Bộ Công an: Ma túy, tiền giả được bày bán công khai trên mạng
“Giờ đây, tất cả các loại hàng hóa đều có thể mua bán trên mạng, kể cả các mặt hàng cấm như tiền giả, vũ khí, vật liệu nổ… Thậm chí, cả ma túy”, Đại tá Hoàng Văn Trực, Phó cục trưởng Cục cảnh sát Kinh tế – Bộ Công an chia sẻ.
Đại tá Hoàng Văn Trực chia sẻ về tình trạng mua bán tiền giả trên mạng
Theo Đại tá Hoàng Văn Trực, Phó cục trưởng Cục cảnh sát Kinh tế – Bộ Công an, sự phát triển vũ bão của thương mại điện tử tại Việt Nam giúp mọi người có thể dễ dàng mua bán hàng hóa trên mạng Internet. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng tạo ra không ít biến tướng, dẫn tới hệ lụy xấu.
“Giờ đây, tất cả các loại hàng hóa đều có thể dễ dàng mua bán trên mạng Internet. Không chỉ những mặt hàng thông thường mà cả các mặt hàng cấm. Hoạt động mua bán tiền giả hiện nay đang diễn ra khá thoải mái trên mạng. Không chỉ vậy, vũ khí, vật liệu nổ, thậm chí cả ma túy cũng được đưa lên mạng rao bán”, Đại tá Hoàng Văn Trực chia sẻ.
Từ thực trạng trên, Đại tá Hoàng Văn Trực cho rằng việc quản lý hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam còn tồn tại rất nhiều bất cập.
Đại tá Hoàng Văn Trực nói: “Những mặt hàng đó là mặt hàng cấm, chả ai dám mua bán công khai cả. Vậy mà bây giờ hoạt động mua bán những mặt hàng đó trên mạng lại diễn ra công khai trên mạng”.
Video đang HOT
Tình trạng mua bán tiền giả đang diễn ra công khai trên mạng
Trong những năm quá, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện và xử lý khá nhiều vụ việc liên quan tới hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ song chưa có một vụ việc nào liên quan tới thương mại điện tử.
Trả lời câu hỏi: “Đối với những người tạo lập mạng thương mại điện tử, sau đó mọi người lên đó tìm mua các mặt hàng giả, hàng cấm, liệu họ có vi phạm pháp luật không?”
Ông Trực cho biết: “Nếu họ tạo lập mạng để người khác mua bán hàng giả, hàng cấm chúng tôi sẽ ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu. Còn với một số đối tượng xấu lợi dụng thương mại điện tử để buôn bán hàng giả, hàng cấm, chúng ta cần có biện pháp để buộc những người tạo lập, quản trị mạng phải ngăn chặn hành vi buôn bán hàng giả, hàng cấm”.
Theo ông Trực, hoạt động của lực lượng cảnh sát kinh tế hiện đang gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên, nhận thức của nhiều người về thương mại điện tử chưa cao. Chưa có cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng như chống xâm phạm sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử.
Thứ hai, sự bất cập trong phân công, phân cấp công việc trong lực lượng cảnh sát. Ông Trực nói: “Lực lượng cảnh sát kinh tế chúng tôi có chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, sản phẩm xâm phạm sở hữu trí tuệ. Nhưng đó là những loại hàng hóa bày bán công khai trên thị trường. Còn với đối tượng tội phạm lợi dụng hình thức thương mại điện tử để buôn bán tiền giả, vũ khí, ma túy lại thuộc thẩm quyền xử lý của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật thông qua mạng Internet lại do cục này xử lý. Nếu chúng tôi xử lý sẽ là làm sai chức năng, thẩm quyền. Đó là cái khó của chúng tôi”.
Thứ ba, sự bất cập trong phối hợp giữa lực lượng cảnh sát kinh tế và các cơ quan chức năng khác. Trong thời gian vừa qua, lực lượng cảnh sát kinh tế muốn phối hợp với một số cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý một số vụ việc. Nhưng đi tới đâu, cảnh sát kinh tế cũng đều bị từ chối với các lý do như bận, không có người tham gia.
“Chức năng chủ yếu của chúng tôi là xử lý hình sự, khởi tố, đề nghị truy tố. Phần lớn những vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả nếu không khởi tố được được sẽ bị xử lý hành chính. Trong bối cảnh môi trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu vụ việc không khởi tố được, phải chuyển sang xử lý hành chính sẽ càng khó khăn hơn”, ông Trực cho biết.
Ông Trực đưa ra kiến nghị, Bộ KH&CN, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin & Truyền thông nên tổ chức các lớp tập huấn về thương mại điện tử, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử để các chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát kinh tế hiểu và có biện pháp phòng, chống. Ngoài ra, cần có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ việc. Cuối cùng, việc buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ cần phải bị xử lý hình sự một cách nghiêm khắc.
