Bố chồng qua đời, chị dâu lấy cớ về chăm mẹ ốm để ở lì nhà tôi, mục đích chính là khoản tiền bảo hiểm nhân thọ 1,2 tỷ
Tôi là dâu nên không muốn xen vào chuyện nhà chồng nhưng cứ thế này thì cũng “ngứa mắt” thật.
Bố chồng tôi qua đời đột ngột, không ai ngờ tới vì ông vẫn khỏe mạnh, tập thể dục đều đặn và ăn uống rất lành mạnh. Chiều hôm đó, ông đi đánh cầu lông về, tinh thần rất phấn chấn, ngồi nghỉ ngơi ở ghế đá ngoài hiên nhà chờ đỡ mệt thì đi tắm. Vậy mà lúc đứng lên, ông lảo đảo ngã quỵ xuống nền đất. Chồng tôi vội sơ cứu, còn tôi thì gọi xe cấp cứu nhưng ông mất trước khi tới bệnh viện.
Sau khi lo tang lễ cho bố chồng xong, một tháng sau, bên bảo hiểm đến tận nhà trao tiền bảo hiểm nhân thọ là 1,2 tỷ. Chúng tôi rất bất ngờ vì không nghĩ ông lại mua bảo hiểm cao như thế.
Và giờ cũng chính vì số tiền 1,2 tỷ này mà cả nhà tranh chấp nhau. Mẹ chồng thì vì sự ra đi đột ngột của bố chồng nên ốm bệnh nằm một chỗ, không quan tâm bất cứ điều gì. Kể cả trong ngày tang lễ, bà còn không dậy nổi để tiễn ông một đoạn đường được. Con cháu phải động viên mãi bà mới uống được chút sữa, còn không ăn uống gì nên người gầy rộc, phờ phạc.
Anh chồng muốn chia đôi số tiền bảo hiểm của bố, anh ấy nhận 600 triệu. Anh chồng đầu tư làm ăn, giờ đang nợ ngập đầu. 600 triệu không đủ trả hết nợ nhưng vì anh ấy ở thành phố, không chăm lo cho bố mẹ được ngày nào nên không dám đòi hỏi nhiều hơn, chỉ xin một nửa.
Video đang HOT
Chồng tôi lại muốn dùng toàn bộ số tiền đó để xây mộ cho bố thật đẹp, chạm khắc đá và làm lăng, để sẵn cả ô bên cạnh cho mẹ sau này. Chồng tôi nói đó là tiền của bố thì nên dùng cho bố cho mẹ, không thể lấy tiền của người đã mất trả nợ cho người còn sống được nên chồng tôi không đồng ý chia.
Ảnh minh họa
Anh chồng đang nợ nần quấn thân nên nôn nóng, chồng tôi thì ương bướng muốn giữ tiền cho bố, thế là 2 anh em cãi cọ, thậm chí đòi từ mặt nhau. Anh chồng bảo chồng tôi không có quyền gì giữ tiền, người có quyền là mẹ. Nhưng giờ mẹ ốm mệt, nên người tiếp theo có quyền là con trai trưởng, anh ấy chia thế nào là phải nghe.
Chồng tôi thì lấy lý do anh trai bỏ ra thành phố sống cả chục năm nay, lễ Tết mới về nhà, hằng tháng cũng không biếu bố mẹ được đồng nào nên không có quyền gì. Chồng tôi là người trực tiếp chăm sóc bố mẹ nên có quyền cầm giữ tài sản của bố.
Hai anh em tranh chấp với nhau tới nay đã 1 tuần mà chưa ngã ngũ, trong khi bố mất còn chưa được 49 ngày. Tôi là dâu nên không muốn xen vào chuyện nhà chồng. Tôi từng động viên mẹ, bảo bà cứ lên tiếng, bà chỉ cần lên tiếng thì nói thế nào là các con phải theo.
Mấy ngày gần đây, chị dâu ở lì trong nhà tôi, lấy cớ là về chăm mẹ chồng ốm nhưng thực chất, chị suốt ngày khóc lóc than thở với mẹ rằng giờ gia cảnh khốn khó, nợ nần quá. Người đã mất rồi thì xây lăng mộ to đẹp có cần thiết đâu, chi bằng tiền đó để lo cho con cháu đỡ khổ. Chồng tôi bực lắm nhưng không thể đuổi chị đi được, vì chị bảo nếu chúng tôi đuổi chị đi, thì có nghĩa là chúng tôi không để anh chị báo hiếu mẹ. Vậy thì chúng tôi mang tiếng quá. Tôi thật không biết làm thế nào với chị dâu để chị rời đi, trả lại bình yên cho nhà tôi đây?
Không phục vụ người phụ nữ xin rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn, nữ nhân viên được cảnh sát khen thưởng
Dưới sự can ngăn của cảnh sát và nhân viên bảo hiểm, người phụ nữ Trung Quốc 67 tuổi đã thoát khỏi cạm bẫy của những kẻ lừa .
