Bộ Chính trị ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ
Bộ Chính trị vừa có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá đối với các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Theo quy định, cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải là những cán bộ tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân. Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: soha
Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, mẫu mực về phẩm chất đạo đức. Sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
Video đang HOT
Bộ Chính trị quy định cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải là những cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc, là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm. Tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi.
Ngoài quy định chung, Bộ Chính trị cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức danh là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Quy định của Bộ Chính trị cũng quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh Bộ trưởng và tương đương. Trưởng các đoàn thể chính trị – xã hội Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch HDND tỉnh, thành phố, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.
Trong quy định vừa ban hành, Bộ Chính trị cũng quy định các nhóm tiêu chí chung và các nhóm tiêu chí đặc thù để đánh giá các cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Cùng với Quy định nêu trên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký ban hành Quy định của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Theo P.V (VTV)
Ông Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư là khá đặc biệt
Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trường hợp Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Quốc Vượng tham gia Thường trực Ban Bí thư là trường hợp khá đặc biệt. Trước đây, khi còn là Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng từng được phân công tham gia Thường trực Ban Bí thư trong một thời gian.
Ông Trần Quốc Vượng , Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư (ảnh Đàm Duy).
Bắt đầu từ ngày 1.8, ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư thực hiện nhiệm vụ mới là tham gia Thường trực Ban Bí thư theo sự phân công của Bộ Chính trị.
Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, trường hợp Bộ Chính trị phân công thành viên tham gia Thường trực Ban Bí thư là tương đối đặc biệt.
"Vì ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đang nghỉ điều trị bệnh nên ông Trần Quốc Vượng tham gia. Việc tham gia nghĩa là chỉ trong một thời gian nhất định, khi ông Đinh Thế Huynh khỏe, trở lại công việc thì ông Trần Quốc Vượng sẽ thôi tham gia", PGS Phúc khẳng định.
PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết, Ban Bí thư có chức năng giải quyết những nhiệm vụ thường ngày của T.Ư Đảng nên rất nhiều việc, chính vì thế cần có người phụ trách. Các công việc như chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng.
Ngoài ra, Ban Bí thư còn kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Quyết định một số vấn đề tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành T.Ư...
Về chức danh Thường trực Ban Bí thư, PGS Phúc cho biết chức danh này do Bộ Chính trị phân công từ một trong các thành viên của Bộ Chính trị.
"Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và các Bí thư T.Ư Đảng. Ban chấp hành T.Ư Đảng bầu ra một số Bí thư, đồng thời Bộ Chính trị cử một số Ủy viên Bộ Chính trị tham gia vào Ban Bí thư, như các ông Phạm Minh Chính, ông Trần Quốc Vượng, ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Văn Bình, bà Trương Thị Mai", PGS Phúc cho biết.
Theo PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc, trong lịch sử của Đảng cũng đã có trường hợp Bộ Chính trị phân công thành viên tham gia Thường trực Ban Bí thư.
Ví dụ như ở nhiệm kỳ Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII, ông Nguyễn Phú Trọng khi đó là Bí thư Thành ủy TP. Hà Nội cũng được Bộ Chính trị phân công tham gia Thường trực Ban Bí thư một thời gian.
Hay tại nhiệm kỳ Ban chấp hành T.Ư Đảng khóa IX, ông Trần Đình Hoan khi đó là Trưởng Ban Tổ chức T.Ư cũng được Bộ Chính trị phân công tham gia Thường trực Ban Bí thư một thời gian.
Thừa lệnh của Bộ Chính trị, ngày 30.7, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương đã ký văn bản số 37-TB/TW thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về phân công cán bộ tham gia Thường trực Ban Bí thư. Theo thông báo, trong thời gian ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư điều trị bệnh, phân công ông Trần Quốc Vượng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham gia Thường trực Ban Bí thư. Ông Trần Quốc Vượng sinh năm 1953 tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, có trình độ thạc sỹ luật. Trước đó, tháng 11.2006, ông là Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng T.Ư Đảng. Ngày 11.2006, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng thường trực Viện KSND Tối cao và được Ban Bí thư chỉ định giữ chức vụ Bí thư Ban Cán sự Đảng Viện KSND Tối cao Từ năm 2007 - 2011, ông đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Từ tháng 7.2011, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 5.2013, ông được bầu bổ sung vào Ban Bí thư tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI). Tháng 1.2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV.
Theo Danviet
Kết quả Vietlott ngày 21.6: Thêm một người trúng giải Jackpot 21 tỷ đồng Theo thông tin từ Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott), kỳ quay thưởng thứ 144 của xổ số Mega 6/45 đã kết thúc với việc tìm ra chủ nhân của giải Jackpot trị giá 21.487.564.000 đồng. Dãy số may mắn trong kỳ quay thưởng lần này là: 09 - 26 - 29 - 30 - 35 - 37. Với việc...