Bố chồng ngày càng soi mói, đặt điều cho con dâu
Cưới nhau chưa đầy 4 tháng, tôi như từ thiên đường rơi xuống địa ngục vì bố chồng ngày càng đặt điều, soi mói con dâu và tính nết chẳng khác nào các bà già.
Cưới nhau chưa đầy 4 tháng, tôi như từ thiên đường rơi xuống địa ngục vì bố chồng đặt điều soi mói con dâu và tính nết chẳng khác nào các bà già.
Tôi và chồng tôi quen nhau trên một chuyến bay. Nói chung cũng do duyên số mà tôi và anh quen nhau. Yêu nhau được 3 năm thì chúng tôi do một lần bất cẩn khi quan hệ nên tôi đã để lỡ dính bầu.
Tuy lỡ dính bầu nhưng nghĩ đến cưới xin tôi cũng rất sợ. Phần vì tôi còn quá trẻ (mới 20 tuổi), phần vì gia đình chồng cũng rất phức tạp. Bố mẹ chồng tôi đã li dị cách đây 6 năm, nhưng hai ông bà sống lại rất gần nhà nhau, ông ngõ này thì bà ngõ bên. Tôi lo vì không biết mình có chiều nổi hai ông bà mỗi người mỗi tính ấy không.
Mẹ chồng tôi là người đàn bà phải nói là ghê gớm và rất khó chiều lòng. Ngay từ khi chồng tôi đưa về ra mắt khi mới yêu được mấy tháng, bà đã không ưng và không đồng ý mối quan hệ của 2 đứa. Nhưng ngược lại trước mặt tôi bà lại tử tế quan tâm như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Còn bố chồng tôi – người làm tôi mệt mỏi và áp lực đến mức đau đầu chóng mặt. Ông là người khá tình cảm nhưng cái tình cảm ấy lại thể hiện hơi quá đáng làm cho người khác phát sợ.
Cưới hỏi xong, vợ chồng tôi ở với bố. Và những ngày đầu mới cưới, cuộc sống của tôi gặp rất nhiều xáo trộn. Như đã nói tôi mới 20 tuổi vẫn đi học và thời gian học chiếm hầu như phần lớn thời gian cả ngày. Cộng với đó là tôi đang mang bầu được 3 tháng. Vì thế, tôi thường xuyên mệt mỏi, áp lực làm tôi gần như muốn phát điên.
Video đang HOT
Tháng đầu mới cưới, bố chồng tôi khá tâm lí và rất biết quan tâm. Nhưng dần dần ông ngày càng trở nên khó tính và soi mói con dâu đủ việc. Đỉnh điểm là khi tôi cưới được 2 tháng. Bố chồng gọi con dâu ra nói chuyện và yêu cầu tôi làm đủ thứ trên trời dưới biển như lau nhà, quét sân, đến giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa…
Tôi cũng chỉ biết im lặng lắng nghe và chấp nhận vì cho rằng những công việc ấy là của tôi rồi. Nhưng nhà chồng tôi còn có cô em chồng và bà bác đã li dị đang sống chung nhưng đặc biệt chẳng ai chịu làm gì. Việc gì ở nhà chồng cũng đến tay con dâu.
Em chồng tôi là người cực kì lười và chỉ biết đến bản thân. Hàng ngày nấu cơm tôi làm, rửa bát tôi làm, đến ngay cả phòng ngủ của nó tôi cũng phải lau chùi dọn dẹp. Đổ rác trong phòng nó, tôi cũng phải làm. Còn bà bác những ngày đầu còn giúp tôi cơm nước nhưng dần dần việc ấy là của tôi.
Nhưng điều đáng nói ở đây là gần như vợ chồng tôi nuôi cả nhà từ điện, nước, cơm cho đến ngay cả tiền tiêu vặt hàng tháng của cô em chồng cũng là chúng tôi lo. Không ai đưa đóng góp một đồng dù em chồng tôi cũng đã đi làm. Bà bác cũng đi làm và lương khá cao. Chỉ có bố chồng tôi, tháng đưa được 1 triệu tiền cơm nước.
Còn mẹ chồng tôi tháng đầu mới cưới bà nói không cần đứa nào biếu tiền, bà tự kiếm được tiềm và bảo quá giàu để phải lấy tiền của các con. Nhưng đến tháng thứ hai vẫn không thấy chúng tôi đả động gì thì bà hờn dỗi cáu gắt nói “Chúng mày không nghĩ đến tao”. Vậy là hàng tháng chúng tôi vẫn phải để riêng một khoản gọi là biếu mẹ tiêu xài trong khi bà mang tiền ấy đi cho em chồng tôi.
Tôi cam chịu cho đến khi học xong. Hè đến tôi bắt đầu nghỉ học nhưng chưa được một tuần thì bố chồng đã nói với chồng tôi rằng: tôi lười không quét sân, quét nhà. Tất cả các việc tôi đều lười không thèm làm. Vậy là một cuộc khẩu chiến giữa tôi và chồng nổ ra.
Hình như ông chồng nào cũng vậy, chỉ biết nhất nhất nghe lời bố mẹ. Còn vợ là ô sin thì phải làm hết dù cho tôi có mệt mỏi vì bầu bí thế nào. Tôi cố gắng hoàn thành công việc “được giao” một cách đúng trình tự.
Không còn gì để nói thì bố chồng tôi lại quay sang soi mói bếp núc của con dâu. Nào là bếp bẩn phải lau. Các vách tường trên bếp bị đen hay bát đĩa rửa xong phải để khô rồi mới cất. Ông lôi đủ thứ ra để nói xấu tôi với chồng dù chỉ một ngày tôi chưa quét nhà là y rằng tối về chồng tôi đã biết tin.
Đến tận giờ tôi cơm nước xong, nhà cửa sạch sẽ, bếp núc áo quần đều sạch sẽ gọn gàng thì mới yên ổn. Mỗi lần tôi đi đâu, bố chồng đều hỏi tôi đi đâu đi với ai mấy giờ về…
Tôi cưới được 3 tháng mà cứ như 3 năm vì chịu hết áp lực này đến áp lực khác. Cho dù baby nhà tôi ngày càng lớn càng nghịch ngợm hơn trong bụng thì khối lượng công việc nhà hàng ngày của tôi chỉ có nhiều và yêu cầu cao hơn.
Không rõ tôi sẽ chịu đựng được đến khi nào trong khi bố chồng ngày càng giống mẹ chồng hay soi mói đặt điều và ông chẳng khác nào các bà già soi con dâu, cháu dâu?
Theo Afamily
Những ông chồng 'soi' con để mắng vợ
Nếu con thơm quá, anh Dũng trách vợ cho nhiều sữa tắm, hại da con. Nếu con không thơm, anh lại cằn nhằn vợ tắm không kỹ.
Đi làm về là anh Thành sà tới cô con gái 10 tháng tuổi rồi vạch áo, vén quần, giơ tay, lật chân con lên kiểm tra. Phát hiện thấy vài ba nốt muỗi đốt ửng đỏ trên bắp đùi của con, lập tức anh mắng vợ là không cẩn thận, rồi để nhà cửa bề bộn nên làm tổ cho muỗi... Tự nhận mình là mẫu đàn ông của gia đình, anh Thành tỏ ra rất xót ruột nếu vợ sơ ý chăm con không tốt hoặc thấy con bị đau ốm, bị ngã.
Từ khi vợ mang bầu mấy tháng cuối, anh đã khuyên chị nên ở nhà dưỡng thai rồi sinh con, nuôi con, bao giờ con cứng cáp gửi đi lớp thì sinh đứa thứ hai. Còn chuyện kinh tế trong nhà cứ để mình anh lo. Vì ông bà hai bên đều ở quê nên anh Thành cũng không đành lòng thuê người trông con.
Vợ anh thấy vậy cũng đồng ý ở nhà nuôi con. Nhưng vì sự kỹ tính, cầu toàn của anh nên nhiều khi khiến vợ phát mệt. Nhiều lần bực bội, vợ anh bảo: "Mai anh ở nhà mà trông con thử một buổi xem nào. Anh có cho con vào lồng bàn mà úp lại thì nó vẫn bị muỗi đốt". Anh Thành trách vợ đã không cẩn thận lại còn bao biện. Thành thử hai vợ chồng anh hục hặc với nhau.
Cùng cảnh xót con nên trách vợ là anh Dũng (Hải Phòng). Ngày nào đi làm về, anh Dũng cũng hít hà xem cu con (18 tháng) có... thơm không. Nếu thấy con thơm quá thì anh trách vợ cho nhiều sữa tắm, tắm không sạch sữa, hại da con. Còn nếu ngửi con không thơm thì anh cũng cằn nhằn vợ vì tắm không kỹ, người con toàn mùi mồ hôi với ghét bẩn.
Hễ con ọc sữa là anh bực bội với vợ vì: "Cứ ép làm gì nó chả ọc". Con ho thì anh Dũng lại mắng vợ không quàng khăn, không mặc áo dài tay cho con. Thế mà khi vợ anh mặc áo quần dài làm cu con toát mồ hôi thì anh cũng trách: "Trời nóng sao phải mặc áo dài tay để con nó mướt mồ hôi thế này". Bị vợ cằn nhằn: "Kiểu gì anh cũng nói được", anh vặc lại thành thử vợ chồng thường xuyên lục đục vì cu con.
Khéo léo kéo chồng vào chuyện chăm con
Nhiều cặp vợ chồng thừa nhận khi có con, mái ấm có nhiều chuyện lục đục hơn. Nguyên nhân có thể do chồng muốn vợ chăm con một kiểu nhưng vợ lại không muốn thế hoặc làm không đúng ý của chồng. Chưa kể nhiều ông bố có tâm lý xót con nên thấy con bị muỗi đốt, đau ốm, bị ngã... là "đổ tội" lên đầu vợ. Trong khi đó, người vợ cũng phải vất vả chăm con, lại bị chồng cau có mắng mỏ nên cãi cọ là khó tránh khỏi.
Những xung đột vì con cái, nhất là khi người chồng quá chiều con, kỹ tính trong việc chăm con rất khó giải quyết triệt để. Bởi thế nên tuỳ hoàn cảnh, người vợ nên bình tĩnh hoặc nhẹ nhàng giải thích để chồng hiểu hết những vất vả khi chăm con. Đồng thời cũng nên thông cảm cho chồng bởi chồng quá yêu con nên hay suy nghĩ bột phát là tại vợ bất cẩn, thiếu kỹ năng nên con mới thế...
Những lúc rảnh rỗi nên kéo chồng vào chuyện chăm con. Với những ông bố thế này thì họ cũng không ngại ngần chuyện chăm con nhỏ. Khi đó, nếu chồng mắc lỗi gì thì vợ có thể chỉ ra cho chồng hiểu chăm con nhỏ vất vả và khó khăn thế nào.
Theo VNE
Biệt thự "khủng" của quan chức chuyện thường thôi! Chuyện biệt thự "khủng" của ông Trần Văn Truyền đang làm nóng dư luận. Thấy trên báo, ông trần tình rất chi là chân thật, như muốn cởi hết lòng mình ra trước bàn dân thiên hạ. Đồng cảm cùng ông, xin có mấy dòng chia sẻ. Biệt thự của ông Trần Văn Truyền (ảnh: Minh Giang) Theo tôi nghĩ, thứ nhất là...