Bộ Công an nói về ‘xuất xứ’ hàng chục bánh heorin trôi từ biển vào đất liền
Chiều 20-12, đại diện Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã thông tin ban đầu về nhận định nguồn gốc ma túy mà người dân ven biển 3 tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị liên tiếp phát hiện.
Cụ thể, theo Đại tá Mai Sơn Cương – Trưởng phòng Phòng ngừa, đấu tranh tội phạm ma túy trên tuyến đường biển, đường hàng không, thuộc Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an), qua xem xét các bánh heroin, lực lượng chức năng thấy đây là loại heroin theo mẫu bình thường ở Tam giác vàng về, không phải loại ma túy mới.
Số ma túy trôi từ biển vào đất liền
Ngay sau khi nhận được tin người dân nhặt được ma túy, các tổ công tác của Cục CSĐT tội phạm về ma túy đã đến hiện trường, gặp gỡ nhân chứng đầu tiên nhặt được ma túy và trực tiếp xem xét những can đựng ma túy. Thực tế cho thấy, những chiếc can này để trên tàu chứ không phải thả trôi ở gầm tàu. Tình trạng của can được khoét đít và chèn vải vào bên trong cho chặt, sau đó buộc đáy lại và không có nắp.
Quá trình khám nghiệm những can chứa ma túy, qua quan sát những con hà bám rất dày trên can, Đại tá Mai Sơn Cương cho hay, theo kinh nghiệm của những người đi biển, số can này đã rơi trên biển hơn 2 tháng.
Về thông tin số ma túy là có thể trôi dạt từ Philippine sang, theo Đại tá Mai Sơn Cương, trong năm 2019, Philippine cũng có 500kg cocain dạt vào. Nhưng số ma túy đó là cocain, còn các can ma túy dạt vào Việt Nam là heroin, nên loại trừ khả năng này.
Video đang HOT
Trước đó, như ANTĐ thông tin, ngày 30-11 Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã thu giữ khoảng 25 bánh ma túy với trọng lượng hơn 10kg và một can nhựa màu vàng được xác định cất giấu ma túy, trong đó được người dân xã biển Tam Thanh, TP Tam Kỳ trình báo, giao nộp. Toàn bộ các bánh heroin này được đóng gói bằng bao nilon rất tỉ mỉ, bên trong các lớp nilon dường như có một lớp giấy màu vàng nhạt, trên bề mặt có một vòng tròn đỏ và nhiều chữ Trung Quốc.
Tiếp đó, chiều 2-12, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiếp nhận 7,8kg gói chứa tinh bột màu trắng nghi ma túy mà người dân ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên- Huế nhặt được vào ngày 1-12.
Qua kiểm tra các gói nhựa trên có nhãn mác bên ngoài là gói trà nhưng bên trong chứa nhiều túi nhựa màu trắng (có chữ Trung Quốc). Bên trong các túi nhựa có chứa nhiều chất màu trắng, nghi là ma túy đã được đưa đi giám định.
Một ngày sau, nhiều gói vật thể nghi là ma túy “đá” được người dân phát hiện trong một thùng nhựa màu trắng dạt vào bờ biển Quảng Trị. Bên trong thùng có 7 gói hình vuông giống như các gói trà, chứa tinh thể màu trắng, ngoài bao bì có ký tự Trung Quốc. Các gói chứa vật thể rắn trên có tổng trọng lượng 7kg.
Từ đó đến nay, lực lượng chức năng chưa ghi nhận thêm trường hợp nào người dân nhặt được ma túy. Ngoài ra, lực lượng chức năng trên biển, suốt dọc các tỉnh miền Trung trong thời gian vừa rồi không truy đuổi trường hợp nào có các đối tượng vứt ma túy ra biển. Nhiều khả năng các đối tượng đi biển vào ngày sóng gió, tàu bé nên số ma túy này bị rơi ra. Và các can này đều có nguồn gốc là Malaysia.
