Bộ Chính trị quy định người đứng cấp ủy tiếp dân thế nào?
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 11-Qi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.
Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội Hoàng Trung Hải trong một buổi tiếp dân (Ảnh minh họa, Anninhthudo.vn).
Theo đó, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị , khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của ảng và pháp luật của Nhà nước.
Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, Quy định nêu rõ: Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân; ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân.
Video đang HOT
ịnh kỳ quý I, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với bí thư cấp ủy cấp dưới trực tiếp và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp có liên quan về tình hình và kết quả công tác tiếp dân.
ịnh kỳ hằng tháng, quý I, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân lên cấp ủy và các cơ quan cấp trên.
Về thời gian tiếp dân, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của ảng, Nhà nước về việc tiếp dân.
Theo Danviet
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đề nghị của mỗi đảng viên tự nguyện thực hiện quy tắc ứng xử
Dự buổi sinh hoạt đảng ở nơi cư trú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải chia sẻ, để Thủ đô phát triển ngày càng giàu đẹp, văn minh,rất cần sự chung tay, góp sức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân...
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi sinh hoạt đảng
Tối 2-12, thực hiện nhiệm vụ đảng viên nơi cư trú theo Quy định số 76-QĐ/TƯ ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị "Về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú", Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã tham gia buổi sinh hoạt Đảng tại Chi bộ 4, Đảng bộ phường Láng Hạ, quận Đống Đa.
Chi bộ 4 Đảng bộ phường Láng Hạ hiện có 113 đảng viên và 135 đảng viên sinh hoạt theo Quy định số 76-QĐ/TƯ. Theo báo cáo, liên tục từ năm 2015 đến năm 2017, Chi bộ 4 đều đạt chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Từ đầu năm 2018 đến nay, chi bộ tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải chụp ảnh chung với các đại biểu dự buổi sinh hoạt
Tại buổi sinh hoạt, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã thông tin với chi bộ về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố từ đầu năm 2018 đến nay. Trong đó, Hà Nội đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, hoàn thành 20/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thành phố cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức đặt ra.
Theo Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, để giải quyết được các thách thức, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, thành phố rất cần sự chung tay, góp sức của mỗi người dân ở các địa bàn dân cư.
Trước hết, từng cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần đoàn kết, tự giác thực hiện các quy tắc ứng xử, phát huy trách nhiệm nêu gương, tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Theo ANTD
Vì sao lãnh đạo "ngại" đối thoại với người dân khiếu kiện? Rất nhiều địa phương, nhiều Chủ tịch ở cơ sở cả nhiệm kỳ nhưng không bao giờ tiếp dân, trong khi chế tài xử lý việc này lại chưa có. Từ năm 2015-2017, cả nước có hơn 11.000 quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND bị khiếu kiện đến tòa án, lĩnh vực đất đai, nhà ở chiếm...