Bộ Công an có không quá 6 Thứ trưởng đeo hàm Thượng tướng
Luật Công an nhân dân được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 6 thông qua và sẽ chính thức thi hành từ ngày 1/7/2019, quy định các chức danh, bậc hàm đối với sĩ quan CAND. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an có hàm Đại tướng; Thượng tướng là cấp bậc hàm của Thứ trưởng Bộ Công an, không quá 6 người.
Thượng tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban soạn thảo.
Sáng 27/12, Bộ Công an tổ chức phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng Công an nhân dân (CAND). Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phiên họp cùng Thượng tướng Lê Quý Vương, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành – Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập…
Theo đó, Luật CAND được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2019; đối với các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp Tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/01/2019.
Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp đã công bố Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan CAND chưa được quy định cụ thể trong Luật CAND năm 2018.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp.
Video đang HOT
Tại phiên họp, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu vào nội dung dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan CAND chưa được quy định cụ thể trong Luật CAND năm 2018.
Bộ trưởng đề nghị, Ban soạn thảo, Tổ biên tập cần nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo đúng tiến độ.
Luật CAND gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực từ 1/7/2019. Đối với các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp Tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2019.
Điều 25 “Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân” quy định:
Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Công an;
Thượng tướng: Thứ trưởng Bộ Công an; số lượng không quá 6 người.
Trung tướng: Cục trưởng, Tư lệnh và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an có một trong các tiêu chí sau: Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu chiến lược, đầu mối phối hợp với các bộ, ngành, địa phương; có hệ lực lượng theo ngành dọc, quy mô hoạt động toàn quốc, trực tiếp chủ trì phối hợp hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm….Số lượng không quá 35 người.
Thiếu tướng: Cục trưởng của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an và chức vụ, chức danh tương đương… Số lượng không quá 157.
Đại tá: Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ; Hiệu trưởng các trường trung cấp;
Thượng tá: Trưởng phòng và tương đương; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
Trung tá: Đội trưởng và tương đương; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
Thiếu tá: Đại đội trưởng.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn trước TVQH
Theo dự kiến, tại phiên họp 26 của Uỷ ban TVQH sẽ có nội dung chất vấn 2 Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Tô Lâm.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm là một trong 2 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26 của Uỷ ban TVQH
Theo chương trình dự kiến của phiên họp thứ 26 của Uỷ ban TVQH diễn ra vào từ 8-13/8, sẽ có nội dung tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của ĐBQH dành cho 2 vị Bộ trưởng, trưởng ngành.
Theo nguồn tin, hai người được lựa chọn đăng đàn trả lời chất vấn tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an và ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Hình thức chất vấn sẽ vẫn áp dụng những đổi mới đã thực hiện từ phiên họp Uỷ ban TVQH thứ 22. Theo đó, mỗi ĐBQH nêu câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 1 phút/lần. Người được chất vấn sẽ trả lời ngay câu hỏi của ĐBQH trong thời gian không quá 3 phút/lần. Trường hợp ĐBQH chưa thỏa mãn với câu trả lời thì có thể sử dụng bảng để đăng ký tranh luận, thời gian hỏi và trả lời khi tranh luận ngắn hơn quy định nêu trên.
Phiên chất vấn dự kiến tổ chức vào ngày 13/8 tới.
Ngoài nội dung chất vấn, phiên họp Uỷ ban TVQH thứ 26 lần này cũng sẽ cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật đặc xá; Cho ý kiến lần 2 về Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật kiến trúc; Luật trồng trọt, Luật chăn nuôi; Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học; Luật đặc xá; Tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011-2016"...
Bên cạnh đó, Ủy ban TVQH còn cho ý kiến về việc giao kế hoạch đầu tư vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của bộ, ngành giai đoạn 2016-2020 và xử lý vướng mắc đối với thủ tục đầu tư dự án nhóm A sử dụng ngân sách TP.HCM theo quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14...
Hoài Vũ
Theo baogiaothong
15 Cục của Bộ Công an được bao nhiêu cấp phó hàm Thiếu tướng? Sáng nay (20.11), với 85,77% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công an nhân dân (CAND - sửa đổi), Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt (ảnh quochoi.vn). Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua,...