Bộ Công an nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ cho, tặng quân trang
Theo Bộ Công an, thời gian gần đây hoạt động mua bán, sử dụng trái phép quân trang và công cụ hỗ trợ ngành Công an tiếp tục diễn ra phức tạp, thậm chí công khai trên mạng Internet (mua bán online trên mạng xã hội).
Trang phục của lực lượng Công an nhân dân không được để bị lợi dụng (ảnh có tính minh họa, ảnh IT).
Ngày 23.7.2018, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Công điện số 05 về Tăng cường đấu tranh, xử lý hoạt động mua bán, sử dụng trái phép quân trang, quân dụng, công cụ hỗ trợ ngành Công an.
Thời gian qua Công an một số đơn vị, địa phương đã tiến hành kiểm tra, xử lý một số cơ sở kinh doanh trái phép quân trang và công cụ hỗ trợ ngành Công an và đấu tranh, bắt giữ một số đối tượng sử dụng trang phục Công an nhân dân (CAND) để giả danh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND. Tuy nhiên, gần đây hoạt động mua bán, sử dụng trái phép quân trang và công cụ hỗ trợ ngành Công an tiếp tục diễn ra phức tạp, thậm chí công khai trên mạng Internet (mua bán online trên mạng xã hội).
Để giải quyết tình trạng trên lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp:
Video đang HOT
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an tại Công điện số 05 ngày 23.7.2018 về tăng cường đấu tranh, xử lý với hoạt động mua bán, sử dụng trái phép quân trang, quân dụng, công cụ hỗ trợ ngành Công an; tiếp tục rà soát, phát hiện xử lý triệt để, nghiêm minh theo quy định của pháp luật các đối tượng, các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép quân trang, công cụ hỗ trợ ngành Công an.
Kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý, cấp phát quân trang và công cụ hỗ trợ ngành Công an; có biện pháp, quy trình quản lý chặt chẽ, gắn với trách nhiệm cá nhân, đơn vị trong bảo quản, cấp phát.
Quán triệt việc nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ mua bán, trao đổi, cho, tặng quân trang và công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức. Kịp thời phát hiện, đề xuất xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm; xử lý trách nhiệm liên đới đối với Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, chiến sĩ vi phạm và xảy ra việc kinh doanh, sử dụng trái phép quân trang, công cụ hỗ trợ diễn ra phức tạp trong thời gian dài trên địa bàn quản lý.
Đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng kinh doanh, sử dụng trái phép quân trang và công cụ hỗ trợ của lực lượng Công an trên không gian mạng Internet; phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông đấu tranh xử lý các trang web, trang mạng xã hội rao bán quân trang, công cụ hỗ trợ của lực lượng CAND.
Rà soát quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị quân trang; đảm bảo tiêu chuẩn vật chất hậu cần phù hợp với thực tiễn công tác của các lực lượng Công an.
Rà soát công tác quản lý cán bộ và quy trình, công đoạn sản xuất, cấp phát quân trang, công cụ hỗ trợ ngành Công an; đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch, cấp phát đúng đối tượng, mục đích.
Bên cạnh đó là tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ CAND và học viên trường CAND đối với việc tuân thủ và chấp hành nghiêm các quy định của Ngành về sử dụng, bảo quản quân trang và công cụ hỗ trợ; chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng phản động, chống đối và các hành vi sử dụng quân trang, công cụ hỗ trợ của lực lượng CAND để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Danviet
Chủ đàn chó cắn bé trai 7 tuổi tử vong có thể bị xử lý hình sự
Luật Thú y quy định, người nuôi phải tiêm phòng, rọ mõm cho chó khi ra đường, nếu không sẽ bị xử lý hành chính, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ NNPT&NT sáng nay, ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, luật Thú y quy định rõ người nuôi phải tiêm phòng cho chó, rọ mõm khi đưa chó ra đường, nếu không sẽ bị xử lý hành chính. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Về trường hợp cháu bé 7 tuổi bị đàn chó gần chục con tấn công gây tử vong ở thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên) chiều 3/4, hiện Công an đang điều tra, xử lý, ông Thành thông tin.
Song, ông Đàm Xuân Thành cũng thừa nhận, dù văn bản quy định về nuôi chó đã có đầy đủ, thế nhưng trên thực tế, các địa phương chưa xử phạt được trường hợp nào thả rông chó ra đường mà không rọ mõm.
Phó Cục trưởng Cục Thú y Đàm Xuân Thành
Hiện mới có TP.HCM thành lập đội săn bắt chó thả rông. Tại Hà Nội cũng đang triển khai việc này.
Theo ông Thành, riêng với việc nuôi chó mèo thì quy định, người nuôi chó phải đăng ký với chính quyền sở tại vừa quản lý được tình trạng chó thả rông vừa quản lý được bệnh dại.
Hiện nay, tỷ lệ tiêm phòng dại trên chó mèo ở Việt Nam còn rất thấp, hàng năm đều có các trường hợp tử vong do chó dại cắn.
Bảo Phương
Theo VNN
24 người chết, 26 người bị thương vì tai nạn trong ngày 30 Tết Theo Văn phòng Bộ Công an, ngày 4-2 (30 Tết), toàn quốc xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm chết 24 người, bị thương 26 người. Toàn quốc xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm chết 24 người, bị thương 26 người trong ngày 30 Tết - Ảnh minh hoạ Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Uỷ ban...