Bộ Công an đang điều tra nhóm đối tượng tấn công Báo điện tử VOV
Ngày 14/6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao ( Bộ Công an) cho biết các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành điều tra, làm rõ nhóm đối tượng tấn công Báo điện tử VOV có tên miền vov.vn.
Trước đó, ngày 12/6, Báo điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) đăng tải hai bài viết liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch Đại Nam).
Tuy nhiên, sau khi loạt bài viết được đăng tải, một số đối tượng đã có hành vi kích động, tạo các tài khoản ảo để tấn công nhiều nền tảng của Báo điện tử. Trong đó đỉnh điểm là việc tấn công DDOS (từ chối dịch vụ) nhắm vào Báo điện tử vov.vn trong ngày 13/6, tấn công Fanpage của của báo; gửi thư, gọi điện xúc phạm đến các nhân vật đã trả lời phỏng vấn, khủng bố phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe dọa, thóa mạ…
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khẳng định, đã nhận được công văn của VOV yêu cầu làm rõ vấn đề trên.
Video đang HOT
Trước đó, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo Viettel và VNPT gấp rút xử lý việc Báo điện tử VOV bị tấn công.
Tính đến chiều ngày 13/6, Báo điện tử VOV.VN đã truy cập được bình thường.
Quyết liệt đấu tranh với tội phạm có tổ chức
Tội phạm có tổ chức bao giờ cũng gây nguy hiểm hơn cho xã hội so với tội pham đơn lẻ hoặc gây án không có dự mưu. Theo thống kê của Bộ Công an, vào năm 2018 có đến 89% tội phạm hình sự là TPCTC.
Chính vì vậy mà trong Đề án 2 (hình thành từ năm 2018) về phòng, chống các loại TPCTC, xuyên quốc gia do Bộ Công an thực hiện, phương châm được đặt ra là "bóp chết từ trong trứng", kiên quyết không để tội phạm lộng hành theo kiểu "xã hội đen"...
TP Hồ Chí Minh với hơn 10 triệu dân, nhiều băng nhóm TPCTC từ khắp nơi đổ về, kể cả tội phạm xuyên quốc gia. Cho nên, trước và sau khi có Đề án 2, Công an TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đấu tranh mạnh mẽ với TPCT với hàng loạt băng nhóm tội phạm với quy mô lớn lần lượt bị triệt xóa.
Một số vụ điển hình như băng nhóm cho vay nặng lãi (CVNL), do Nguyễn Bá Mẽ (SN 1987, quê Bắc Giang) cầm đầu. Khi Mẽ và 5 đồng bọn bị bắt, ngoài hồ sơ giấy tờ liên quan đến CVNL cơ quan Công an còn thu 1 súng Rulo, 3 áo giáp, 13 mã tấu, 1 dao tự chế, 21 ống tuýp sắt cắt nhọn và ma túy.
Băng nhóm cho vay lãi nặng bị Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ.
Băng nhóm CVNL khác do Phạm Ngọc Hùng (SN 1976, Hà Nội) cầm đầu, thuê căn nhà trên đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận) rồi cùng 5 đồng bọn hoạt động CVNL từ đầu năm 2019 tại nhiều địa bàn khác nhau trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Hàng ngày Hùng cử các "đệ tử" đi phát tờ rơi hoặc dán ở các cột điện để quảng cáo "cho vay tín chấp, lãi suất thấp, giải ngân trong ngày".
Tuy nhiên, khi người có nhu cầu tìm đến, chúng "hét" với mức lãi suất từ 20-30%. Kiểm tra nơi ở của Hùng, cơ quan Công an thu giữ 6 bịch ma túy dạng viên, 0,5 gram ma túy dạng bột, 1 súng Rulo cùng 4 viên đạn, 1 còng số 8, 1 roi điện, 1 dùi cui và hàng trăm bộ hồ sơ cho vay. Cũng CVNL nhưng qua App với lãi suất lên đến 90%/tháng, có 5 đối tượng bị bắt giữ.
Một băng tội phạm hoạt động có tổ chức quy mô lớn khác cũng bị Phòng CSHS, Công an TP Hồ Chí Minh triệt phá là băng nhóm lừa hơn 100 cô gái bị bán vào động mại dâm trá hình, massage kích dục, karaoke ôm... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Các đối tượng trong băng nhóm tạo nhiều tài khoản Facebook, Zalo và đăng thông tin trên các trang mạng để tuyển nhân viên làm việc cho các nhà hàng, karaoke, massage, cà phê, với mức lương hàng chục triệu đồng mỗi tháng để lừa các cô gái vào tròng...
Qua các băng nhóm bị xóa sổ cho thấy, diện mạo của các băng nhóm TPCTC giờ khác xưa nhiều, chúng không còn ẩn náu ở các khu nhà ổ chuột, quanh các bến xe, nhà ga, công viên..., mà thường sống trong các khu biệt thự, chung cư cao cấp và khoác lên mình cái mác của những người thành đạt, doanh nhân, người buôn bán... nhưng thực chất chỉ là bình phong để chúng hoạt động bài bạc, bảo kê, CVNL, đòi nợ thuê...
Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, trong năm 2021 và các năm tiếp theo, Công an TP Hồ Chí Minh tập trung triệt phá các băng nhóm TPCTC, nhất là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sử dụng vũ khí nóng, tội phạm đòi nợ thuê, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài...
Trong đó sẽ đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm liên quan đến "tín dụng đen" và công nghệ cao. Sở dĩ, Công an TP Hồ Chí Minh xác định mục tiêu như vậy vì tội phạm "tín dụng đen" hoạt động theo kiểu truyền thống hay qua không gian mạng được xem là mầm mống sản sinh ra các loại tội phạm khác như bắt giữ người trái pháp luật, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích...
Việc Công an TP Hồ Chí Minh vừa thành lập Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao là nằm trong kế hoạch này.
Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả TPCTC rất cần sự góp sức của các ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân. Bởi lẽ, dù tội phạm có ranh ma, xảo quyệt đến đâu cũng không thể qua được tai mắt nhân dân. Người dân cần mạnh dạn tố giác tội phạm khi phát hiện. Từ thực tiễn cho thấy, các băng nhóm TPCTC thường hoạt động trong một thời gian dài mới bị xóa sổ. Nguyên nhân, bên cạnh công tác quản lý địa bàn ở một số nơi chưa làm tốt, còn có sự "giúp sức" của nạn nhân.
Như trong vụ băng nhóm giả gái bán dâm trộm tài sản, hàng trăm nạn nhân bị sập bẫy nhưng hầu như không ai trình báo với cơ quan Công an. Băng nhóm lừa các cô gái vào động mại dâm cũng khó có thể thực hiện trót lọt hơn 100 vụ nếu như các bậc phụ huynh và các cô gái tỉnh táo hơn trước những lời mật ngọt ngồi không mà hưởng lương "khủng" do bọn tội phạm vẽ ra...
Kết luận giám định "vênh nhau"? Sáng 22-3, HĐXX của TAND TP Huế sẽ mở lại phiên toà xét xử bác sỹ Lê Quang Huy Phương sau hơn 3 tháng trả hồ sơ điều tra bổ sung... Bị cáo tại phiên toà. Sự đối lập ở 2 bản kết luận giám định? Trước đó, ngày 1-12-2020, sau nhiều ngày xét xử, HĐXX TAND TP Huế, tỉnh Thừa - Thiên...