Bộ Chính trị yêu cầu sớm công khai kế hoạch tiêm vaccine Covid-19
Cơ quan chức năng sớm xây dựng, công khai chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình thời gian cụ thể.
Bộ Chính trị yêu cầu như trên tại phiên họp ngày 11/6. Theo kết luận phiên họp này, cùng với chỉ đạo không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng, Bộ Chính trị giao các cấp có thẩm quyền nghiên cứu cho thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc, Kiên Giang.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp của Bộ Chính trị ngày 11/6. Ảnh: TTX
Ban cán sự Đảng Chính phủ, các bộ ngành liên quan xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của nhà nước tham gia vào lĩnh vực mua, cung cấp vaccine ngừa Covid-19, để đẩy nhanh việc mua và tổ chức tốt việc tiêm vaccine cho người dân; trong đó, tập trung cho lực lượng tuyến đầu, vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp sản xuất ở các khu công nghiệp; nghiên cứu, xem xét việc tiêm vaccine cho trẻ em.
Các bộ ngành tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước.
Video đang HOT
Ngoài ra, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh, đưa người về nước, có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu về kiểm soát các tuyến biên giới, ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép; rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả phòng, chống dịch.
“Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần: Chống dịch như chống giặc”, kết luận nêu.
Theo Bộ Y tế, tính đến 16h ngày 10/6, Việt Nam đã tiêm vaccine phòng Covid-19 đợt 1, 2 và 3 tại các tỉnh, thành phố với hơn 1,4 triệu liều. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine là trên 50.000 người.
Để đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam phải tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, tương đương 150 triệu liều.
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 3/6, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết, về cơ bản, Việt Nam đã tiếp cận được số lượng vaccine cần thiết và từ tháng 8/2021 trở đi “sẽ có tương đối nhiều vaccine được nhập về”.
Để đẩy nhanh tiến độ tạo miễn dịch cộng đồng, Chính phủ khuyến khích địa phương, doanh nghiệp tham gia đàm phàn, mua, nhập khẩu vaccine phòng Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được khuyến cáo mua trực tiếp từ nhà sản xuất thay vì qua trung gian, vì sẽ khó đảm bảo chất lượng, điều kiện bảo quản.
Ba kịch bản tăng trưởng của TP HCM
Theo TS Trần Hoàng Ngân, kinh tế TP HCM năm nay tăng trưởng 4,9%, 5,53% hoặc 6,37% sẽ tuỳ thuộc vào kết quả khống chế Covid-19.
Nhận định trên được ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM (HIDS) nói tại Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, ngày 10/6. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh thành phố đã ghi nhận 542 bệnh nhân, xếp thứ ba cả nước về số ca nhiễm, hàng trăm khu vực trên địa bàn đang bị phong toả, cách ly.
Ông Ngân đưa ra 3 dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP HCM. Theo đó, với kịch bản thấp, nếu thành phố khống chế dịch trong tháng 8, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm của thành phố sẽ tăng 5,02%, cả năm đạt 4,9%. Ở kịch bản trung bình, đến tháng 7 thành phố kiểm soát được dịch thì tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm đạt 5,26%, cả năm 5,53% so với cùng kỳ. Với kịch bản cao nhất, thành phố khống chế được dịch trong quý II năm nay, tốc độ tăng trưởng GRDP 9 tháng đầu năm là 5,74% và cả năm đạt 6,37%.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển TP HCM. Ảnh: Hữu Công.
Theo ông Ngân, tất cả kịch bản sẽ thất bại nếu Việt Nam không nhập được vaccine phòng Covid-19 và tiêm cho công dân, người lao động. "Nếu vaccine không về được Việt Nam trong năm nay như kế hoạch thì doanh nghiệp rất bấp bênh. Do đó, Việt Nam cần hướng về mục tiêu quan trọng nhất hiện nay là triển khai tiêm chủng", ông Ngân nói và thể hiện sự lạc quan khi mới đây Việt Nam đặt hàng 120 triệu liều vaccine.
Viện trưởng Nghiên cứu Phát triển thành phố cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra những kịch bản tăng trưởng kinh tế lạc quan hơn so với năm 2020, đặc biệt ở các nước phát triển. Theo đó, các báo cáo gần đây cho thấy kinh tế thế giới phục hồi rất mạnh, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng kinh tế từ đầu năm đến nay như Mỹ 6,4%, Trung Quốc 18,3%, Hàn Quốc 1,8%, và Việt Nam là 5,58%...
Theo ông Ngân, sự phục hồi kinh tế thế giới có một số tác động tiêu cực đến tình hình cung cầu. Kinh tế phục hồi nên tổng cầu hàng hóa tăng lên, dẫn đến giá cả một số mặt hàng quan trọng cũng tăng cao. Chẳng hạn quặng sắt tăng từ 100 USD lên 210 USD, dầu thô tăng từ 31 USD lên 70 USD. Giá thép, nhôm, phân bón, thức ăn, gia súc, đậu bắp, đậu tương đều tăng từ 50 đến 100%...
"Điều này tác động nặng nề với ngành xây dựng, nông nghiệp cũng như đầu tư công. Rồi tới đây, kinh phí các dự án đầu tư công sẽ bị tác động", ông nói và cho rằng về mặt tích cực, kinh tế phục hồi dẫn đến nhu cầu hàng hóa tăng, thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất lớn.
Trước đó, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM Lê Thị Huỳnh Mai nói doanh nghiệp trên địa bàn đang đối mặt nhiều gánh nặng tài chính trước làn sóng dịch lần thứ tư. Vì vậy, sở tiếp tục tham mưu UBND thành phố đề xuất Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Thành phố cũng tính toán chính sách xem xét, hỗ trợ về tài chính đối với người lao động, như: lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nghỉ việc không lương trong thời hạn hợp đồng 30 ngày liên tục trở lên...
Về tài chính, thành phố sẽ kiến nghị Trung ương xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021, kéo dài giảm tiền thuê đất với doanh nghiệp du lịch; xem xét tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch đến hết năm nay.
Đồng thời, thành phố phối hợp Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ của doanh nghiệp trong 2 năm....
Chuyến bay chở vaccine được ưu tiên hạ cánh Để đảm bảo chất lượng vaccine, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị ưu tiên quyền hạ cánh cho các chuyến bay chở loại hàng này. Ngày 7/6, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay, thời gian tới, các chuyến bay chở vaccine đến và quá cảnh qua Việt Nam sẽ gia tăng, cần được ưu tiên vận...