Bộ Công an chỉ đạo Công ty Nam Triệu khắc phục tàu 67 trong 2 tháng
Trước câu hỏi về trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an) khi để xảy ra sự cố hỏng hóc máy tàu khiến ngư dân khốn đốn, đại diện Bộ Công an đã lên tiếng về sự việc này.
Công nhân Công ty Nam Triệu đang đóng tàu trong nhà xưởng tại Hải Phỏng. Ảnh: Dũ Tuấn
Trao đổi với báo chí hôm nay, 28.6, Thiếu tướng Nguyễn Văn Dư – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần – kỹ thuật (Bộ Công an) nhận định, sự cố xảy ra đối với hàng loạt tàu 67 do Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an) thực hiện vừa qua là một sự cố rất đáng tiếc.
Theo lời Thiếu tướng Nguyễn Văn Dư, Công ty Nam Triệu là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công an, công ty này đã đóng 20 tàu cho tỉnh Bình Định theo Nghị định 67CP/NĐ – CP và các tàu này đã đưa vào hoạt động.
“Bộ Công an, mà trực tiếp là Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, đã chỉ đạo Công ty Nam Triệu khắc phục ngay sự cố ngay từ khi ngư dân phát hiện ra việc hỏng máy. Với tư cách là đơn vị ký trực tiếp hợp đồng với ngư dân, Công ty Nam Triệu phải có trách nhiệm khắc phục các sự cố hỏng hóc” – Thiếu tướng Dư khẳng định.
Trong khi đó, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hậu cần – kỹ thuật cho biết, trước sự việc nghiêm trọng này, lãnh đạo Tổng cục đã vào làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định, thống nhất phương án chỉ đạo xử lý sự việc.
“Nguyên tắc là yêu cầu Công ty Nam Triệu thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng đã ký với ngư dân” – lãnh đạo Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật nói.
Về hướng xử lý, Thiếu tướng Nguyễn Văn Dư cho biết, ngay sau khi phát hiện ra có sự cố, Công ty Nam Triệu đã làm việc và đặt hàng với đại diện Mitsuhishi (Nhật Bản) tại Việt Nam và ký hợp đồng để khắc phục toàn bộ 10 máy chưa đúng kỹ thuật.
Video đang HOT
Đối với các cá nhân, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Vị lãnh đạo này cũng khẳng định, trong tháng 7 và tháng 8, Công ty Nam Triệu sẽ hoàn thành toàn bộ việc khắc phục sự cố này.
Bên trong nhà máy đóng tàu của Công ty Nam Triệu. Ảnh: Dũ Tuấn.
Trước đó, khi sự việc liên tiếp các tàu của Công ty Nam Triệu đóng cho ngư dân theo Nghị định 67 tại Bình Định bị hỏng hóc, ông Bùi Hữu Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty đã có một phát ngôn gây sốc “Tàu rỉ sét do nước biển quá mặn”.
Ngay sau khi phát ngôn này được lan truyền đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ dư luận xã hội. Lý giải điều này, ông Trần Văn Nguyện, Chánh Văn phòng Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an) cho rằng đây chỉ là truyền đạt không rõ ý.
Cũng liên quan đến sự việc này, Chiều 26.6, UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp công bố kết quả cuối cùng của Tổ Thẩm định – Sở NNPTNT tỉnh Bình Định về 17 tàu vỏ thép đóng mới theo NĐ 67.
Ông Trần Xuân Phúc – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Định, Tổ trưởng Tổ thẩm định báo cáo kết quả thẩm định đã chỉ ra những sai trái các doanh nghiệp cố tình thay, lắp không đúng hợp đồng, kém chất lượng…
Tổ thẩm định đề nghị, Công ty TNHH MTV Nam Triệu thay máy mới toàn bộ cho các con tàu gặp sự cố hư hỏng về máy. Cùng với đó, phải thay lại máy chính Doosan của chủ tàu Trần Đình Sơn, hư hỏng trục máy chính, lốc máy… do piston buồng máy không đồng bộ gây nên; phải thay thế, khắc phục lại các thiết bị trên tàu…
Công ty Đại Nguyên Dương phải sơn lại, khắc phục những con tàu bị gỉ sét, đảm bảo thép loại A; với những con tàu thép không đúng với hợp đồng, thay thép Trung Quốc thì phải thay thế lại hoặc nếu thương lượng được với ngư dân thì phải trả lại tiền theo đúng giá trị của thép Hàn Quốc/Nhật Bản.
