Bộ Công an điều tra vụ “tê liệt” hệ thống điều hành bay do mất điện
Bộ Công an đã cử đại diện tham gia Tổ điều tra sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh gây “sập” hệ thống điều hành bay tại Tân Sơn Nhất và toàn bộ Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh xảy ra hôm 20/11, sự cố bước đầu được khẳng định do yếu tố con người.
Sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh (ACC Hồ Chí Minh) vừa được thành lập hôm qua (24/11). Tổ điều tra do ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam làm Tổ trưởng, tham gia trong tổ này có đại diện các phòng ban chuyên môn của Cục Hàng không, đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM Hascon (Viện trưởng Viện Điện- Điện tử – Tin học EEI).
Nguồn tin riêng của Dân trí cho biết, Bộ Công an vừa cử đại diện tham gia Tổ điều tra sự cố. Hiện công tác điều tra sự cố đang được rốt ráo triển khai. Chậm nhất đến ngày 10/12 sẽ có kết luận chính thức về sự cố này.
Hoạt động điều hành bay bị “tê liệt” hôm 20/11 là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến an ninh và uy tín quốc gia
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh – cho hay: “Sập” hệ thống điều hành và mất năng lực điều hành bay là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, gây ra tình trạng đặc biệt nguy hiểm trên trời, làm ảnh hưởng đến an ninh và uy tín quốc gia về quản lý điều hành Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR).
Theo vị Cục trưởng này, ngoài sự cố mất điện tại ACC Hồ Chí Minh hôm 20/11, Tổ điều tra sẽ tiến hành điều tra, ra soát lại toàn hệ thống điều hành bay tại ACC Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Trong một diễn biến có liên quan, sau khi đình chỉ công tác ít nhất 5 cán bộ và nhân viên có liên quan đến sự cố nghiêm trọng này, hôm nay (25/11), ông Đinh Việt Thắng – Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã ký quyết định bổ nhiệm và điều động nhân sự cho Công ty Quản lý bay miền Nam để tăng cường sự lãnh đạo của Tổng công ty và ổn định tình hình đơn vị sau sự cố sập nguồn tại ACC Hồ Chí Minh.
Ông Đinh Việt Thắng điều động ông Nguyễn Đình Công – Phó Tổng Giám đốc VATM, thay mặt Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành công tác không lưu và kỹ thuật tại Công ty Quản lý bay Miền Nam; Điều động, bổ nhiệm ông Đoàn Trí Dũng – Trưởng Ban Kỹ thuật VATM – làm Phó Giám đốc Công ty Quản lý bay Miền Nam phụ trách kỹ thuật. Thời gian nhận công tác từ ngày 26-11.
Như Dân trí đã thông tin, trưa ngày 20/11, ACC Hồ Chí Minh xảy ra sự cố mất điện do bị hỏng bộ lưu điện UPS, toàn hệ thống thiết bị điều hành bay tại sân bay Tân Sơn Nhất bị sập. Sự việc gây mất năng lực cung cấp năng lực cung cấp dịch vụ điều hành ở ACC Hồ Chí Minh và kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất.
Vào thời điểm mất điện, trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) đang có 54 máy bay hoạt động, có 8 chuyến đã nằm trong vùng trời kiểm soát tiếp cận để chuẩn bị hạ cánh. Trong thời gian mất năng lực điều hành thì có tới 92 máy bay bị ảnh hưởng, sân bay Tân Sơn Nhất không còn khả năng tiếp thu các chuyến bay đến/đi và ảnh hưởng đến các chuyến bay bay qua vùng FIR Hồ Chí Minh.
Theo VATM, nguyên nhân bị hỏng UPS lưu điện và “sập” hệ thống điện dự phòng 3 cấp tại ACC Hồ Chí Minh khiến hệ thống điều hành bay tại Tân Sơn Nhất bị tê liệt là do kíp trưởng trực điện là ông Lê Trí Tình (Đội bảo đảm môi trường kỹ thuật – Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật – Công ty Quản lý bay miền Nam) thực hiện sai thao tác kỹ thuật. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Đại diện cho nhân dân mà vẫn nể nang, ngại va chạm!
"Tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc ít chất vấn tại kỳ họp làm cho vai trò đại diện của nhân dân trong bộ máy chính quyền chưa được khẳng định, chưa đáp ứng được những mong đợi của nhân dân", đại biểu Triệu Là Pham nói.
Ngày 24/11, Quốc hội thảo luận luật tổ chức chính quyền địa phương, các ý kiến của đại biểu tập trung vào vấn đề có nên tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp quân, phường nữa hay không.
