Bộ Công an nói gì về đề xuất xoá bỏ xe biển xanh, biển đỏ?
Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách tư pháp – Bộ Công an cho rằng, đánh đồng biển kiểm soát giữa xe công vụ và xe cá nhân sẽ khó quản lý.
Một xe ôtô biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy bị người dân chặn lại.
Tại hội nghị An toàn Giao thông 2016 vừa qua, ông Trần Ngọc Sơn – Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai đề nghị chỉ cho phép đăng ký một loại biển số xe.
“Bây giờ đi ra đường, có xe biển trắng, lại có xe biển xanh, trong biển xanh lại chia ra xe trung ương, xe địa phương, như thế không bình đẳng. Thực tế, khi lưu thông trên đường nhiều xe biển xanh vi phạm nhưng không bị xử phạt. Vừa qua chúng ta thấy trường hợp khi người dân phát hiện xe biển xanh vi phạm đã rất bức xúc, tập trung truy đuổi để giao cơ quan chức năng”, ông Sơn nói.
Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, đánh đồng biển kiểm soát giữa xe công vụ và xe cá nhân sẽ khó quản lý.
Trao đổi với Tiền Phong, Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết: Đó mới là đề xuất, ý kiến ban đầu của một cá nhân. Việc này cần phải đánh giá rất cẩn thận bởi nó tác động rất nhiều mặt.
Thiếu tướng Quân đặt ra một số vấn đề: Nếu các xe đều đeo biển trắng thì việc giải quyết ưu tiên xe công vụ như thế nào? Việc quản lý tài sản công, xe công vào cơ quan ra sao nếu tất cả đều là xe biển trắng? Chỉ một số đối tượng được sử dụng xe công, khi “đánh đồng” biển số, việc quản lý tài sản đó sẽ như thế nào?
“Không phải xe biển xanh, biển đỏ được ưu tiên trên đường. Luật Giao thông đã quy định rõ, xe công an, xe bộ đội, xe cứu thương, xe cứu hoả, xe tang là đối tượng xe ưu tiên “khi làm nhiệm vụ khẩn cấp”.
Video đang HOT
Việc không xử phạt, không bắt là do người thực thi nhiệm vụ chưa nghiêm chứ không phải lỗi của “biển xanh”, “biển đỏ”. Cái này phải nghiên cứu thêm chứ không thể đề xuất ra là áp dụng được ngay”, thiếu tướng Quân nói.
Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, đề xuất xoá xe biển xanh, biển đỏ nhằm giải quyết vấn đề công bằng nhưng chưa giải quyết được vấn đề ưu tiên công vụ: “Vấn đề là anh áp dụng pháp luật như thế nào chứ không phải bất cập từ xe biển xanh, biển đỏ. Sẽ là không ổn nếu để xe biển trắng kéo pháo. Tóm lại không thể đánh đồng các biển kiểm soát với nhau được”.
Theo Minh Đức (Tiền Phong)
Hà Nội, những nẻo đường 'xe nhúc nhích'
Với hơn 5 triệu xe máy, hơn 500.000 ôtô các loại, trên 1 triệu xe đạp, hơn 10.000 xe đạp điện, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra ở nhiều tuyến đường Thủ đô.
Đường Phan Trọng Tuệ hàng ngày đón đủ loại phương tiện tham gia lưu thông, giờ cao điểm từ 7h30-8h sáng, nhiều lần kẹt xe kéo dài đến hơn 10h.
Đường Trần Phú (Hà Đông), dòng xe nối dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc.
Đường Tố Hữu đoạn nối đường Lê Văn Lương kéo dài, nhiều năm trở lại đây trở thành "điểm nóng".
Ngã ba Thanh Bình-Tố Hữu đến ngã tư Trung Văn-Tố Hữu thường xuyên xuất hiện tình trạng ùn tắc cục bộ vào giờ cao điểm.
Phố Nguyễn Thị Thập cắt Hoàng Minh Giám, người và xe chen "từng centimet".
Tuyến đường cửa ngõ Tây Nam Hà Nội như: Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng..., cũng là nỗi ám ảnh tắc đường trong giờ cao điểm với người dân Thủ đô.
Cầu vượt và đường dẫn lên cầu Lê Văn Lương chật kín các phương tiện.
Giao thông qua khu vực gầm cầu Ngã tư Sở.
8h15 sáng, phố Tây Sơn đoạn từ Trường Đại học Công đoàn đến đầu phố Nguyễn Lương Bằng.
Phố Tây Sơn (trước cửa trường Đại học Thủy Lợi), dòng người chờ đợi trong mệt mỏi.
Tuyến đường từ hầm chui Kim Liên đến Xã Đàn, trẻ em ngủ gục khi phụ huynh đưa đến trường.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hà Nội xoay xở chỗ đỗ xe cho hơn nửa triệu ôtô Chuyển từ đỗ dọc dưới lòng đường sang đỗ chéo, xây bãi để xe cao tầng tự động, đỗ ôtô theo ngày "chẵn lẻ", lên kế hoạch làm bãi đỗ xe ngầm,... là những phương án Hà Nội đã và đang triển khai để giải quyết bài toán chỗ đỗ xe cho hơn nửa triệu ôtô. Hà Nội hiện có 5,5 triệu xe...