng để điều tra, làm rõ vụ việc.
Đào khai, qua nghiên cứu thông tin trên trang mạng xã hội và biết nhiều người có nhu cầu làm các loại văn bằng, chứng chỉ giả để hợp thức hóa hồ sơ xin đi học và xin việc làm, Đào nảy sinh ý định làm giấy tờ giả để kiếm tiền. Tháng 10-2015, sau khi lập trang web để quảng cáo rao bán văn bằng, chứng chỉ giả trên mạng xã hội và lấy tên giả là Dũng, Đào đã cấu kết với một đối tượng quen biết trên mạng xã hội tự xưng là Nguyễn Văn San (chưa rõ lai lịch nhân thân) để hợp tác làm ăn. San có nhiệm vụ "sản xuất" giấy tờ giả bằng công nghệ in màu trên máy tính, Đào là người nhận hợp đồng với khách, thu tiền rồi sau đó chia nhau theo tỷ lệ Đào hưởng 1/3 số tiền bán văn bằng, chứng chỉ giả.
Kẻ bán, người mua không biết mặt nhau
Trong quá trình điều tra, Đội 12 đã nhận được nhiều thông tin trình báo của người bị hại và đáng chú ý, cả người có nhu cầu mua văn bằng, chứng chỉ giả lẫn kẻ bán đều không hề biết mặt nhau, chỉ giao dịch mua bán qua mạng xã hội và trả tiền qua tài khoản ngân hàng.
Theo anh Lê Tiến M. (SN 1985, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, tháng 10-2015, thông qua mạng xã hội, anh M nhờ Đào làm 1 bằng đại học giả của trường Đại học Xây dựng hệ vừa học, vừa làm với giá 14 triệu đồng, đặt cọc trước 1/3 số tiền. Anh M đã chuyển thông tin cá nhân của mình cho Đào (với tên giả là Dũng). Sau đó, anh M được Đào gửi bằng giả qua đường bưu điện. Tháng 2-2016, Đào tiếp tục nhận làm 1 bằng tốt nghiệp Trung cấp Y và 1 chứng chỉ chuyển đổi nha khoa cho anh Nguyễn Minh P (SN 1977, ở huyện Kiến Xương, Thái Bình) với giá 18 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, Đội 12 làm rõ tháng 12-2015, thông qua các mối quan hệ xã hội trên mạng internet, Đào quen chị Hoàng Thị N (SN 1983, ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) và nhận làm cho chị N 1 bằng tốt nghiệp THPT, 1 học bạ THPT mang tên chị N. Hai bên thỏa thuận giá làm các loại giấy tờ trên là 11 triệu đồng. Giống những lần trước, Đào yêu cầu chị N chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản. Ngày 20-1-2016, Đào đã nhận tiền đặt cọc của khách. Tuy nhiên, sau đó chị N không có nhu cầu làm giả văn bằng, chứng chỉ nữa nên đòi lại tiền nhưng Đào không hoàn trả tiền với lý do đã làm xong văn bằng, chứng chỉ giả theo yêu cầu của khách.
Ngày 16-3-2016, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã quyết định trưng cầu giám định đối với một số văn bằng, chứng chỉ do Đào cung cấp cho khách và Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an đã kết luận: "Hình dấu trên tài liệu gửi giám định được làm giả bằng phương pháp in phun màu, sau đó được đối tượng ký giả chữ ký".
Theo_An ninh thủ đô
Hàng chục trinh sát tỏa 8 hướng bắt đường dây 'dịch vụ' bằng giả Các đối tượng trong đường dây rao bán, làm bằng giả thường lên các trang web rao vặt quảng cáo "dịch vụ" đã bị bắt. Dụng cụ, chất liệu dùng để sản xuất bằng giả - Ảnh: Ngọc Lê Ngày 13.4, hàng chục trinh sát, cán bộ điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45)...