Bộ Công an muốn báo chí tiết lộ nguồn tin
Trả lời cử tri, Bộ Công an cho biết sẽ đề xuất sửa đổi điều 7 Luật Báo chí theo hướng yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin rộng rãi hơn để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Cho rằng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt kết quả cao, cử tri 3 tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Ngãi đề nghị Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, nhất là đối với vụ xảy ra tại tập đoàn kinh tế lớn như Vinashin, Vinalines, vụ việc có liên quan đến hoạt động ngân hàng…
Trong văn bản trả lời, Bộ Công an thừa nhận, kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân. Tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và trong các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, như vụ Vinashin, Vinalines…
Vấn đề cung cấp nguồn tin một lần nữa được Bộ Công an xới lại trong văn bản trả lời cử tri. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, một trong những hướng giải quyết được Bộ Công an đưa ra là sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Video đang HOT
Cụ thể, Bộ cho rằng cần nghiên cứu, sửa đổi điều 7 Luật Báo chí theo hướng “chánh án TAND, viện trưởng VKSND và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
So với Luật Báo chí hiện hành, đề xuất này quy định rộng hơn các trường hợp buộc báo chí phải cung cấp nguồn tin. Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng VKSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”.
Đề xuất này từng được đề cập vào năm 2012 trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng, cụ thể: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, kiến nghị này đã bị bác bỏ.
Theo VNE
Tàu trăm tỉ bán rẻ hơn sắt vụn
Do còn nhiều vướng mắc, dẫn đến nhiều tàu cũ của Vinalines bán được giá còn thấp hơn số công nợ đang có.
Tính đến hết quý I/2013, Vinalines mới chỉ bán được 3 tàu với tổng trọng tải gần 79.000 DWT bao gồm: Tàu Hà Đông (thuộc Công ty Vinaship), Transco Sun (Công ty Transco) và tàu New Phoenix (Công ty Vinashinlines).
Lãnh đạo Vinalines cho biết, sở dĩ có sự chậm trễ trên là do thị trường mua bán tàu trong Quý I chưa thuận lợi, tàu chào bán nhiều, người mua ít, giá tàu cũ trong quý I/2013 giảm từ 15-30% so với cuối tháng 6/2012.
Tàu Vinashin Atlantic neo tại phao số 0, Vũng Tàu từ năm 2009 đến nay
Tuy nhiên, thông tin trên web GTVT đưa tin ông Nguyễn Đình Thanh - Chủ tịch HĐTV Công ty Vinashinlines cho biết, vướng mắc lớn nhất trong việc bán tàu là việc giải quyết công nợ của từng tàu với các đối tác, nhà cung cấp vật tư thiết bị, nhà máy sửa chữa, việc đàm phán cơ cấu nợ, xử lý nợ sau khi bán tàu với các tổ chức trong, ngoài nước và việc giải chấp tàu tại các tổ chức tín dụng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng, nhiều tàu cũ bán được giá còn thấp hơn số công nợ đang có
Có trường hợp giá bán chỉ bằng một phần sáu mức đầu tư, tức là giá còn rẻ hơn cả sắt vụn.
Đó là trường hợp tàu Speedy Falcon, thuộc sở hữu của Công ty Vận tải dầu khí (Falcon Shipping - Tổng công ty Hàng hải). Theo số liệu của Đăng kiểm Việt Nam, con tàu này có trọng tải gần 64.300 tấn, đóng năm 1981 tại Nhật và hiện treo cờ Mông Cổ.
Neo đậu trong cảnh gần như bị bỏ hoang tại khu vực gần Hòn Miều từ tháng 11/2011, đến cuối năm 2012, con tàu này được kéo về Công ty đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng), sau khi bán cho đối tác là Công ty Vật tư thiết bị Vietship (thuộc Vinashin).
Theo tiết lộ của lãnh đạo Vietship, mức giá mua tàu là 70 tỷ đồng, bằng một phần sáu so với giá 420 tỷ đồng Falcon Shipping phải trả (trên sổ sách) khi mua tàu năm 2008. Tính trên tổng trọng lượng rỗng của tàu (11.408 tấn), giá bán như vậy chỉ tương đương khoảng 6 triệu đồng một tấn thép, thấp hơn cả giá sắt vụn ở thời điểm hiện tại (khoảng 8,4 - 8,9 triệu đồng một tấn).
Trước đó, ông Trịnh Thế Cường, trưởng phòng vận tải và dịch vụ hàng hải Cục Hàng hải Việt Nam khẳng định "đối với tàu biển quá cũ, không còn nhu cầu khai thác không còn cách nào khác là phải phá dỡ, bán sắt vụn".
Theo Cục Hàng hải, đến cuối tháng 1/2013 có 41 tàu biển neo đậu tại các cảng VN (trong đó có 10 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài) không đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải.
Bên cạnh đó còn có 54 tàu biển thuộc sở hữu của các doanh nghiệp VN đang neo đậu dài ngày ở nước ngoài (chiếm 14% tổng tải trọng đội tàu VN, những tàu nội mang cờ nước ngoài là do quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại VN nên chủ tàu đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài để hoạt động - PV).
Trong đó có 12 tàu đang neo đậu ở nước ngoài dài ngày (gồm bảy tàu của Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines, chuyển từ Vinashin sang Tổng công ty Hàng hải VN - Vinalines) trong tình trạng không được chủ tàu cấp kinh phí duy trì đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải.
Theo Dantri
"Hấp hối" vì trót đưa gần 300 tỷ cho Vinashin Vinashin đã cầm gần 300 tỷ đồng tiền thanh toán chuyển nhượng cổ phần, nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ giao đất. Dù đã thanh toán xong tiền đền bù cho việc di dời Nhà máy đóng tàu Đà Nẵng và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất với Nhà nước, nhưng suốt mấy năm qua, Dự án Khu đô thị,...