Bộ Chính trị gặp mặt thân mật các đồng chí nguyên Ủy viên BCT, BBT và TƯ Đảng khóa XII
Sáng 27/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức gặp mặt thân mật các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc gặp mặt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Trong không khí ấm áp của những ngày đầu Xuân mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tình cảm trân trọng các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII, những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, đã từng giữ các chức vụ quan trọng ở các cơ quan Trung ương và địa phương, là hạt nhân ở các ngành, lĩnh vực, đã có nhiều đóng góp, cống hiến trong quá trình công tác và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao và trân trọng cảm ơn công lao, sự đóng góp to lớn của các đồng chí đối với Đảng, nhân dân và đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, sau Đại hội XIII của Đảng, mặc dù chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19, nhưng không khí vui Xuân, đón Tết cổ truyền dân tộc đã diễn ra vui tươi, đầm ấm trên khắp đất nước. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào thành công Đại hội, vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai phát triển của dân tộc. Không khí thống nhất rất cao trong Đảng, trong nhân dân.
Trong nhiệm kỳ khóa XII, đặc biệt là năm 2020, đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu khá toàn diện. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, chia sẻ khó khăn, hoàn thành tốt Chương trình toàn khóa với 15 Hội nghị trung ương, quyết định nhiều vấn đề hệ trọng, góp phần vào thành công Đại hội XIII của Đảng. Tại Đại hội XIII, có 73 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII.
Video đang HOT
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Dù tiếp tục công tác, hay sẽ nghỉ công tác, đây là lực lượng giàu bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm thực tiễn. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, góp ý của các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII. Trong thời gian tới, ở cương vị và điều kiện mới, các đồng chí sẽ tiếp tục cống hiến, đóng góp cho Đảng, nhân dân và đất nước. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII luôn trân trọng, lắng nghe, học tập kinh nghiệm của các đồng chí và chủ động xin ý kiến các đồng chí về những vấn đề quan trọng của Đảng, của đất nước; kế thừa và phát huy hơn nữa những thành tựu, kinh nghiệm đã có, đưa đất nước tiếp tục phát triển đi lên, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, cùng gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, nhiều đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII đã chia sẻ những tình cảm chân thành, gửi gắm niềm tin vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sẽ tiếp tục lãnh đạo, đưa đất nước phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Bày tỏ cảm ơn Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ trong quá trình công tác, rèn luyện phấn đấu và trưởng thành, các đồng chí cam kết sẽ tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp của Đảng, củng cố và tăng cường đoàn kết trong Đảng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại buổi gặp mặt. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Tự hào là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tự hào về con đường mà Đảng ta đã lựa chọn, trong quá trình công tác của mình, từng đồng chí đã nỗ lực không ngừng, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước vượt qua những chặng đường khó khăn, gian khổ nhất, để đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay, cả về phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, khẳng định và nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Trong hoàn cảnh mới, môi trường mới, các đồng chí nguyện sẽ tiếp tục giữ gìn phẩm chất của người đảng viên, luôn gương mẫu và sẵn sàng đóng góp xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thanh Hóa phấn đấu là tỉnh kiểu mẫu, phát triển toàn diện
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một góc thành phố Thanh Hóa
Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức theo lộ trình phù hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết.
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm GRDP đạt 11% trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 9,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên; đến năm 2025, GRDP/người đạt 5.200 USD trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD; 17 đơn vị cấp huyện, 88% số xã đạt nông thôn mới, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu;... Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Để đạt mục tiêu cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp: Hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù; xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng; phát triển mạnh các thành phần kinh tế; chú trọng phát triển kinh tế biển và ven biển, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững;...
Trong đó, phát triển ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, các ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước hình thành và phát triển một số cụm liên kết các ngành công nghiệp chủ lực.
Cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp công nghiệp theo hướng tăng khả năng kết nối, tiếp cận thông tin, dữ liệu, sản xuất những sản phẩm mà xã hội cần nhằm tăng cơ hội kinh doanh mới và tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đạt hiệu quả cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao;..
Phát triển toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm 3 vùng kinh tế - xã hội theo hướng: Phát triển bền vững vùng miền núi, là vùng có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái; an ninh nguồn nước; quốc phòng, an ninh và đại đoàn kết các dân tộc; 2- Phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng và trung du, là vùng đóng vai trò trung tâm với 3 cực tăng trưởng là thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn Lam Sơn; 3- Phát triển đột phá và bền vững vùng ven biển và hải đảo với 2 cực tăng trưởng là thị xã Nghi Sơn và thành phố Sầm Sơn.
Đại hội XIII của Đảng: Xác định rõ những nhiệm vụ đột phá Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TW tâm đắc với những quyết sách lớn mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề cập, các quyết sách này đã khái quát toàn diện các vấn đề của đất nước. Ông Huỳnh Tấn Việt (Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương) trả lời phỏng vấn của...