Bộ Công an: Ô tô lấn làn xe buýt BRT, phạt tới 1,2 triệu đồng
Theo Bộ Công an, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô cố tình đi lấn sang làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, sẽ bị xử phạt về hành vi đi không đúng phần đường, làn đường. Ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Ô tô lấn làn xe buýt BRT bị lực lượng CSGT Hà Nội xử phạt (Ảnh: Tiến Nguyên)
Một người dân mới đây gửi thắc mắc tới Bộ Công an: “Hiện nay trên nhiều tuyến đường Hà Nội đã có đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) nhưng có rất nhiều phương tiện như xe máy, ô tô cố tình đi lấn làn sang đường xe buýt. Vậy những trường hợp này bị phạt như thế nào?”.
Trả lời, Bộ Công an cho biết, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô cố tình đi lấn sang làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT sẽ bị xử phạt về hành vi đi không đúng phần đường, làn đường. Mức phạt được quy định cụ thể tại Nghị định số 46/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Video đang HOT
Cụ thể, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) vi phạm bị phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng (Điểm g Khoản 4 Điều 6 và Điểm c Khoản 12 Điều 16).
Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng (Điểm c Khoản 4 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5).
Xe buýt nhanh Hà Nội chính thức khai trương, phục vụ người dân từ 31/12/2016. Dọc tuyến đường xe buýt nhanh lưu thông, lực lượng chức năng bố trí nhiều cán bộ chốt trực, tổ chức phân làn, hướng dẫn các phương tiện lưu thông đúng phần đường, không lấn làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh. Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và Công an địa bàn tuyến buýt nhanh đi qua được huy động, sẵn sàng xử lý các sự cố, xung đột giao thông trên tuyến buýt nhanh.
Trên làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường. Ở các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để “phạt nguội”. Khi xảy ra ùn tắc giao thông, người điều khiển giao thông có quyền cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh để giải tỏa ùn tắc, giảm áp lực giao thông.
Thế Kha
Theo Dantri
Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi cản trở hoạt động của xe buýt nhanh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tham gia giao thông chấp hành nghiêm quy định về làn đường đối với tuyến xe buýt nhanh; có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm gây cản trở hoạt động của xe buýt nhanh.
Dù đã có dải phân cách cứng, buýt nhanh tại Hà Nội vẫn chưa thể "một mình một đường" (ảnh: Tiến Nguyên).
Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội cũng cần rà soát, đánh giá hiệu quả của tuyến xe buýt nhanh để có lịch trình, giá vé phù hợp.
Đó là một trong những giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được nêu tại văn bản số 35/TB-VPCP.
Để giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, Thủ tướng cũng yêu cầu trong thời gian tới thành phố Hà Nội phải hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về quản lý đô thị Hà Nội, trong đó có nhiệm vụ hạn chế tăng dân số trong khu vực nội đô lịch sử; tập trung rà soát lại toàn bộ quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị Hà Nội; rà soát lại toàn bộ các dự án xây dựng nhà cao tầng trong nội đô, chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, các nút giao thông xung quanh gần khu vực dự án trước khi đầu tư xây dựng công trình; thực hiện nghiêm Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Đồng thời, nghiên cứu xây dựng chương trình tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông ngầm, đường trên cao; tập trung đầu tư hoàn thiện khép kín vành đai 1, vành đai 2, vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5; các trục hướng tâm: Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 21, Đường 70, các trục chính đô thị kết nối với các tuyến đường vành đai...
Triển khai đầu tư các cầu qua sông Hồng, sông Đuống theo hệ thống đường vành đai như: Cầu Vĩnh Tuy (Giai đoạn 2), cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Đuống 2; hoàn thành dứt điểm các tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh - Hà Đông), số 3 (Nhổn - ga Hà Nội); tập trung triển khai sớm 06 tuyến đường sắt đô thị còn lại theo quy hoạch.
Đầu tư các bến xe khách, xe tải đảm bảo kết nối đường bộ, đường sắt; các bãi đỗ xe ngầm, nổi phục vụ giao thông tĩnh theo quy hoạch (đặc biệt khu vực trung tâm thành phố để hạn chế đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè, giảm ùn tắc giao thông).
Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ có liên quan triển khai ngay các giải pháp để tổ chức giao thông dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017 như: kiên quyết xóa bỏ tình trạng xe dù, bến cóc; thành lập tổ công tác để giải quyết trật tự giao thông tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe, hoạt động của xe taxi..; tổ chức phân luồng phương tiện ra vào tại các tuyến giao thông cửa ngõ.
(Theo Dân Trí)
Người đi xe máy lấn làn xe buýt nhanh bị phạt nguội 400.000 đồng Làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT được giám sát bằng camera, ôtô đi vào sẽ bị phạt 800.000-1.200.000 đồng, xe máy 300.000-400.000 đồng. Xe buýt nhanh (BRT) chính thức đi vào hoạt động từ 1/1. Tại làn đường dành riêng cho phương tiện công cộng này đều có biển chỉ dẫn, vạch sơn. Dọc tuyến xe buýt nhanh còn gắn...