Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng
Những thành tựu của Đà Nẵng, của nhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Sáng 17/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị ( khóa IX) về ” Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Báo cáo với Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cho biết: Kinh tế của Đà Nẵng tăng trưởng với tốc độ khá, GDP tăng bình quân 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng theo hướng “dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp”. Đặc biệt, công tác quy hoạch được thực hiện, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo được dấu ấn rõ nét, quy mô đô thị mở rộng hơn 3 lần so với năm 2003.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ báo cáo Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33
Chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tốt, thực hiện có hiệu quả chương trình thành phố “5 không, 3 có”. Nhiều công trình trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất là giao thông, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, vừa làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; tăng cường kết nối, thông thương, phát triển kinh tế của miền Trung.
Thành phố đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển như: cảng biển, khu công nghiệp dịch vụ chế biến thủy sản, cảng cá, âu thuyền trú bão, các khu du lịch cao cấp và các tuyến đường ven biển. Thành phố đã ưu tiên phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, từng bước khẳng định Đà Nẵng là trung tâm giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực lớn của Vùng và cả nước….
Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có nhiều cố gắng và đạt nhiều kết quả tích cực. Thành phố có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, trong công tác cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, quan tâm cải cách hành chính, huy động được sức mạnh tổng hợp, phát huy được vai trò của người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm….
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng báo cáo nhanh với Bộ Chính trị về hậu quả và tình hình khắc phục hậu quả bão số 11. Quyết tâm của thành phố là nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân và khôi phục sản xuất.
Tại buổi làm việc, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành Trung ương đã thảo luận cho ý kiến về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, vướng mắc; những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các kiến nghị, đề xuất của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về cơ chế, chính sách để có thêm nguồn lực xây dựng, phát triển thành phố từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thay mặt Bộ Chính trị, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Bộ Chính trị đánh giá Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong 10 năm qua đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị vào hiện thực cuộc sống, chọn khâu đột phá để chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến khá toàn diện, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Những thành tựu của Đà Nẵng, của nhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Video đang HOT
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc
Bộ Chính trị lưu ý, tiềm năng lợi thế của Đà Nẵng còn nhiều. Thành phố có thuận lợi về địa kinh tế, địa chính trị, vùng đất, con người, lịch sử nhưng còn có những mặt chưa được khai thác phát huy tốt. Quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Đầu tư cho phát triển sản xuất chậm so với phát triển hạ tầng. Cần tiếp tục làm cho Đà Nẵng có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong vùng…
Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, Bộ Chính trị yêu cầu thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy thành tích, kinh nghiệm tốt đã có để thực hiện Nghị quyết 33 Bộ Chính trị một cách tích cực, quyết liệt, hiệu quả cao hơn nữa; cần tiếp tục nhận thức rõ, sâu sắc, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò trung tâm, động lực của Đà Nẵng trong vùng miền Trung và Tây Nguyên, phân tích kỹ tiềm năng, thế mạnh, những khó khăn, hạn chế, dự báo tình hình sắp tới để có chủ trương và quyết tâm cao hơn.
Là một đô thị trẻ, Đà Nẵng đang có đà phát triển nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững.
Bộ Chính trị lưu ý là tiếp tục tập trung xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung, phát huy vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng; trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính – ngân hàng; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh; một động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm.
Trên cơ sở mục tiêu này, thành phố tiếp tục rà soát, xây dựng và thực hiện quan quản tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển thành phố gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của vùng. Phát triển kinh tế đi đôi với tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng thành phố Đà Nẵng đẹp, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng, có quản lý một cách nền nếp, chặt chẽ, xây dựng con người văn minh, thực hiện tiếp phong trào “5 không, 3 có”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị Đà Nẵng cần quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường; là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, trung tâm dịch vụ của cả miền Trung; tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong mọi tình huống.
Đề cập công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thành phố Đà Nẵng tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI) về xây dựng Đảng, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền đô thị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đà Nẵng phát huy tính chủ động, tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng để cùng Đà Nẵng kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực để thành phố ngày càng phát triển.
Về các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về chủ trương, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ban ngành phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để Đà Nẵng có thêm nguồn lực, động lực trong quá trình xây dựng và phát triển.
Theo Vũ Duy
Vov.vn
Xúc động tìm lại bức thư của Đại tướng gửi người dân Tây Nguyên
Có một bức thư mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi cho lực lượng Thanh niên xung phong xây dựng vùng kinh tế mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk những năm sau giải phóng. Bức thư ấy đươc gin giữ cẩn thận như một "báu vật" suôt 35 năm qua.