Ông Bùi Hữu Hùng – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu, đã nhận trách nhiệm và hứa sẽ khắc phục các sự cố theo chỉ đạo của Tổng cục Hậu cần- kỹ thuật (Bộ Công an) và UBND tỉnh Bình Định.
Theo Danviet
Ngư dân bắt đầu hành trình tìm công lý cho những con "tàu 67"
Sau khi ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát đi thông điệp đề nghị khởi kiện doanh nghiệp đóng "tàu 67" hư hỏng, trốn tránh trách nhiệm (Công ty TNHH Đại Nguyên Dương, Nam Định), ngày 27.6 nhiều ngư dân quyết định neo tàu, bắt đầu hành trình đòi công lý...
Phải kiện ra tòa!
Con tàu vỏ thép BĐ 99567 TS của ngư dân Nguyễn Văn Mạnh (trú xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ) do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng (gọi tắt Công ty Đại Nguyên Dương) đã xuống cấp trầm trọng, hư hỏng khắp nơi. Sáng 27.6, gặp phóng viên, ông Mạnh vẫn khẳng định, nguyên nhân dẫn đến hư hỏng là do Công ty Đại Nguyên Dương sử dụng thép Trung Quốc không đạt chất lượng để đóng tàu.
Tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng đang phải nằm bờ vì hư hỏng nặng. Ảnh: D.T
Ngư dân Mạnh cho biết: "Trong hợp đồng, chiếc tàu của tôi đóng thép Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Tuy nhiên, quá trình giám sát tại nhà máy, con trai tôi phát hiện tàu được đóng bằng thép Trung Quốc. Nó lên tiếng phản ánh và chụp hình để làm bằng chứng thì bị nhân viên nhà máy đóng tàu ngăn cản, hăm dọa". Ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi, con ông Mạnh) xác nhận: "Ba tôi ủy quyền cho tôi ra nhà máy trực tiếp giám sát đóng tàu. Thật bất ngờ, tôi phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc/ Nhật Bản như hợp đồng mà là của Trung Quốc. Tôi lấy điện thoại chụp ảnh để báo cáo ngành chức năng thì bị nhân viên nhà máy hăm dọa rất dữ, khiến tôi phải lẳng lặng rời khỏi Nam Định. Đến giờ, con tàu như một cục sắt, hoen gỉ tùm lum".
Những ngày này, nhiều ngư dân Bình Định đóng tàu tại Công ty Đại Nguyên Dương đang trải qua nỗi đau và nỗi nhớ biển. Họ đành lòng để tàu nằm bờ, và bắt tay chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ khởi kiện công này ra tòa vì thực hiện không đúng hợp đồng. "Con tàu gần 15 tỷ đồng, hợp đồng thép Hàn/Nhật mà Công ty Đại Nguyên Dương lại dùng thép Trung Quốc. Họ quá ác, đóng thép không đúng chuẩn gây ra tình trạng gỉ sét, tàu phải nằm bờ công ty thì im re, chưa chịu sửa chữa, đến giờ cũng không xuất hiện, né tránh trách nhiệm. Tiền lãi ngân hàng đang đè đầu, ngư dân không thể vươn khơi. Chúng tôi sẽ kiện công ty này ra tòa để tìm sự thật, lấy lại quyền lợi" - ông Nguyễn Văn Lý - chủ tàu BĐ 99004 TS bức xúc.
Hôm qua, phóng viên nhiều lần gọi điện, nhắn tin cho ông Nguyễn Xuân Nguyên - Giám đốc Công ty TNHH Đại Nguyên Dương để tìm hiểu quan điểm, trách nhiệm của công ty, nhưng ông Nguyên không nghe máy.
Vì sao chỉ khởi kiện một doanh nghiệp?
Ngày 27.6, ông Hà Ngọc Tân- Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ đã có buổi làm việc với cơ quan pháp lý để bàn phương án giúp ngư dân kiện Công ty Đại Nguyên Dương đòi bồi thường. Ông Tân cho biết: "Chắc chắn phải kiện công ty đóng tàu ra tòa. Chúng tôi đang thu thập lại chứng cứ, củng cố hồ sơ để đưa ra thời điểm thích hợp nhất. Sáng 28.6, chính quyền sẽ mời ngư dân làm việc cùng hội luật gia, tư pháp để nghe ý kiến. Ngư dân còn rất nhiều nỗi lo, nợ nần chồng chất, hàng trăm lao động phải nằm bờ, mất nguồn sống... Đó là lý do thôi thúc chúng tôi cùng ngư dân phải khởi kiện để tìm ra sự thật và công lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân. Riêng việc ngư dân phát hiện sai phạm bị công ty đóng tàu hăm dọa, ngư dân đã báo cáo bằng văn bản. Bản thân tôi cũng thấy bức xúc nhưng phải chờ công an điều tra làm rõ".
