Bộ Công an chỉ đạo trấn áp tội phạm mùa Covid-19
Theo Bộ Công an, trong thời gian giãn cách xã hội đã gia tăng nhiều loại hình tội phạm và xuất hiện nhiều hành vi không chấp hành quy định phòng chống dịch bệnh, có dấu hiệu tội phạm, cần điều tra và xử lý nghiêm.
Trộm vào phòng trọ sinh viên lấy cắp điện thoại . Ảnh Cắt từ clip
Ngày 6.4, Bộ Công an đã ra Công điện số 03/CĐ-BCA-V01 gửi thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường phòng ngừa, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Công điện nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội, gây áp lực gia tăng tội phạm và phức tạp về trật tự xã hội.
Cảnh báo: Tội phạm cướp giật, hiếp dâm rất manh động trong dịch Covid-19
Một số loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu gia tăng, như tội phạm ma túy, chống người thi hành công vụ; hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, lừa đảo, đầu cơ các mặt hàng thiết yếu, y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi, đưa tin không đúng sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh; tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp, nhất là liên quan đến nhóm đối tượng nghiện ma túy, “tín dụng đen”, thua cờ bạc, nợ nần…
Đặc biệt, theo Công điện, trong thời gian giãn cách xã hội và tăng cường làm việc trực tuyến, tội phạm trên không gian mạng, nhất là đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sẽ gia tăng; một số hành vi như trốn, chống đối, không chấp hành quy định cách ly, giãn cách xã hội, không khai báo, khai báo y tế gian dối… có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật cần được xác minh, điều tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước tình hình trên, Bộ Công an yêu cầu các lực lượng sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm chống người thi hành công vụ là nhân viên y tế và các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,… đầu cơ, tăng giá các mặt hàng thiết yếu; việc đưa tin không đúng sự thật trên không gian mạng về dịch bệnh… không để xảy ra tình hình phức tạp, gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bộ này cũng yêu cầu các lực lượng trong ngành thực hiện có hiệu quả các Kế hoạch, Điện chỉ đạo của Bộ về tập trung phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản, tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm và tệ nạn cờ bạc, nhất là trên không gian mạng;…
Đồng thời, phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp lựa chọn một số vụ án điểm, thực hiện thủ tục rút gọn theo quy định của bộ luật Tố tụng hình sự để kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật, nhằm răn đe, ngăn ngừa vi phạm.
Thái Sơn
Đường dây lừa "chạy việc" vào ngành công an, y tế, "đút túi" 5 tỷ đồng
Với lời hứa "chạy việc", Quyền làm giả các giấy tờ giả của Bộ Y tế, Bộ Công an rồi đưa cho "bậu sậu" để qua mặt các bị hại.
HĐXX của TAND TP Hà Nội vừa mở phiên toà xét xử các bị cáo trong vụ "chạy việc", chiếm đoạt 5 tỷ đồng của 8 bị hại. Theo đó, các cơ quan tố tụng làm rõ, từ cuối năm 2014 đến 6-2016, Trần Trọng Quyền, SN 1984, quê Hải Phòng, cùng các đồng phạm "nổ" rằng, quen với nhiều lãnh đạo các ngành công an, y tế nên có khả năng lo lót cho người có nhu cầu làm việc tại đây.
Để mọi người tin vào lời nói của mình, Quyền đã làm giả các giấy tờ như (thư đề nghị, thông báo tuyển dụng, quyết định tuyển dụng của hai Bộ Công an, Bộ Y tế...). Sau đó, bị cáo chụp lại hình ảnh bằng điện thoại và gửi cho Lê Đức Thọ, SN 1974, quê Hải Phòng; Nguyễn Thị Thanh, SN 1970, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội để bị hại tin tưởng các bị cáo đã xin được việc cho nhiều người.
Nhóm này còn bố trí cho các bị hại muốn xin vào ngành công an, đi khám sức khoẻ tại Bệnh viện 19/8, dẫn họ tới các trụ sở thuộc Bộ Công an... Có 8 trường hợp đã nộp tiền cho nhóm Quyền để xin vào ngành công an, bệnh viện và đã chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng.
