Bộ Công an chỉ đạo xử lý ngay người cố tình vi phạm ở trạm BOT
Bộ trưởng Công an Tô Lâm khẳng định lãnh đạo công an các tỉnh phải xử lý ngay những người cản trở, phá hoại trang thiết bị ở các trạm BOT, không để xảy ra điểm nóng.
Ngày 24.1, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phòng, chống ùn tắc giao thông dịp Tết Nguyên đán 2018, bảo đảm an ninh, trật tự các trạm thu giá BOT.
Hành vi gây rối, cản trở giao thông ở các trạm BOT sẽ bị xử lý. Ảnh: Hoàng Hà.
Về bảo đảm an toàn trật tự, chống ùn tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng tại các trạm BOT, Bộ Công an đã chỉ đạo công an địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện của Thủ tướng.
Theo đó, công an các tỉnh, thành phố có trạm thu giá BOT phải chủ động nắm chắc tình hình có liên quan.
Công an địa phương kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động cả hệ thống chính trị, người dân tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trạm thu giá BOT phức tạp cần chủ động nắm chắc tình hình, dự báo các tình huống phức tạp xảy ra.
Lãnh đạo công an tỉnh, thành phố chủ động rà soát, bổ sung, hoàn thiện các phương án, kế hoạch bảo đảm, duy trì trật tự an toàn giao thông ở các trạm BOT.
Khi xảy ra tình huống phức tạp, lực lượng công an phải tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm theo “4 tại chỗ”, không để kéo dài, diễn biến phức tạp, tạo thành “điểm nóng”.
“Xem xét, xử lý ngay những đối tượng cố tình vi phạm. Nhất là những thành phần lái xe có hành vi cản trở giao thông, có hành vi phá hoại trang thiết bị tại trạm thu giá, các cá nhân, tổ chức có hành vi gây rối, chống phá”, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định.
Ngoài ra, lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp tán phát thông tin không đúng sự thật trên mạng Internet theo đúng quy định pháp luật.
Bộ GTVT phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở GTVT tổ chức rà soát lại vị trí đặt các trạm thu giá BOT trên toàn quốc để có phương án xử lý, giải quyết phù hợp, không để xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự…
Theo Văn Chương (Zing)
Ôtô dừng quá 5 phút ở trạm BOT sẽ bị phạt
Phương tiện dừng đỗ tại các trạm thu phí có gắn biển "Cấm dừng xe quá 5 phút" sẽ phạt từ 800.000 đến 2.000.000 đồng, thậm chí xử lý hình sự.
Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản đốc thúc các chủ đầu tư BOT khẩn trương lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng, cấm đỗ xe tại trạm thu phí trước 25/1. Các Cục Quản lý đường bộ khu vực, Sở Giao thông trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện.
Từ khi có biển cấm, mọi hành vi cản trở giao thông tại trạm thu phí sẽ bị phạt tiền với mức thấp nhất 800.000 đồng và cao nhất 2.000.000, thậm chí bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, căn cứ nghị định 46.
Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu các nhà đầu tư bổ sung camera ở khu vực trạm, thu thập số liệu, trích xuất hình ảnh các tình huống gây rối, kích động mất trật tự an toàn giao thông, gửi về Tổng cục. Trên cơ sở đó, Tổng cục sẽ gửi Bộ Công an và UBND các tỉnh xử lý.
Nhiều tài xế trả tiền lẻ ở trạm BOT Cai Lậy để phản đối thu phí. Ảnh: Quốc Đoan
Tổng cục Đường bộ cũng yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh phối hợp với cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự và nhà đầu tư hướng dẫn giao thông, kịp thời xử lý các vi phạm.
"Việc trả tiền lẻ tại trạm thu phí không vi phạm pháp luật song người lái xe cần chuẩn bị tiền lẻ trước, trạm thu phí cũng có tiền lẻ để trả lại; nếu việc trao đổi quá lâu (quá 5 phút) thì sẽ cơ quan chức năng sẽ can thiệp và lái xe sẽ phải đi ra ngoài trạm thu phí để giao dịch", ông Huyện nói.
Thời gian qua, ở nhiều trạm BOT đã diễn ra việc lái xe trả tiền lẻ để phản đối việc vị trí trạm không hợp lý hoặc mức phí quá cao... dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.
Hiện cả nước có 88 trạm thu phí BOT trên quốc lộ, trong đó Bộ Giao thông quản lý 73 trạm (56 trạm đang thu, 17 trạm chưa thu), còn lại 15 trạm (11 trạm đang thu và 4 trạm chưa thu) do UBND các tỉnh quản lý.
Theo Nghị định 46 quy định về "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt". Tại iều 5, người điều khiển xe ôtô có hành vi "Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông" bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Người điều khiển xe ôtô có hành vi "Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông" bị phạt tiền từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát, cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" tại iều 260, Bộ Luật hình sự năm 2015, có thể bị phạt tù 3 đến 10 năm.
Trạm thu phí Sông Phan giảm giá vé vẫn bị tài xế phản ứng
Tài xế địa phương tiếp tục phản ứng trạm thu phí Sông Phan dù nơi này giảm giá từ 0h ngày 16.1. Họ yêu cầu miễn vé qua trạm cho những phương tiện xung quanh trạm.
Theo Đoàn Loan (VNE)
BOT miền Tây và lòng dân Sau BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp, các trạm BOT khác của miền Tây Nam bộ đang đối mặt làn sóng phản đối của các chủ phương tiện, dù đã giảm giá vé. Tại An Giang, trưa ngày 10.1.2018, nhiều tài xế khi lưu thông từ An Giang vào quốc lộ 80 đi Kiên Giang và hướng ngược lại, vẫn không mua vé...