Bỏ chuối trồng cam VietGAP, ông Dàu có thu nhập “khủng”: 14 tỷ đồng
Nhờ trồng cam VietGAP, năm 2018 ông Trần Văn Dàu (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có thu nhập chục tỷ đồng.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình VietGAP
Vốn là người gốc Hưng Yên, nhiều năm trước, ông Dàu đến thôn Phù Dực, xã Phù Đổng thuê đất bồi ven sông bỏ hoang của người dân để trồng chuối. Hơn 10ha chuối đã mang lại cho ông nguồn thu nhập ổn định nhưng bản thân ông chưa muốn dừng lại ở đó.
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật trồng cây có múi, năm 2012, ông Dàu đã mạnh dạn phá bỏ đất trồng chuối chuyển sang trồng cam canh và cam Vinh.
Ông Trần Văn Dàu chăm sóc vườn cam VietGAP của gia đình. Ảnh: Thu Hà
Sau khi suy tính, ông Dàu đã quyết định đầu tư trồng trên 12ha các loại cam, bưởi với số vốn lên đến cả tỷ đồng. Bên cạnh việc tự học, ông Dàu tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả do các phòng kinh tế, Hội Nông dân tổ chức. Từ đó, ông áp dụng vào việc trồng, chăm sóc trang trại cây ăn quả của gia đình, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả cho bà con trong vùng.
Video đang HOT
Ông Dàu chia sẻ: “Các sản phẩm tư cây ăn quả tại trang trại được đăng ký theo tiêu chuẩn VietGAP vơi quy trình sản xuất nghiêm ngặt từ khâu chăm sóc, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm ở trang trại cây ăn quả Phù Đổng còn đăng ký truy xuất nguồn gốc. Chính điều này đã làm cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn sản phẩm của trang trại”.
Thương lái đến tận vườn thu mua
Hiện các loại hoa quả trồng tại trang trại của gia đình ông Dàu đều được các thương lái đến tận vườn thu mua và được người tiêu dùng đón nhận tích cực. Hàng hóa tư trang trại giờ đây đã có mặt ở hầu khắp các siêu thị, cửa hàng tạp hóa đến các khu chợ khắp nơi trên cả nước.
Ông Dàu cho biết: “Trồng cam bảo dễ cũng không phải, khó cũng không phải, trồng cây gì cũng vậy, luôn đòi người trồng phải bỏ thời gian, tâm sức ngay từ khâu trồng, chăm sóc đến khu thu hoạch”.
Trải qua 6 năm xây dựng, thương hiệu hoa quả sạch tại trang trại cây ăn quả Phù Đổng của ông Trần Văn Dàu đã trở thành địa chỉ tin cậy trên thị trường Việt Nam với thương hiệu cam canh, cam Vinh, bưởi da xanh và bưởi Đào Chuyên…
Năm 2018, theo ông Dàu, dù giá không được cao như những năm trước nhưng với sản lượng 100 tấn cam các loại, ông thu về 14 tỷ đồng, tạo việc làm cho 7 lao động thời vụ, với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Dàu cho hay, thời gian tới, ông sẽ kiên trì áp dụng mô hình trang trại hiện đại, mở rộng quy mô trồng trọt, cải tạo, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm cây ăn quả hiện có, đồng thời phát triển diện tích trồng cây ăn quả theo hướng trang trại với từng loại cây trồng phù hợp theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Tiến Việt – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm cho biết: “Khi đón nhận quy hoạch vùng của huyện Gia Lâm, toàn bộ vùng đất bồi ở thôn Phù Dực đã được quy hoạch trồng cây ăn quả và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Gia đình ông Trần Văn Dàu là một điển hình, đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Phù Dực và đã cho hiệu quả kinh tế cao”.
“Hiện huyện Gia Lâm kêu gọi các hộ dân có điều kiện xây dựng mô hình trang trại cây ăn quả theo quy mô lớn, với tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hộ dân bỏ vốn, kỹ thuật trồng và chăm sóc, huyện hỗ trợ vốn làm đường giao thông, hệ thống điện từ ngoài đường chính vào các trang trại để thuận tiện cho thương lái vào thu mua”.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Gia Lâm Nguyễn Tiến Việt
Theo Danviet
Thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến
Thời gian tới, Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam TP Hà Nội cần tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến gắn với phong trào mỗi người công dân Thủ đô là một công dân tốt - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.
Ngày 20-12, Ủy ban Đoàn kết công giáo Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Ủy ban và phong trào thi đua xây dựng "Xứ, họ đạo tiên tiến" trong đồng bào công giáo TP năm 2018; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 và tổ chức mừng lễ Giáng sinh năm 2018. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã tham dự.
Theo đánh giá của Ban đoàn kết công giáo TP, năm 2018 Ban đoàn kết công giáo các quận, huyện, thị xã Hà Nội đã tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng "Xứ, họ đạo tiên tiến", đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Luật Tín ngưỡng tôn giáo... Qua đó, đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội của Thủ đô, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao phần thưởng cho các tập thể có thành tích tiêu biểu trong năm 2018. Ảnh T.U
Trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", giáo dân nhiều xứ, họ đạo đã tự nguyện hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và nội đồng. Ban đoàn kết công giáo các cấp còn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng gia đình văn hóa, tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp... đã xây dựng 18 mô hình điểm về xây dựng xứ, họ đạo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cùng đó, trong đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, giáo dân đã tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển sản xuất lúa, rau màu, đảm bảo thời vụ đạt năng xuất cao, tăng thu nhập từ 100 triệu đồng đến 400 triệu đồng/năm. Nhiều huyện có ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương có thu nhập ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/tháng/người, tổng doanh thu từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. Nhiều giáo dân còn làm kinh tế giỏi với mô hình trang trại VAC...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng hoan nghênh, đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Ban đoàn kết công giáo Thủ đô và các xứ, họ đạo các quận, huyện thị xã. Phó Bí thư đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ phong trào thi đua năm 2019 của Ủy ban Đoàn kết công giáo TP đưa ra, đồng thời đề nghị tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động đồng bào công giáo Thủ đô ủng hộ, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Nghị định 162 của Chính phủ về một số điều biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo cũng như các chủ trương của TP về các lĩnh vực liên quan đến đời sống xã hội.
Tuyên truyền các chương trình, kế hoạch của Thành ủy, HĐND, UBND TP để tham gia đóng góp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước xây dựng xứ, họ đạo tiên tiến gắn với phong trào mỗi người công dân Thủ đô là một công dân tốt.
Vân Hà
Theo Phapluat&doisong
Người dân tíu tít đến mua rau, thịt sạch ở Thành ủy Hà Nội Sáng nay (ngày 21/12), tại Thành ủy Hà Nội đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội năm 2018. Điều đáng chú ý là ngay tại sân Thành ủy có hơn 40 gian hàng trưng bày các loại nông sản đặc sản của 21 tỉnh thành,...