Theo Zaobao - kênh tin tức tiếng Trung hàng đầu tại Singapore, tháng 12/2023, Lực lượng cảnh sát thuộc Trung tâm chống lừa Singapore đã hợp tác với Công ty Bảo hiểm nhân thọ Great Eastern và Ngân hàng OCBC (Ngân hàng đa quốc gia của Singapore), thành công triệt phá một vụ lừa viễn thông phức tạp.
Theo đó, kịch bản mà kẻ xấu sử dụng chính là giả mạo cảnh sát rồi gọi điện cho họ thông báo rằng họ đã có hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu họ chuyển tiền. Trong vụ án này, bà Hạ (tên nhân vật đã được thay đổi). Ngày 2/12/2023, người phụ nữ này nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là "cảnh sát địa phương", thông báo rằng bà đang có những khoản tiền gửi đáng ngờ trong tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc.
Đối phương cho biết để được hỗ trợ điều tra, bà Hạ phải mở một tài khoản ngân hàng hoàn toàn mới. Trong lúc rối bời, người phụ nữ này làm theo các bước mà đối phương yêu cầu mà không hề nghi ngờ.
Theo đó, bà Hạ đã đến ngân hàng trong vùng và mở tài khoản cá nhân mới rồi cung cấp thông tin đăng nhập ngân hàng trực tuyến của mình cho "cảnh sát". Sau khi có được những thông tin cần thiết, "cảnh sát" giả mạo hướng dẫn người rút toàn bộ tiền từ các tài khoản khác và chuyển sang tài khoản mới.
Sau khi biết bà Hạ còn đứng tên trên một số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đối phương đã yêu cầu người phụ nữ này nhanh chóng đến công ty bảo hiểm rút tiền và tiếp tục chuyển số tiền rút được vào tài khoản mới.
Tin lời "cảnh sát", ngày 18/12/2023, bà Hạ đã đến văn phòng Bảo hiểm Great Eastern ở Jurong East (Khu dân cư ở Singapore) và yêu cầu nhân viên ở đây rút toàn bộ tiền trong 4 hợp đồng bảo hiểm của mình. Khi được hỏi về lý do rút tiền trước thời hạn, bà Hạ tỏ ra khá bối rối và cho biết mình đang cần tiền gấp để mua nhà mới. Tuy nhiên, khi nhân viên hỏi thêm một số thông tin khác, người phụ nữ này lo lắng, liên tục kiểm tra điện thoại rồi thúc giục họ làm thủ tục rút tiền.
Ảnh minh hoạ: Zaobao
Những biểu hiện kỳ lạ này của bà Hạ nhanh chóng khiến nhân viên của công ty bảo hiểm để ý và thông báo cho công ty mẹ là Ngân hàng OCBC. Ngay sau đó, đơn vị này lập tức liên hệ với Trung tâm chống lừa Singapore để trình báo sự việc.
Nhận được thông tin, cảnh sát thuộc Trung tâm chống lừa cũng nhanh chóng có mặt tại văn phòng Bảo hiểm Great Eastern để ngăn cản bà Hà "nộp" tiền cho kẻ xấu. Ban đầu, bà Hạ rất bối rối, không biết bên nào mới là cảnh sát thật. Tuy nhiên sau khi lực lượng chức năng xuất trình thẻ cảnh sát để chứng minh danh tính và kiên nhẫn giải thích đầu đuôi sự việc thì người phụ nữ này mới mình đã sập bẫy lừa .
Ngay sau đó, tài khoản ngân hàng mới của bà Hạ cũng đã được phía cảnh sát liên hệ với ngân hàng để phong tỏa. Nhờ đó, người phụ nữ này đã bảo toàn được số tiền 250.000 NDT (hơn 887 triệu đồng) trong tài khoản của mình. Sau đó, cảnh sát Singapore cũng đã chia sẻ thêm cho bà Hạ những kiến thức cần thiết để nhận biết và tránh được những thủ đoạn của những kẻ lừa . Câu chuyện của bà Hạ cũng là bài học chung cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta không chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức và kỹ năng phòng chống lừa cần thiết thì sẽ có ngày trở thành con mồi của những đối tượng này.
Sau vụ việc, nhân viên tại văn phòng Bảo hiểm Great Eastern đã được phía cảnh sát khen thưởng vì có thái độ và hành động thông minh, giúp cơ quan chức năng ngăn các trường hợp có dấu hiệu bị lừa . Hành động của nhân viên này chính là tấm gương sáng cho các nhân viên tại đơn vị đang công tác và mọi người cùng noi theo.
Lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà, cha bị anh em ruột từ mặt Thương mẹ, cha tôi quyết định lập bàn thờ bố mẹ vợ trong nhà để tiện bề hương khói. Thế nhưng, việc làm của ông bị các em ruột kịch liệt phản đối, thậm chí đòi từ mặt. Mấy tháng nay, tình cảm gia đình tôi rơi vào cảnh hỗn loạn. Bố tôi không chỉ mâu thuẫn với các em ruột mà còn...