Bộ Công an được đề nghị vào cuộc vụ lùm xùm quanh Hoa hậu Dân tộc
Theo công văn số 659/NTBD-POL, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an điều tra, xử lý nghiêm các trang mạng đã đưa tin không căn cứ quanh cuộc thi Hoa hậu Dân tộc 2013.
Công văn số 659/NTBD-POL mới đây do Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành ghi rõ: Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công An điều tra, xử lý nghiêm trang mạng, báo điện tử đưa thông tin không căn cứ về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần 3 năm 2013.
Đây có thể coi là động thái cứng rắn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhằm chấn chỉnh lại các hoạt động đưa tin của những trang mạng, báo điện tử sau khi có tình trạng đưa tin ẩu tả, thiếu kiểm chứng trong thời gian gần đây. Đặc biệt là từ thông tin một số trang mạng, báo điện tử đã đưa về tin đồn “mua bán giải trong cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 và tin đồn cho rằng tân Hoa hậu và con trai Trưởng ban tổ chức cặp kè với nhau.”
Video đang HOT
Công văn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn
Theo dòng sự kiện, sau khi kết thúc cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam ngày 3/7/2013, trên một số trang mạng internet, báo điện tử có đưa thông tin về việc thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Anh mua giải thưởng Hoa hậu với số tiền 1,5 tỷ đồng; Hoa hậu đoạt giải đã cặp kè với con trai Chủ tịch HĐQT công ty CIAT… Sau khi những thông tin trên được tung ra, tân Hoa hậu Ngọc Anh chia sẻ cô đã bị sốc và khóc rất nhiều trước những tin đồn ác ý, biết rằng là Hoa hậu nghĩa là sẽ phải đối mặt với tin đồn nhưng cô “không thể ngờ những tin đồn lại ác ý tới mức như thế. Tôi đã rất sốc, bức xúc và buồn vì những tin đồn ấy.”
Phó trưởng ban tổ chức, Hoa hậu quý bà Kim Hồng chia sẻ: “Những tin đồn này là không đúng sự thật, nếu ai nói không có bằng chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường danh dự cho cá nhân Hoa hậu, các thành viên ban tổ chức, bởi đây là một sự vu khống, xúc phạm nhân phẩm của các cá nhân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của cuộc thi và các nhân tố liên quan tới cuộc thi”.
Trong công văn được gửi ngày 24/7/2013, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gởi Cục Quản lý phát thanh và Thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công An đã khẳng định: Những thông tin trên đều không có căn cứ nhưng đã được đăng tải tràn lan trên mạng internet, gây ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, uy tín của UBND tỉnh Quảng Nam, ban chỉ đạo, ban tổ chức cuộc thi và một số tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hoa hậu Ngọc Anh và Trưởng BTC Kim Hồng
Về những nội dung liên quan đến việc UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng BTC cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013″ trong công văn của Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng cho rằng: Ban tổ chức cuộc thi đã thực hiện công tác tổ chức đúng quy định của pháp luật, quyết định cho phép và đề án tổ chức cuộc thi dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các Bộ, Ban ngành tham gia ban chỉ đạo.
Về hướng giải quyết, công văn số 659/NTBD-POL đã “đề nghị điều tra, có hình thức xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước, công tác tổ chức cuộc thi “Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013″ và uy tín, danh dự cho các tổ chức, cá nhân bị xâm phạm.”
Theo Dantri
Tập trung tấn công trấn áp tội phạm để nhân dân đón Tết an toàn, lành mạnh
Để tội phạm lộng hành, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm - Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Trưởng ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến, triển khai chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 diễn ra sáng qua (25-1) tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết 5 năm vừa qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo Bộ Công an và các Bộ, ban, ngành, địa phương, triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ công tác phòng chống tội phạm đã đạt được những kết quả quan trọng: Tình hình tội phạm cơ bản được kiềm chế, một số loại tội phạm nghiêm trọng đã giảm. Tuy nhiên, vẫn còn nổi lên hoạt động của tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức tại một số đô thị lớn với tính chất ngày càng táo tợn, manh động hơn. Một số tội phạm diễn biến phức tạp, trong đó có tội phạm mua bán người và các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm; tội phạm sử dụng vũ khí "nóng" gây án nghiêm trọng và một số loại tội phạm kinh tế, tham nhũng khác... Từ thực tế này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo Bộ Công an và các Bộ, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện 3 chương trình Quốc gia phòng chống các loại tội phạm, ma túy, mại dâm, mua bán người và đạt được những kết quả nhất định; đã kiềm chế, kéo giảm tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt là tội phạm gây án nghiêm trọng. Kết quả điều tra tội phạm đạt trên 70%, riêng tỷ lệ khám phá trọng án đạt trên 90%. Đặc biệt, trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 1.800 vụ với hơn 3.000 đối tượng, giải cứu gần 2.000 nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.
Đại diện các địa phương đã báo cáo, tập trung trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh biện pháp triển khai các tổ công tác 141 đạt hiệu quả rất cao, nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự ATGT, đã kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Mô hình công tác 141 của thành phố Hà Nội đã được Chính phủ đánh giá cao và yêu cầu các địa phương nhân rộng. Tại hội nghị, Văn phòng Chính phủ đã công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập Ban chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (Ban chỉ đạo 130/CP) và Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm (Ban chỉ đạo 138/CP) thành Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ.
Biểu dương những thành tích của các Bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Gia Lai..., Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ ra những tồn tại là vẫn còn tình trạng các băng, nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức ở một số nơi, gây phức tạp tình hình ANTT. Tội phạm sử dụng vũ khí "nóng", gây án nghiêm trọng vẫn diễn biến phức tạp khiến lòng dân chưa yên. Nguyên nhân chủ quan do hệ thống chính trị chưa thực sự vào cuộc và Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm ở một số địa phương hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn hình thức, công tác phối hợp thiếu chặt chẽ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, ngay trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tất cả các địa phương trong cả nước mở đợt cao điểm tấn công phòng chống tội phạm để nhân dân vui xuân, đón Tết thực sự an toàn, lành mạnh.
Để đánh trúng, đánh mạnh tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm kinh tế, tham nhũng, ma túy, mua bán người..., đồng chí Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt 3 chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, gắn với các chương trình an sinh xã hội và những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đề ra. "Ở đâu có tội phạm lộng hành, người đứng đầu chính quyền, công an nơi đó phải chịu trách nhiệm" - đồng chí Phó Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị các địa phương quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ở cơ sở ngày càng vững mạnh, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo công tác.
Theo ANTD
Đánh mạnh, đánh trúng các loại tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội Sáng nay (15-1), đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 tổ chức tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính...