Bố chồng khăng khăng không cho chồng tôi đứng tên sổ đỏ, hóa ra là vì lý do động trời này
Nhà là của hai vợ chồng cùng mua, nhưng bố chồng tôi khăng khăng không cho chúng tôi đứng tên sổ đỏ.
Vợ chồng tôi cưới nhau tới nay đã được 5 năm trời. Trong thời gian đó chúng tôi ở nhà chung với bố mẹ chồng. Tôi cũng là người biết nghĩ nên trong suốt thời gian chung sống với ông bà cũng không làm gì khiến ông bà phật lòng.
Sau 5 năm chung sống thuận hòa, cuối cùng vợ chồng tôi cũng tích góp được một số tiền đủ để mua một căn hộ chung cư làm chốn chui ra chui vào. Mặc dù chồng tôi là con trai duy nhất nhưng anh lại rất có chí tự lập. Anh cho rằng việc báo hiếu bố mẹ không nhất thiết phải ở chung, chỉ cần mua nhà gần đó thì vẫn có thể thường xuyên qua thăm nom ông bà.
Được ra ở riêng tất nhiên là niềm hân hoan của bất cứ ai, vì người ta chẳng nói độc lập, tự do mới hạnh phúc đấy sao. Dù sao thì vợ chồng tôi cũng vẫn thích có không gian riêng tư một chút, sau này con cái lớn lên cũng tránh sự va chạm nhiều thế hệ. Vậy nên tôi mong mỏi từng ngày chồng mình mua nhà mới.
Về công tác mua sắm nhà cửa, chồng tôi cũng có tham khảo ý kiến ông bà. Ông bà góp cho vợ chồng tôi khoảng 200 triệu, không thấy phiền hà gì với việc con cháu tách ra ở riêng. Tuy nhiên, có một điều mà bố chồng nói trong bữa cơm làm tôi cứ lợn cợn nghĩ mãi.
“Mua nhà thì để bố đứng tên cho, tránh sau này nhiều chuyện.”
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tôi cũng không hiểu ông nói thế có nghĩa là gì? Tại sao tiền của cả hai vợ chồng tôi làm lụng chắt chiu, mà khi mua nhà lại để ông đứng tên? Tôi đem câu hỏi này về hỏi chồng, anh cũng đăm chiêu nghĩ ngợi, rồi nói chắc là bố muốn tốt cho hai đứa, bố mẹ nào cũng tính toán cho con, chứ có ai nỡ làm gì cho con cái phải thiệt thòi đâu mà sợ.
Thấy chồng nói vậy thì tôi cũng xuôi, nhưng trong thâm tâm thật sự không có chút phục nào. Tôi vẫn nghĩ nhà của vợ chồng tôi thì sổ đỏ phải là do cả hai vợ chồng đứng tên. Sau này lỡ có bề gì thì luật pháp còn bảo vệ chúng tôi, một khi đã có luật pháp can thiệp thì cứ giấy trắng mực đen chứ ai tính tình cảm chi phối làm gì.
Tối hôm đó, tôi lên sân thượng rút quần áo, nhưng vừa đi tới chỗ cửa thì thấy tiếng bố chồng nói chuyện điện thoại với chồng tôi. Tôi nghe loáng thoáng có vẻ nhắc đến chuyện nhà cửa, chốt được căn chung cư nào đó mà cả hai người đều ưng ý.
(Ảnh minh họa)
“Bố bảo này, nhà cứ để bố đứng tên. Sau này vợ chồng mày làm sao thì không phải chia chắc. Bây giờ đứng tên hai vợ chồng, sau lại phải chia ra. Bố mẹ cho mày 200 triệu cũng không phải ít. Chẳng lẽ tới lúc ấy người ngoài lại được cả à?”
Tôi chết điếng người, không biết chồng tôi phản ứng ra sao với câu nói vừa rồi của bố chồng. Nhưng trong lòng tôi thì bao nhiêu sự cố gắng, bao nhiêu tình cảm kính trọng tôi dành cho ông đã mất sạch. Hóa ra là ông muốn giữ nhà cho con trai ông, còn tôi mãi mãi chỉ là người dưng nước lã.
Mặc dù vợ chồng tôi vẫn đang sống hạnh phúc, bố mẹ chồng cũng chẳng ghét bỏ hay gây khó dễ gì với tôi. Nhưng kể từ khi biết ông có ý định đó, trong tôi không thể nào thấy thoải mái được như lúc xưa. Tôi bây giờ không biết nên làm thế nào, đành để bố chồng đứng tên nhà mới hay trao đổi lại với chồng thẳng thắn, rạch ròi một lần cho xong?
Theo Afamily
Mẹ chồng khóc làm con dâu bệnh tật vô cùng xúc động nhưng câu nói sau đó của bà lại khiến nàng "hóa đá"
Mẹ chồng cô cầm tiền và quà con dâu đưa, rồi bỗng khóc nức nở thành tiếng. Lần đầu nhìn thấy mẹ chồng rơi nước mắt, cô vừa luống cuống vừa cảm động khôn xiết...
Vợ chồng cô cưới nhau xong, bố mẹ đôi bên đều nghèo, ở nhà lại không tìm được kế sinh nhai gì khả thi, nên 2 người quyết định Nam tiến lập nghiệp. Cách bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ cả nghìn cây số, vợ chồng cô chỉ có thể hỏi thăm bố mẹ qua điện thoại, thi thoảng dư chút tiền thì gửi về biếu đấng sinh thành mà thôi, chứ mới đầu làm ăn còn khó khăn, đến Tết nhất cô và anh cũng không về đoàn tụ với gia đình được bởi đi lại quá tốn kém.
Năm thứ hai ở xứ người, cửa hàng của cô và anh đã có lượng khách quen nhất định. Hai người vui mừng nghĩ về tương lai tươi sáng, khi đó có thể mua đứt cái cửa hàng đang thuê này để làm nơi định cư lâu dài. Đúng lúc đó thì cô phát hiện mình bị bệnh. Cô đi khám bác sĩ nói cần nằm viện điều trị, có thể sẽ phải làm phẫu thuật. Nói chung khá tốn kém và cần không ít thời gian. Nếu không điều trị ngay, để bệnh diễn tiến xấu đi, hậu quả càng khôn lường.
Cô bàn với anh, anh bảo, tiền anh có thể cố gắng kiếm được, nhưng ở đây chỉ có 2 vợ chồng, cô nằm viện mà anh đi chăm thì ai là người lo cửa hàng? Đóng cửa thì lấy tiền đâu ra cho cô chữa bệnh? Thôi thì cô nên về quê chữa bệnh, ở đó có người nhà, anh em, còn đỡ đần, chăm sóc được cho cô, tiền anh sẽ gửi ra. Cô không chạnh lòng khi chồng không đóng cửa hàng chăm mình hoặc đưa mình về quê, bởi cô biết hoàn cảnh của mình hiện tại. Vì thế, cô quyết định về quê chữa bệnh.
Ảnh minh họa
Ngày về, dẫu kinh tế chưa dư dả, lại đang bệnh trong người, cô vẫn mua sắm rất nhiều quà tặng cho bố mẹ chồng. Cô xuống sân bay, bố mẹ đẻ và mẹ chồng đã từ quê lên, đều có mặt đón cô. Lâu lắm mới gặp lại người nhà, cô òa khóc không kìm nén được. Mẹ đẻ cô chẳng nói chẳng rằng, cứ nắm tay con gái, lặng lẽ khóc. Nỗi nhớ nhung sau thời gian xa cách và niềm thương xót con ốm đau khiến bà chẳng thốt nổi nên lời.
Vì có ý định vào viện lớn ở thủ đô để khám và nhập viện luôn, nên cô đưa tất cả quà cáp mình đã chuẩn bị cho mẹ chồng, rơm rớm nước mắt dúi cho bà ít tiền rồi hỏi thăm bà chuyện ở nhà nọ kia. Mẹ chồng cô cầm tiền và quà con dâu đưa, rồi bỗng khóc nức nở thành tiếng. Lần đầu nhìn thấy mẹ chồng rơi nước mắt, cô vừa luống cuống vừa cảm động khôn xiết.
"Mẹ đừng khóc, bệnh của con nếu chữa kịp thời thì không sao đâu. Mẹ đừng khóc, nếu không con cũng khóc theo đấy...", cô vừa cười vừa khóc an ủi mẹ chồng. Ai ngờ mẹ chồng càng khóc to hơn. "Mẹ ơi...", cô chưa rơi vào tình huống này bao giờ, thật sự chẳng biết phải làm thế nào nữa.
Ảnh minh họa
Cũng may mẹ chồng cô không khóc lâu, bà quệt nước mắt, buồn bã nhìn cô: "Sao mẹ không khóc được chứ? Con về đây rồi thì chồng con ở đấy ai lo? Có hai vợ chồng ở nơi đất khách quê người, giờ còn mình nó, ngày cực nhọc làm việc, đến bữa lại chẳng có ai nấu cơm cho ăn, phải ăn hàng ăn quán... Lúc đau ốm ai biết, ai chăm sóc nó. Có 2 vợ chồng con săn sóc nó mẹ còn yên tâm, giờ thì... Con nhanh xem thế nào sớm vào với nó đi, cho có vợ có chồng còn đỡ đần nó, không mẹ lo cháy ruột cháy gan mất...".
Cô "hóa đá" ngay lập tức với những lời gan ruột mẹ chồng vừa thốt ra. Cô đang bệnh nặng bà không hỏi thăm được một câu, đằng này... Chua xót dâng đầy trong lòng, cô cố nén hết lại, cố gắng nở nụ cười nói với mẹ chồng: "Mẹ đừng lo, con sẽ vào sớm với anh ấy". Mẹ đẻ cô đứng bên cạnh vừa sốt ruột cho bệnh tình của con, vừa xót xa hộ con qua những lời bà thông gia nói, bà cũng lên tiếng: "Thôi, để tôi đưa cháu vào viện xem thế nào, mọi chuyện để nói sau đi chị, chữa bệnh quan trọng hơn...".
Thế là mẹ chồng cô mang quà của con dâu về quê luôn, còn chỉ có bố mẹ đẻ cô đưa cô vào viện. Trong suốt thời gian cô nằm viện điều trị, mẹ chồng có gọi điện lên 2 lần, lần nào cũng hỏi cô sắp ra viện chưa, có xin được bác sĩ ra viện sớm không, rồi vào với chồng luôn đi, đừng về quê thăm thú họ hàng dông dài mà bỏ bê chồng một mình nữa. Cô chả biết đáp thế nào, chỉ biết cười buồn.
Theo Afamily
Tôi bị vợ quát khi ngăn cháu của cô ấy xô vào con mình Cháu của vợ chạy vào phòng, tôi sợ cháu chồm vào người con nên đưa tay ngăn lại. Vợ nhăn mặt, quát bảo đã đụng gì đâu mà đỡ. Vợ chồng tôi cưới nhau được một năm, cả hai đều 26 tuổi. Vợ tôi mới sinh bé trai, tôi mừng và hạnh phúc lắm khi "mẹ tròn con vuông". Sinh xong, vợ chồng...