Bộ Công an đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình tiêm thuốc độc
Bộ Công an đã đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và phân chia khu vực thi hành án tử hình thành 11 địa điểm theo vùng miền.
Chính phủ vừa có báo cáo cập nhật số liệu 10 tháng (từ 1-10-2020 đến 31-7-2021) gửi các cơ quan của Quốc hội về công tác thi hành án năm 2021.
Báo cáo cho biết, hiện có 57/69 trại tạm giam đã xây dựng khu giam riêng người bị kết án tử hình, với tổng số 700 buồng giam, hơn 1.200 chỗ giam giữ. Tuy nhiên, trong số này có 24 buồng giam xuống cấp không đảm bảo cho công tác quản lý giam giữ; 12 trại tạm giam chưa có khu giam riêng người bị kết án tử hình; 28/69 trại tạm giam phải sửa chữa các buồng tạm giam, buồng kỷ luật để giam người bị kết án tử hình…
Công an đưa tử tù vào nhà thi hành án
Hiện có 60/69 trại tạm giam đã được đầu tư lắp đặt hệ thống kiểm soát an ninh phục vụ công tác giám sát buồng giam người bị kết án tử hình, với tổng số gần 1.200 camera nhưng hơn 60 camera đã xuống cấp, hư hỏng.
Bộ Công an đã đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và phân chia khu vực thi hành án tử hình thành 11 địa điểm theo vùng miền. Còn 4 nhà thi hành án tử hình tại công an địa phương gồm Đà Nẵng, Lào Cai, Khánh Hoà, Hậu Giang chưa xây dựng vì chưa bố trí được quỹ đất và số lượng giam giữ người bị kết án tử hình không nhiều.
Nữ tử tù thường tìm cách có thai để thoát án tử hình
Video đang HOT
Theo đánh giá của Chính phủ, công tác quản lý giam giữ, thi hành án tử hình có nhiều khó khăn. Cụ thể, số lượng người bị kết án tử hình tăng nhanh, gần 30%, trong khi cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến quá tải.
Đáng chú ý là đối tượng bị kết án tử hình thường có tâm lý hoang mang, hoảng loạn về tinh thần hoặc tâm lý không còn gì để mất nên thường xuyên có biểu hiện chống đối, luôn tìm cách trốn, tự sát hoặc tự gây thương tích, xúc phạm, tấn công người thi hành công vụ. Đối tượng là nữ thì tìm cách có thai để thoát án tử hình.
Bên cạnh đó, tình trạng kéo dài thời gian giam giữ bị án tử hình do chưa có quy định cụ thể về thời gian chờ xét quyết định ân giảm hoặc bác đơn xin ân giảm án tử hình…
Báo cáo của Chính phủ cho biết qua theo dõi, tổng hợp của Bộ Công an, còn rất nhiều bản án tử hình từ năm 2017, 2018 nhưng chưa có quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong khi theo quy định, trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, vượt quá khả năng khám, điều trị của y tế trại tạm giam, phải đưa người bị kết án tử hình tới bệnh viện ngoài cơ sở giam giữ điều trị. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, canh gác, áp giải…
Đánh giá báo cáo của Chính phủ, nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp lưu ý, trong năm 2021, dịch bệnh Covid-19 phức tạp lây lan đến một trại tạm giam.
Như tử tù Nguyễn Kim An lợi dụng việc di chuyển phạm nhân ra khỏi trại tạm giam khi phòng, chống dịch đã bỏ trốn khỏi trại tạm giam Chí Hòa (TP.HCM) hôm 13/7. Thời điểm bỏ trốn, An đang nhiễm Covid-19. Hàng trăm trinh sát đã vất vả truy tìm, đưa tử tù này về trại tạm giam Chí Hòa để xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an TPHCM: Cảnh giác tình trạng trộm cắp trong đợt siết giãn cách
Công an TPHCM cho biết, trong quãng thời gian siết chặt giãn cách xã hội, số vụ phạm pháp hình sự đã được kéo giảm, nhưng số vụ trộm cắp tài sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Phạm pháp hình sự giảm, trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ lớn
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM chiều 4/9, ông Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TPHCM, cho biết, thống kê từ 23/8 đến 14/9, toàn địa bàn xảy ra 19 vụ phạm pháp hình sự, giảm khoảng 85% so với trung bình cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, các vụ phạm pháp hình sự được ghi nhận gồm trộm, cướp giật, giết người, chống người thi hành công vụ, hiếp dâm, làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức...
"Qua thống kê, số vụ trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ lớn trong quãng thời gian này. Công an thành phố đề nghị người dân nâng cao cảnh giác", ông Lê Mạnh Hà khuyến cáo.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trường phòng Tham mưu Công an TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Bên cạnh đó, lực lượng công an đã ghi nhận một số phản ánh về việc lừa đảo bán hàng qua mạng, tổ chức cá cược, đánh bạc online và lừa đảo để chiếm thông tin ngân hàng, chiếm đoạt tài sản.
Đối với tiến độ điều tra các vụ án hình sự, Công an TPHCM vẫn tiếp tục đảm bảo theo đúng quy định. Dù còn những khó khăn, vướng mắc nhất định trong thời gian giãn cách xã hội, công an thành phố đã kiến nghị Bộ Công an cùng các cơ quan liên ngành phối hợp giải quyết.
Trong quãng thời gian trên, thành phố cũng có 6 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, 2 vụ tai nạn nghiêm trọng đã làm 2 người tử vong và một người bị thương.
"Chúng tôi nhận định, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng chưa có mức giảm tương xứng với việc giảm lưu lượng phương tiện trên đường. Người dân cần chú ý tránh chạy quá tốc độ, thiếu quan sát, vượt đèn đỏ tại khu vực vắng người", đại diện Công an TPHCM kêu gọi.
Ngày 3/9, toàn thành phố. có 2.266 F0 được điều trị khỏi, xuất viện
Cũng tại buổi họp, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, thông tin, trong ngày 3/9, toàn thành phố có 2.266 bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện. Số lượng bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn xuất viện trong ngày trước đó là hơn 4.000 trường hợp.
Tính đến nay, thành phố có 122.775 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh.
Trong ngày 3/9, thành phố có 256 bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong. Số bệnh nhân tử vong trên địa bàn trong 24 giờ qua đã tăng nhẹ so với một ngày trước đó, nhưng vẫn dưới ngưỡng 300 trường hợp.
Ngành y thành phố đang điều trị 42.864 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 3.106 bệnh nhân Covid-19 là trẻ em dưới 16 tuổi, 2.770 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân cần can thiệp ECMO.
TPHCM sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của chiến lược điều trị F0 tại nhà. Việc điều trị tại nhà được thực hiện bằng nguồn lực của 411 trạm y tế lưu động, 312 trạm y tế phường, xã, thị trấn.
Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TPHCM đã có tổng cộng 241.603 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 được công bố.
Tính từ 18h ngày 12/9 đến 18h ngày 3/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 8.499 bệnh nhân Covid-19 mới tại TPHCM.
TPHCM: Tướng công an kể về vụ bắt tử tù mắc Covid-19 trốn trại Chí Hòa Công an TPHCM cho biết, đơn vị sẽ thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công an đối với việc thăm khám, cách ly, điều trị cho tử tù dương tính SARS-CoV-2 vừa bắt giữ. Thiếu tướng Trần Đức Tài, Phó Giám đốc Công an TPHCM Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 diễn...