Theo anninhthudo.vn
Tử tù được hoãn tiêm thuốc độc khi vụ án có tình tiết mới?
Dự thảo Thông tư liên tịch đề xuất việc hoãn thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc với tử tù nếu vụ án xuất hiện thông tin mới có căn cứ để mở rộng điều tra.
Dự thảo lần 2 Thông tư liên tịch quy định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc vừa được công bố để lấy ý kiến đóng góp trong 2 tháng.
Trong 25 điều thuộc 5 chương của Thông tư, Điều 10 có một số nội dung đáng chú ý về điều kiện hoãn thi hành án.
Theo đó, tử tù được hoãn thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc trong trường hợp vụ án có thông tin mới do người bị kết án hoặc người khác khai báo, hoặc Hội đồng thi hành án biết được từ những nguồn tin khác.
Vũ Văn Tiến - tử tù gây ra vụ thảm sát 6 người - bị tiêm thuốc độc hồi tháng 9/2018 tại Hội đồng thi hành án tỉnh Bình Phước. Ảnh: Hải An.
Tuy nhiên, thông tin này phải là chứng cứ mới có căn cứ và có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, hoặc nếu tử hình đối với tử tù có thể gây khó khăn lớn cho việc mở rộng điều tra vụ án.
Dự thảo cũng đề xuất hoãn tiêm thuốc tử tù nếu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Công an hoặc Bộ trưởng Quốc phòng yêu cầu Hội đồng thi hành án hoãn làm việc.
Thông tư cũng đưa ra điều kiện để tử tù được hoãn thi hành án trong trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có sự cố khách quan khác như tai nạn giao thông.
Ngoài ra, nếu thiết bị thi hành án tử bị hư hỏng, không lấy được tĩnh mạch, thuốc dành cho thi hành án không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc đã thi hành án theo quy định nhưng người bị thi hành án không chết, thì tử tù cũng được hoãn tiêm thuốc độc.
Dự thảo lần 2 cũng đề xuất nếu tử tù là phụ nữ thì trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải yêu cầu cơ quan chức năng trích xuất người bị kết án đến bệnh viện để kiểm tra, xác định xem họ có thai hay không.
Bên trong một phòng tiêm thuốc ở nước ngoài. Ảnh: AP.
Tại Điều 13 của Thông tư, các cơ quan làm dự thảo đưa ra kiến nghị nếu tử tù chết trước khi thi hành án, hoặc tử vong trên đường áp giải đến nơi tiêm thuốc thì phải xác định nguyên nhân chết để làm các thủ tục theo quy định.
Về thủ tục cho nhận tử thi sau khi tiêm thuốc độc, Điều 21 của dự thảo lần 2 đề xuất trong 3 ngày từ khi ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án tòa án đã ra quyết định đó phải thông báo cho người thân của tử tù biết để làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt.
Ngoài ra, trong 3 ngày kể từ khi nhận được đơn xin nhận tử thi, tro cốt về mai táng của thân nhân tử tù, chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi, tro cốt, nếu không chấp nhận thì nêu rõ lý do.
Thủ tục thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ tháng 12/2011 theo Nghị định 82 của Chính phủ. Tuy nhiên, tháng 8/2013, tử tù đầu tiên tại Hà Nội mới bị áp dụng hình thức này.
Theo quy định, một liều thuốc tiêm khi thi hành án tử hình gồm: Thuốc gây mê; thuốc làm liệt hệ thần kinh, cơ bắp và thuốc làm tim ngừng hoạt động.
Theo Zing.vn
Vụ giết bảo vệ BHXH ở Nghệ An : Mất xe máy, phòng thủ quỹ bị lục tung Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) nhận định, có thể kẻ xấu bị phát hiện khi lẻn vào trộm tài sản nên ra tay giết bảo vệ. Công an tỉnh Nghệ An đang phong tỏa hiện trường, điều tra nguyên nhân tử vong của anh Đặng Văn Thành (SN 1976, trú xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu), nhân...