Bị hại Tùng, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội, cho hay, do muốn xin vào ngành công an làm việc, tháng 6-2015, anh đã gặp có lời nhờ Thanh. Trường hợp của anh Tùng đã được Thanh chuyển tới Quyền. Mặc dù Quyền ra giá 450 triệu đồng nhưng Thanh nói với anh Tùng chênh lên 200 triệu (650 triệu đồng), đưa trước 80%, còn lại sẽ chuyển tiếp khi nhận quyết định đi làm vào ngày 30-4-2016.
Anh này đã chuyển cho Thanh 200 triệu đồng và nhận hồ sơ kê khai. Sau đó, anh Tùng đưa tiếp tổng cộng 550 triệu đồng. Ngày 5-2-2016, ê kíp đưa bị hại đi khám sức khỏe tại bệnh viện 19/8, rồi 2 tháng sau, họ đưa cho anh Tùng xem quyết định tuyển dụng vào ngành công an giả. Khi anh này muốn photo, các bị cáo nói dối "bí mật" không được lộ ra ngoài. Nhưng vì quá thời gian, anh Tùng không nhận được quyết định đi làm nên đã tố cáo nhóm lừa đảo ra cơ quan công an. Cũng trong thời gian "chạy" việc cho anh Tùng, biết em gái anh này có nguyện vọng vào ngành, Thanh gợi ý giúp. Sau đó, Thanh đã nói lại cho Quyền biết.
Qua Mạnh, nhóm này đã liên hệ với Đỗ Thị Len, SN 1989, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội và được hứa sẽ lo cho em gái anh Tùng vào Viện chiến lược Bộ Công an làm việc với chi phí 500 triệu đồng.
Len đã chuyển cho Mạnh cuốn mẫu lý lịch tự khai dùng cho tuyển chọn người vào ngành. Trong khi đó, Quyền báo giá với bị hại là 800 triệu đồng để hưởng chênh lệch 300 triệu đồng.
Để gia đình bị hại tin tưởng, Quyền và Thanh đưa ra thông tin giả với nội dung: Đang cần một chỉ tiêu công tác tại Viện Chiến lược thay thế con ông thiếu tướng. Người này đã hoàn thiện hồ sơ nhưng bị gãy chân, ngành không tuyển nữa.
Cuối tháng 5-2016, Mạnh trong vai "cán bộ Cục Cảnh sát Công nghệ cao" cùng Len đưa cô gái đi khám sức khỏe tại Bệnh viện 19/8 Bộ Công an. Sau đó, Len thúc giục gia đình cô gái chuyển trước 50% tiền để dẫn lên gặp lãnh đạo có thẩm quyền. Nhóm lừa đảo đã nhận của gia đình nạn nhân là 800 triệu đồng.
Nhận tiền xong của các nạn nhân, nhóm này chia nhau và không lo được cho họ vào ngành công an như đã hứa. Anh Tùng và gia đình đã tố cáo tới cơ quan chức năng.
Giúp sức cho bị cáo Quyền có: Lê Đức Thọ, SN 1974, quê Hải Phòng; Nguyễn Trọng Mạnh, SN 1983, quê Thái Bình.
HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt bị cáo Trần Trọng Quyền mức án 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo: Thanh, Mạnh, Thọ, Len lần lượt lĩnh các mức án từ 10 - 12 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hoa Đỗ
Theo phapluatxahoi
Luxembourg không dùng cảnh sát kỵ binh : Nhà giàu không sính mã Điều nghịch lý là cuối tháng 9, Luxembourg nói không với đơn vị cảnh sát kỵ binh thì một tháng sau, Việt Nam với thu nhập đầu người thấp hơn 40 lần lại có ý định từ Bộ Công an về việc thành lập trung đoàn kỵ binh Tổ chức và duy trì lực lượng cảnh sát kỵ binh rất tốn kém -...