Theo ông Châu việc sửa chữa, kiểm tra chất lượng sản phẩm lần này sẽ được kiểm tra kỹ càng để tránh lặp lại sự cố đáng tiếc. Thứ nhất, Tổ kỹ thuật (do Sở NNPTNT thành lập) kiểm tra bước đầu và Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản) kiểm định lần 2 trước khi đưa tàu đến tay ngư dân.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định ngay lúc này ngư dân đang rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan liên quan để sớm được vươn khơi. Ông Châu cho biết cũng đã yêu cầu 2 doanh nghiệp đóng tàu là Công ty Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ Công an) phải sửa chữa xong các tàu, đảm bảo chất lượng ngay trong tháng 7.2017. "Phần vỏ tàu không đúng chuẩn loại thép phải tháo ra, thay thép mới và sơn đúng quy trình. Đối với máy chính, lắp không đúng chuẩn loại thì phải thay máy đúng hợp đồng, máy mới nguyên đai, nguyên kiện. Thiết bị phụ không phù hợp cũng bắt buộc phải tháo ra" - ông Châu nêu quan điểm.
Nói về việc vì sao 2 doanh nghiệp sai phạm mà chỉ Công ty Đại Nguyên Dương bị yêu cầu truy tố, khởi kiện. Ông Châu lý giải, trước đây UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản yêu cầu Công an tỉnh vào cuộc điều tra cả 2 cơ sở đóng tàu là Công ty Nam Triệu và Công ty Đại Nguyên Dương. Nhưng quá trình yêu cầu khắc phục, Công ty Đại Nguyên Dương không chịu hợp tác, còn Công ty Nam Triệu tích cực khắc phục.
Sử dụng vô tội vạ tài sản nhà nước hỗ trợ Ông Đặng Thành Thái - Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Định, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Bình Định: "Nhiều tàu mới hoạt động đã hư hỏng trong khi Nhà nước đã đầu tư một số tiền lớn, tôi thấy rất đau lòng. Các cơ sở đóng tàu dường như đang coi tài sản của nhà nước hỗ trợ là nguồn có thể sử dụng vô tội vạ. Tôi cho rằng, nếu Nghị định 67 không thực hiện trôi chảy thì không thể góp phần vực dậy nền kinh tế biển". Máy không chính hãng, thép kém chất lượng Kết quả kiểm tra của Tổ thẩm định cho thấy, 5 tàu cá vỏ thép do Công ty Đại Nguyên Dương đóng có nguồn gốc xuất xứ thép từ Trung Quốc nhưng theo biên bản xác nhận khối lượng thực hiện giữa công ty với 5 chủ tàu thì là thép Hàn Quốc. Có 8 tàu có mẫu thép không đạt thép thường cấp A theo QCVN. Trong đó, Công ty Đại Nguyên Dương có 3/5 tàu có mẫu không đạt thép thường cấp A và Công ty Nam Triệu có 5/12 tàu có mẫu không đạt thép thường cấp A. Có 9 máy chính tàu hiệu Mitsubishi không chính hãng, nhiều máy phụ không nhãn mác và hàng loạt thiết bị hàng hải, dụng cụ khai thác không đúng hợp đồng và thiết kế. Tổ thẩm định cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm "khó tin" của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (Tổng cục thủy sản, Bộ NNPTNT).
Theo Danviet
Diễn biến bất ngờ vụ tàu 67: Ngư dân khởi kiện, giám đốc... đổ bệnh Trong khi ngư dân đóng tàu 67 hư hỏng đã được tiếp nhận hồ sơ để khởi kiện công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) ra tòa, thì bất ngờ vị Giám đốc của công ty này lại đổ bệnh, phải điều trị. Huyện hướng dẫn ngư dân khởi kiện Chiều 27.6, UBND huyện Phù Cát (Bình Định) đã mời 2 ngư...