Đại biểu Triệu Là Pham cho rằng tình trạng nể nang, né tránh khiến HĐND không phát huy được vai trò
Cho ý kiến về vấn đề trên, đại biểu Triệu Là Pham (Hà Giang) nhận thấy bỏ HĐND ở hai cấp trên là không phù hợp, làm đảo lộn bộ máy hành chính, làm thay đổi các văn bản pháp luật mà không biết hiệu quả của nó như thế nào. "Không còn HĐND cũng đồng nghĩa với việc nhân dân thực hiện quyền lực của nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua HĐND sẽ không được đảm bảo, chưa đúng với tinh thần tại Điều 6 Hiến pháp", đại biểu Pham nói.
Vì vậy, đại biểu Triệu Là Pham đề nghị nên giữ nguyên cấp chính quyền địa phương như hiện tại, đó là ở đâu có UBND ở đó có HĐND. Cùng với đó, đại biểu còn đề nghị nên tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế còn khác nhau của HĐND như hoạt động còn mang tính hình thức và thiếu thực quyền dẫn đến không phát huy được hết khả năng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm hoặc ít tham gia ý kiến, ít chất vấn tại kỳ họp, vai trò đại diện của nhân dân trong bộ máy chính quyền chưa được khẳng định, chưa đáp ứng được những mong đợi của nhân dân.
"Không thể cắt bỏ HĐND một cấp, việc làm đó không đem lại lợi ích gì đáng kể cho đất nước, cho nhân dân mà chỉ gây xáo trộn hệ thống chính quyền địa phương đang ổn định, đồng thời làm mất đi chỗ dựa, mất đi công cụ chính trị quan trọng để nhân dân thông qua cơ quan đại diện của mình góp phần xây dựng bộ máy chính quyền được tốt hơn", đại biểu Pham phân tích.
Cùng vấn đề trên nhưng đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, ai cũng thấy HĐND các cấp hiệu quả rất thấp. "Cử tri hỏi rằng một năm họp mấy ngày thì quyết được cái gì và giám sát được gì. Chúng ta nên thực tế vấn đề phải nâng quyền lên chứ không phải để tồn tại hình thức", đại biểu Trần Du Lịch nói.
Qua thực tiễn đại biểu Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) nhận thấy một thực trạng là hiện nay kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, tính thượng tôn pháp luật chưa cao, một trong những nguyên nhân của vấn đề đó là không rõ trách nhiệm của người đứng đầu và yếu kém trong công tác phối hợp giữa các bộ, ngành ở trung ương và các sở, ngành ở địa phương.
Vì vậy, đại biểu Huệ đề nghị dự luật lần này cần thiết kế các điều luật để khắc phục những vấn đề trên. "Tôi nghiên cứu trong luật thì chỉ thấy quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, của Chủ tịch UBND mà chưa thấy quy định trách nhiệm ở đâu. Tôi nghĩ quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng phải lớn. Đồng thời, phải làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND với các ủy viên UBND... với trách nhiệm là giám đốc các sở, ngành ở tỉnh", đại biểu Trương Thị Huệ nói.
Cùng vấn đề trên đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương cần thiết kế để HĐND, UBND là một thể thống nhất, gắn kết, tạo thành cấp chính quyền địa phương. Đối với nơi không tổ chức HĐND, đại biểu băn khoăn việc chính quyền địa phương được tổ chức ra sao? Mối quan hệ với chính quyền cấp trên như thế nào?
Từ những lý do như trên, đại biểu Thủy đề nghị dự thảo luật cần phải xác định rõ từng cấp chính quyền địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn gì phù hợp với đặc điểm của địa bàn. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp chính quyền địa phương đó thì HĐND, UBND, Chủ tịch UBND có nhiệm vụ, quyền hạn gì để đảm bảo tính minh bạch trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo nguyên tắc phân quyền, phân cấp, ủy quyền.
Quang Phong
Theo dantri
Thành lập đại diện Cảng vụ Hàng hải tại huyện Trường Sa Sáng 15/11, tại Nha Trang, Cục Hàng hải Việt Nam đã công bố Quyết định thành lập Đại diện Cảng vụ Hàng hải Nha Trang tại huyện Trường Sa nhằm quản lý hoạt động tàu thuyền, bảo đảm tự do hàng hải... Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật trao Quyết định thành lập Đại diện Cảng vụ Hàng hải Nha...