Bức thư viết vội trong đêm
Trong nhưng giơ phut đau thương nay, chúng tôi tư thây la ngươi may mắn khi được đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cho nhân dân huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cách đây đúng 35 năm. Những năm sau ngày thống nhất, đất nước ta lúc đó còn vô vàn khó khăn do chiến tranh tàn phá. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, hàng triệu thanh niên xung phong từ các tỉnh phía Bắc đã rời quê hương lên vùng đất mới Tây Nguyên xa xôi theo chủ trương đi kinh tế mới để lao động, sản xuất nhằm xây dựng đất nước.
Ông Nguyễn Công Huân - nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp - cầm bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thanh niên xung phong xây dựng huyện Ea Súp năm 1978.
Thời điểm đó, vùng Ea Súp biên giới đã đón 4 trung đoàn thanh niên xung phong tỉnh Thái Bình với hơn 4.500 lao động nhằm xây dựng vùng đất này. Một công trường khai hoang trồng cây lương thực nhanh chóng mọc lên ở vùng đất biên giới của tỉnh Đắk Lắk vốn được xem là khắc nghiệt nhất nhì giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Trong 3 năm từ 1977 đến 1981, lực lượng thanh niên xung phong đã khai phá 5.000 ha đồi rừng và sình lầy thành vùng trồng rau, trồng lúa, trong đó đã tạo ra được khoảng 800 ha vùng trồng lúa.
Không dừng lại ở đó, các trung đoàn thanh niên xung phong bằng lao động thủ công và có cơ giới đã tập trung đắp đập hình thành hồ Ea Súp Hạ có dung lượng tưới cho khoảng 600 ha lúa nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân địa phương. Không ai ngờ rằng, vùng đất vốn khắc nghiệt về thời tiết, khô cằn về đất đai vốn có tiếng này lại có thể "lột xác" nhanh chóng sau khi có sự hiện diện của lực lượng thanh niên xung phong miền Bắc chỉ vài năm. Ghi nhận những thành tựu tuyệt vời ấy ở một huyện biên giới đầy khó khăn, ngày 28/10/1978, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi vào thăm tỉnh Đắk Lắk đã gửi thư khen ngợi đối với Đảng bộ và lực lượng thanh niên xung phong.
Bức thư của Đại tướng gửi "Anh chị em vùng kinh tế mới Ea Súp", năm 1978 (bản sao).
Sau 35 năm kể từ ngày bức thư đến tay anh chị em thanh niên xung phong, đến nay số nhân chứng may mắn được nghe đọc và được nhận bức thư năm ấy còn sinh sống tại Ea Súp là không còn nhiều. Sau nhiều ngày rong ruổi, PV Dân trí đã may mắn gặp được ông Nguyễn Công Huân (SN 1934, trú tại thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) - nguyên Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, trước kia là Phó Ban Chỉ huy công trường khai hoang trồng cây lương thực ở vùng kinh tế mới Ea Súp với khoảng 6.000 người, trong đó đại đa số là người Thái Bình.
Ông Huân là người nhận bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua tay ông Nguyễn Ngọc Trìu - khi đó là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp. Bức thư sau đó được đọc trước toàn thể Đảng ủy và lực lượng Thanh niên xung phong công trường. Sau khi đọc xong, bức thư quý giá này đã được "nhân bản" in ra cho mỗi thanh niên xung phong mỗi người một bản, còn bản gốc thì ông Huân giữ bên mình trong một thời gian dài. Theo ông Huân, bức thư gốc ấy nay đã được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk trước khi chính quyền huyện Ea Súp kịp nhân bản và lưu trữ tại Ban Tuyên giáo của Huyện ủy.
Theo ông Huân, khi vào thăm Đắk Lắk vào tháng 10/1978, Đại tướng có ý định về thăm Ea Súp nhưng bất ngờ nhận được nhiệm vụ mới của Bộ Chính trị và Trung ương nên phải tức tốc ra Hà Nội, cho nên Đại tướng đã viết bức thư này để gửi lời thăm hỏi, động viên lực lượng thanh niên xung phong vào đêm trước lúc ra Hà Nội.
Cảm xúc của cựu thanh niên xung phong Nguyễn Công Huân sau khi nhận bức thư của Đại Tướng.
