Bộ Chính trị gặp mặt cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu
Ngày 15/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đã tổ chức Hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu khu vực phía Nam để thông báo tình hình kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.
Tổng Bí thư trao đổi với các đại biểu – Ảnh từ Chinhphu.vn
Các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì Hội nghị.
Video đang HOT
Tham dự Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; các đồng chí nguyên Bí thư Trung ương Đảng; nguyên Phó Chủ tịch nước; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; nguyên Bộ trưởng và các đồng chí từng giữ các chức vụ tương đương đang nghỉ hưu trên địa bàn phía Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo 3 chuyên đề. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trình bày báo cáo về “Những công việc mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian qua”. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung báo cáo về “Tình hình kinh tế- xã hội 3 năm 2011-2013 và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014″. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn báo cáo về “Tình hình đối ngoại, quốc phòng và an ninh năm 2013″. Sau khi nghe báo cáo, một số đại biểu dự Hội nghị đã phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn và trân trọng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Hội nghị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, công tác xây dựng Đảng, công tác lãnh đạo của Đảng về đối ngoại, quốc phòng an ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992…
Tổng Bí thư mong muốn các đại biểu, với kinh nghiệm công tác lâu năm trên nhiều lĩnh vực, với tâm huyết và trách nhiệm với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, sẽ tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp Trung ương làm tốt công tác tư tưởng, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập, noi theo.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trần Đại Nghĩa: Sâu đậm nhân cách một nhà khoa học anh hùng
Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (13-9-1913/13-9-2013) vừa được tổ chức trọng thể hôm qua 13-9 tại Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi chuyện GS.VS Trần Đại Nghĩa
Tên tuổi của ông gắn liền với những chiến công vang dội của quân đội ta với những vũ khí như súng bazôka, SKZ, bom bay..., cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa Sam II (do Liên Xô sản xuất) tiêu diệt siêu pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ... Ông được phong quân hàm Thiếu tướng ở tuổi 35 và là một trong 10 vị tướng đầu tiên của quân đội ta.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định tại lễ kỷ niệm: "Dù ở cương vị nào, đồng chí Trần Đại Nghĩa luôn thể hiện tinh thần tận tụy, gương mẫu, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, tinh thần lao động quên mình để cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc". Với tài năng khoa học xuất sắc, đức độ, khiêm nhường, Trần Đại Nghĩa để lại cho thế hệ sau nhiều công trình, kinh nghiệm quý báu về khoa học và nhân cách của một nhà khoa học Anh hùng. Tên của ông đã được đặt cho nhiều ngôi trường và đường phố tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và TP.HCM.
Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13-9-1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1935, ông sang Pháp du học và tốt nghiệp kỹ sư, cử nhân toán tại các trường Đại học Bách khoa Paris, Đại học Mỏ, Đại học Điện, Đại học Sorbonne, Đại học Cầu đường Paris. Sau đó, ông ở lại Pháp làm việc tại Viên nghiên cứu máy bay, rồi sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí với mong ước tích luỹ thêm nhiều kiến thức để sau này phục vụ Tổ quốc. Năm 1946, theo tiếng gọi của cách mạng và lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông trở về nước phục vụ kháng chiến. Ông đã được Bác Hồ đặt tên Trần Đại Nghĩa. Từ đó, tên tuổi của Trần Đại Nghĩa đã trở thành dấu son trong lịch sử ngành chế tạo vũ khí Việt Nam. Ông được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam trực thuộc Chính phủ, hàm Bộ trưởng từ năm 1975. Ông cũng là Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
"Cuộc đời và sự nghiệp, tài năng và đức độ của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là tấm gương sáng, để lại nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu cho những người làm khoa học, cho thế hệ trẻ hôm nay về tinh thần phấn đấu, nghị lực vươn lên, vượt qua khó khăn để đạt đỉnh cao trong khoa học, đem tài năng và sức lực cống hiến nhiều nhất, thiết thực nhất cho Tổ quốc. Sự nghiệp và nhân cách của đồng chí sẽ còn sâu đậm mãi trong chúng ta", đồng chí Đinh Thế Huynh khẳng định.
Theo ANTD
70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù": Để lại những giá trị bất hủ Sáng 6-9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và một số cơ quan tổ chức Tọa đàm khoa học 70 năm tác phẩm "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng chí...