Bộ Công an bắt nhiều lãnh đạo ở Thái Nguyên liên quan vụ mỏ than Minh Tiến
Bộ Công an đã bắt giữ một số lãnh đạo tại tỉnh Thái Nguyên có liên quan trực tiếp đến sai phạm xảy ra tại mỏ than Minh Tiến (H.Đại Từ, Thái Nguyên).
Trao đổi với Thanh Niên tối 24.12, một lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên xác nhận, lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy Phú Bình cùng một số cán bộ của Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên, Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam để điều tra do có liên quan đến sai phạm ở mỏ than Minh Tiến (H.Đại Từ).
Mỏ than Minh Tiến khai thác lậu hàng triệu tấn đang bị Bộ Công an điều tra. ẢNH CỔNG TTĐT THÁI NGUYÊN
Cũng theo vị lãnh đạo này, 6 người đã bị bắt gồm: ông Nguyễn Thế Giang, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Ngô Quyết, Bí thư Huyện ủy Phú Bình, nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên. 3 người còn lại đều là lãnh đạo cấp phòng của Sở Công thương, Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên.
“Những người này đã bị Bộ Công an bắt giữ từ tháng 6, tất cả đều liên quan đến các sai phạm xảy ra ở mỏ than Minh Tiến”, vị lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên nói.
Thông tin tìm hiểu của Thanh Niên, nhiều tháng nay, dư luận tại các cơ quan nói trên đã xôn xao bàn tán khi một số cán bộ, lãnh đạo “vắng mặt bất thường trong nhiều ngày, không đến cơ quan làm việc”.
Đến ngày 21.12, dư luận tại tỉnh Thái Nguyên tiếp tục xôn xao khi một số lãnh đạo của Huyện ủy Phú Bình, Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên đều có tên trong danh sách bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư kỷ luật và đề nghị kỷ luật.
Video đang HOT
Trong đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Thanh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Ngô Quyết, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên.
Trước đó, ngày 27.8.2021, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, buôn lậu, tham nhũng (C03), Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 12 bị can để điều tra về tội “vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Trong vụ án này, lực lượng công an đồng loạt kiểm tra 21 bãi than của các doanh nghiệp nằm rải rác tại TX.Kinh Môn (Hải Dương), phát hiện các bãi than này có dấu hiệu nhập lậu, khai thác lậu với tổng khối lượng khoảng 2,5 triệu tấn. Đường dây than lậu này liên quan đến Công ty cổ phần Yên Phước, có mỏ than Minh Tiến, nằm trên địa phận xã Na Mao (H.Đại từ) và xã Minh Tiến (H.Đại Từ).
Mỏ than Minh Tiến bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2018, có nhiều lần bị UBND tỉnh Thái Nguyên ra quyết định xử phạt hành chính vì có nhiều hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh mỏ than.
Vụ '4 cô giáo' ở Thái Nguyên: Đi làm ăn bên Trung Quốc, bị hại cần lên tiếng
Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc điều tra và làm rõ động cơ của đối tượng tung tin thất thiệt trên. Trường hợp xử phạt hành chính cần phạt nghiêm khắc để tạo tính răn đe.
Thông tin trên VietNamNet, Chủ tịch huyện Định Hoá (tỉnh Thái Nguyên) - ông Nguyễn Minh Tú vừa báo cáo Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Công an tỉnh và các sở, ban ngành về thông tin "clip 4 cô giáo" gây xôn xao mạng xã hội.
Theo đó, trong ngày 1/12, đặc biệt ngày 3/12, trên mạng xã hội chia sẻ các status hoặc đường link với nội dung: "Xôn xao clip tập thể của 4 cô giáo ở Định Hóa - Thái Nguyên"; "Xem 4 cô giáo ở Định Hóa Thái Nguyên"...
