Bộ chỉ số Xanh sẽ là kênh tham khảo cho các nhà đầu tư
Tại Hội thảo tham vấn “ Xây dựng chỉ số xanh cấp tỉnh – PGI” diễn ra ở Hà Nội ngày 7/6, PGS TS Markus Taussig, chuyên gia của Quỹ châu Á cho biết: Tổ chức này đang hỗ trợ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng phương pháp luận để triển khai Bộ chỉ số Xanh.
Việc xây dựng PGI nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về chất lượng môi trường, hỗ trợ các địa phương trong sàng lọc các dự án đầu tư.
Qua đó, tiếp thu ý kiến từ các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề môi trường, doanh nghiệp hay ý kiến từ các nhà đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp… về những định hướng phát triển bộ chỉ số quan trọng này của VCCI giai đoạn sắp tới.
Việc xây dựng PGI nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về chất lượng môi trường, hỗ trợ các địa phương trong sàng lọc các dự án đầu tư; đồng thời tạo ra được động lực để các doanh nghiệp đầu tư theo hướng thân thiện môi trường, động lực cho việc thay đổi sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Ông Đậu Anh Tuấn – Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết: VCCI đã tiến hành khảo sát thử nghiệm phương pháp luận của bộ chỉ số với gần 300 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên toàn quốc.
“Chúng tôi mong muốn PGI sẽ mang lại nhiều thông tin cho các cơ quan Nhà nước sử dụng trong điều hành, quản lý nhà nước; cho các nhà đầu tư tham khảo trong quyết định đầu tư, mở rộng kinh doanh của mình; là kênh đối thoại thường xuyên giữa chính quyền và doanh nghiệp về chủ đề mới, quan trọng; là công cụ chính sách để thúc đẩy sự vận hành, chuyển đổi của các địa phương tại Việt Nam. Và quan trọng hơn hết là chúng tôi mong muốn PGI sẽ đóng góp trực tiếp và có ý nghĩa vào quá trình phát triển kinh tế bền vững của tất cả các tỉnh, thành phố tại Việt Nam”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Thông tin về phương pháp xây dựng và nội dung của PGI, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Markus Taussig, Chuyên gia của Quỹ Châu Á tại Việt Nam cho rằng, PGI nhất thiết phải có tính kết nối rõ ràng với các chính sách của địa phương và thúc đẩy sự cải thiện chính sách và thực thi chính sách phát triển xanh cấp tỉnh.
Về cơ bản, cách tiếp cận của VCCI về phát triển xanh của khu vực tư nhân là cách tiếp cận dựa vào thị trường, trong đó các yếu tố cạnh tranh sẽ được định hình lại. Thứ nhất, nâng cao các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu cần thiết để tham gia và cạnh tranh trên thị trường. Thứ hai, tăng cường các ưu đãi và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thực sự mang lại lợi ích ròng cho môi trường tự nhiên. Phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi của Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chính quyền cấp tỉnh sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập và duy trì các quy tắc của hệ sinh thái này.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Markus Taussig cho rằng, với PGI, các yếu tố cạnh tranh sẽ được định hình lại. Ngoài ra, để đạt được các mục đích mong muốn, chúng ta cần phải có cách tiếp cận chính sách đảm bảo các nguyên tắc minh bạch, công bằng và chính đáng.
Theo chuyên gia này, để đo lường được chính sách phát triển hệ sinh thái kinh doanh thân thiện với môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu dự kiến xây dựng bốn nhóm nội dung của bộ chỉ số PGI. Đó là giảm thiểu tác hại của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ công hiệu quả của chính quyền cấp tỉnh; giảm thiểu các tác hại môi trường do các doanh nghiệp gây ra thông qua việc nâng cao thực thi các tiêu chuẩn môi trường tối thiểu; tối đa hóa lợi ích môi trường từ các hoạt động quan trọng của chính quyền địa phương; tối đa hóa lợi ích môi trường từ các doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ hiệu quả của chính quyền tỉnh.
Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp về thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Dự kiến từ nay đến tháng 7/2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Tổng cục Hải quan và Dự án Tạo thuận lợi thương mại sẽ khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc cải cách thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa Quốc gia và thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm xác định rõ các khâu còn bất cập của từng bộ, ngành cụ thể.
Khảo sát năm 2022 sẽ xác định rõ các khâu, bước còn bất cập trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay của từng bộ, ngành cụ thể. Ảnh: TTXVN.
Yêu cầu về cải cách quản lý kiểm tra chuyên ngành là mục tiêu trọng tâm của Chính phủ đặt ra trong những năm qua. Khảo sát lần này tập trung nhận diện hiện trạng chất lượng giải quyết thủ tục hành chính của các Bộ, ngành trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia (https://vnsw.gov.vn) và các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đồng thời tập hợp các khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay trong khi thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI cho biết: Hoạt động khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu do VCCI, Tổng cục Hải quan và USAID định kỳ phối hợp triển khai từ năm 2012 đến nay đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Với gần 20 nghìn lượt doanh nghiệp tham gia trong 10 năm qua, phản ánh từ các doanh nghiệp đã cung cấp rất nhiều thông tin chân thực, khách quan để thúc đẩy các bộ, ngành tiến hành các cải cách thực chất hơn. Có thể kể đến như chuyển đổi việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử, giám sát hàng hóa tự động, giảm trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm...
"Tiếp nối các nỗ lực trước đây, khảo sát năm 2022 sẽ xác định rõ các khâu, bước còn bất cập trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu hiện nay của từng bộ, ngành cụ thể", ông Đậu Anh Tuấn cho biết. Các thông tin này cùng với kiến nghị của các doanh nghiệp sẽ được tổng hợp để đưa ra các khuyến nghị cải cách tới Chính phủ và các Bộ, ngành nhằm tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn là gánh nặng cho doanh nghiệp, là một trong yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa mà hiện vẫn chưa được cải thiện đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, từ đó dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới.
Gỡ điểm nghẽn để thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả Phát biểu tại Diễn đàn "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiệu quả, bền vững" do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 19/5, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Để phát triển thị trường TPDN minh bạch, ổn định, cần có các...