Đại tá Hoàng Văn Trực, Hoàng Văn Trực, Cục cảnh sát Kinh tế, ma túy, tiền giả, mua bán tiền giả, mua bán ma túy, cảnh sát kinh tế, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ, xâm phạm sở hữu trí tuệ
Theo Danviet
Phá đường dây tiêu thụ tiền giả quy mô lớn
Mua hàng trăm triệu tiền giả mệnh giá 200.000 đồng từ Trung Quốc, Oanh mang vào miền Trung bán lại cho các đầu mối.
Sáng 1/6, Công an tỉnh Quảng Nam công bố thông tin phá đường dây mua bán, vận chuyển và tàng trữ tiền giả quy mô lớn.
Theo đại tá Huỳnh Trung Nguyên, Phó giám đốc công an tỉnh, trung tuần tháng 5, từ tin báo của người dân, Công an huyện Thăng Bình bắt giữ hai anh em ruột Đào Văn Cần (27 tuổi) và Đào Văn Ninh (35 tuổi, cùng trú huyện Phú Bình, Thái Nguyên) khi đang tiêu thụ tiền giả ở chợ. Khám xét hai nghi can, cảnh sát thu giữ hơn 100 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng.
Chu Thị Oanh khi bị bắt. Ảnh: C.A
Cần khai đầu tháng 5 vào Đăk Lăk xin việc làm. Tại đây, Cần gặp đồng hương Nguyễn Văn Tuân (35 tuổi) và Nguyễn Văn Hòa (48 tuổi, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Hòa sau đó rủ Cần tham gia vào đường dây tiêu thụ tiền giả với tỷ lệ ăn chia 50/50. Sau khi tiêu thụ 20 triệu đồng tiền giả ở các chợ tại Đăk Lăk và mang về chia cho Hòa một nửa, thấy dễ kiếm lời Cần rủ thêm anh trai là Ninh cùng đưa "hàng" xuống Quảng Nam lừa.
Với thủ đoạn mua các mặt hàng có giá trị lớn, kẹp tờ tiền thật phía ngoài để không bị phát hiện, Cần và Ninh nhanh chóng tiêu thụ nhiều tiền giả ở các chợ trên địa bàn Thăng Bình. Tuy nhiên, một số tiểu thương sau đó phát hiện nên trình báo công an.
Nhận định đường dây này quy mô lớn, Công an tỉnh Quảng Nam mở rộng điều tra và bắt thêm Hòa, Tuân cùng Đinh Thị Tuyết (32 tuổi, trú Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Thị Nguyệt (34 tuổi, trú Phú Bình, Thái Nguyên), và Chu Thị Oanh (47 tuổi, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng). Oanh bị cho là người cầm đầu đường dây.
200 triệu tiền giả Oanh mua từ Trung Quốc giá 25 triệu đồng. Ảnh: C.A
Đại tá Nguyên cho hay, Oanh được đặc xá ngày 2/9/2015 sau khi bị kết án 4 năm tù về tội buôn bán tiền giả. Khi bị bắt, cảnh sát thu giữ trên người Oanh 200 triệu đồng tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Người phụ nữ khai, vừa qua Trung Quốc mua số tiền này từ một người đàn bà tên A Mỉng với giá 25 triệu đồng, khi đang trên đường mang tiền giả vào miền Trung giao cho Hòa và đồng bọn thì bị bắt. Trong 7 nghi can này, có 3 người nhiễm HIV.
Khám xét 7 nghi can và giao nộp của tiểu thương, cảnh sát thu giữ hơn 1.200 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Nhà chức trách nhận định, vẫn còn số lượng lớn tiền giả đang lưu hành trên thị trường, chưa thể thu hồi. Công an Quảng Nam kêu gọi người dân cung cấp thông tin liên quan đến đường dây này. Số điện thoại liên hệ 0985,007.775, gặp đại tá Dương Tấn Bộ, Trưởng Phòng an ninh điều tra.
Vụ việc đang được làm rõ.
Tiến Hùng
Theo VNE
Cán bộ kho bạc môi giới mua bán ngoại tệ giả Qua giới thiệu của cán bộ kho bạc huyện, phi vụ mua bán gần 100.000 USD giả được thực hiện giữa đầu mối ở Trung Quốc và khách hàng tại Lạng Sơn. Theo bản án sơ thẩm ngày 7/4, tháng 6/2014, Nông Thị Thảo (53 tuổi, cán bộ kho bạc huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) quen Nông Nguyệt Mỹ (51 tuổi, trú tại...