Liên quan thông tin 4 cô giáo ở Định Hóa (Thái Nguyên) trên mạng xã hội, UBND huyện khẳng định đây là thông tin giả, không đúng sự thật và đang chỉ đạo Công an huyện xác minh làm rõ người tung tin, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trao đổi với Khoa học và Đời sống, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam (thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho rằng: Cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc điều tra và làm rõ động cơ của đối tượng tung tin thất thiệt trên. Trường hợp xử phạt hành chính cần phạt nghiêm khắc để tạo tính răn đe.
Còn xét thấy có yếu tố hình sự như vu khống, bôi nhọ danh dự của các cá nhân, tổ chức thì cũng phải khởi tố vụ án. "Người bị hại, bị vu khống và phía nhà trường cần lên tiếng, có đơn gửi cơ quan chức năng để làm rõ được đối tượng tung tin giả, tin xấu. Từ đó, có hình thức xử lý nghiêm khắc", GS.TS Nguyễn Ngọc Phú nói.
Sau khi nắm bắt sự việc, UBND huyện Định Hóa đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện làm việc với các nhà trường để xác minh những người trong clip. Qua xác minh ban đầu và làm việc với các trường học trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Định Hóa khẳng định hình ảnh 4 cô gái được đăng trên mạng không phải là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, hợp đồng định mức khoán đang công tác tại các nhà trường thuộc phòng quản lý.
Hiện, thông tin thất thiệt nêu trên đã gây hoang mang dư luận và phẫn nộ trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói riêng. Theo thông tin từ mạng xã hội, clip này được lan truyền bởi một tài khoản trên mạng xã hội Twitter.
Tài khoản trên đăng tải sự việc các cô gái đi chơi sau ngày 20/11. Video được chính các cô quay lại làm kỷ niệm với thái độ rất vui vẻ và chơi đùa cùng nhau nhưng không may, 1 trong 4 người bị mất điện thoại nên video được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.
Trao đổi với Zing, lãnh đạo UBND huyện Định Hóa cho biết: "Tôi đã giao lực lượng chức năng xác minh, làm rõ 4 cô gái trong đoạn clip là người trên địa bàn đi làm ăn bên Trung Quốc. Hiện, công an đang truy tìm người tung tin gây hoang mang trên mạng xã hội để xử phạt", lãnh đạo UBND huyện Định Hóa nói.
Cuộc sống hiện đại giúp con người rất nhiều nhờ những tiến bộ về công nghệ thông tin. Thế nhưng chính sự phát triển này lại phản ánh lên nhiều mặt tiêu cực.
Trên mạng xã hội tràn lan những video có nội dung nhảm nhí, giật gân, nhằm mục đích lôi kéo càng nhiều lượt xem càng kiếm được nhiều tiền. Đáng lo ngại là những video nhảm nhí này đã thu hút hàng triệu người xem, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Nghị định 15/2020/NĐ -CP. Xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số, vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đối với các hành vi đăng video có nội dung nhảm nhí, giật gân, câu like, câu view, tùy từng trường hợp cụ thể rõ ràng. Những người đăng tải sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra những người đăng tải các hình ảnh lên như vậy còn phải bắt buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Nếu như trong quá trình đăng tải dẫn đến gây thiệt hại tới quyền và lợi ích của người khác. Họ còn phải đền bù thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho người mà họ gây thiệt hại.
Lời khai tên cướp ngân hàng ở Thái Nguyên: Thua tài xỉu trên mạng, cần tiền để chuộc lại ô tô Đối tượng bị bắt giữ vào khoảng 3h45 ngày 15/11 tại TP Phổ Yên, nơi đối tượng sinh sống. Quá trình khám xét chỗ ở của Đức Anh tại TDP Giếng thu giữ toàn bộ tang vật vụ án và số tiền 385.773.200 đồng (thu trên người 8.159.000đ). Vào 14h15 ngày 14/11, sau khi dừng xe máy trước cửa chi nhánh ngân hàng,...