Bức thư của Đại tướng gửi "Anh chị em vùng kinh tế mới Ea Súp" dài 3 trang đã thể hiện tình cảm thắm thiết của Đại tướng đối với đồng bào Ea Súp "...là những người chiến sỹ dũng cảm đã đáp ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, có tinh thần yêu nước và tinh thần làm chủ đất nước cao lên đây xây dựng quê hương mới, góp phần cố gắng lớn của mình cùng đồng bào các dân tộc xây dựng Tây Nguyên chiến lược giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, vì sự nghiệp Tổ quốc xã hội chủ nghĩa yêu quý của chúng ta".
Qua bức thư Đại tướng đã biểu dương những thành tựu mà lực lượng thanh niên xung phong, đồng bào Ea Súp đã không quản gian khổ và trở ngại để gặt hái được, đồng thời nhắn nhủ là tiếp tục: "... hăng hái phấn đấu, xứng đáng là những người con yêu quý của tỉnh nhà, là những con người đã từng được Đảng và Bác Hồ giáo dục, sống và chiến đấu dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đoàn kết thương yêu và giúp đỡ nhau, ra sức làm tròn mọi nhiệm vụ, dưới sự lãnh đạo và chăm sóc trực tiếp của Đảng và chính quyền địa phương lập nên những thành tích mới, tạo nên những tấm gương sáng trong khi thực hiện mọi chủ trương chiến lược lớn của Đảng là đưa hàng triệu đồng bào ta lên vùng chiến lược Tây Nguyên này".
Tiếc thương Đại tướng
Đã 35 năm trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tháng sau khi nhận được bức thư của Đại tướng, với người cựu thanh niên xung phong năm nào Nguyễn Công Huân vẫn mới như ngày hôm qua. Trong căn nhà vắng lặng vào một buổi nắng trưa hiếm hoi của mùa mưa Tây Nguyên, ông Huân với giọng run run, xúc động nhớ lại: "Đọc kỹ bức thư đó chúng tôi cảm thấy rất thấm thía về những lời căn dặn của Đại tướng. Sau khi đọc trước Chi bộ Đảng và anh em thanh niên xung phong, bức thư được in ra cho mỗi thanh niên xung phong mỗi người một bản, còn bản gốc thì tôi giữ. Đi đâu tôi cũng cầm theo, trân trọng cất giữ như một báu vật. Tiền bạc, của cải thì có thể làm mất, nhưng với bức thư của Đại tướng thì tôi không thể để mất được".
Cũng như hàng chục triệu đồng bào cả nước, ông Huân đã bật khóc sau khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Mấy ngày qua, ông Huân càng buồn hơn và không ngày nào ông không theo doi tin tưc thơi sư để nắm thông tin lễ tang của Đại tướng. Ông lần giở lại trang thư mà năm nào Đại tướng đã gửi cho nhân dân Ea Súp, nói trong niềm xúc động trào dâng: "Những năm sau đó, chúng tôi đã hành động đúng theo tinh thần của bác Giáp như trong bức thư, còn nhân dân huyện Ea Súp chúng tôi biết ơn bác Giáp và nguyện cả đời phấn đấu xây dựng đất nước to đẹp hơn".
"Khi hay tin Đại tướng qua đời, tôi đã khóc và bây giờ tôi vẫn khóc vì ông. Tôi có một ý nguyện là ở vùng Ea Súp này phải đặt một công trình xứng đáng để mang tên Tướng Giáp", ông Huân xúc động.
Tại Huyện ủy Ea Súp, ông Trần Ngọc Điếp - Trưởng Ban Tuyên giáo huyện Ea Súp - xúc động chia se: "Việc Đại tướng gửi thử khen lượng lượng Thanh niên xung phong năm 1978 đã ghi nhận những thành tựu mà đồng bào nhân dân Ea Súp đã đạt được, đồng thời đánh dấu một giai đoạn mới để các Bộ ngành Trung ương quan tâm nghiên cứu phát triển toàn diện các mặt KT-XH của địa phương, vì huyện có vị trí chiến lược quan trọng của một huyện biên giới".
Viết Hảo
Theo Dantri
Ông Trần Thọ chính thức trở thành Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Chiều 30/8, Thành ủy TP Đà Nẵng đã tổ chức bỏ phiếu và bầu ông Trần Thọ giữ chức Bí thư thay thế ông Nguyễn Bá Thanh đã ra Hà Nội nhận công tác 6 tháng trước. Sau khi được Bộ Chính trị đồng ý giới thiệu ông Trần Thọ, Phó Bí thư thường trực phụ trách Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch...