Bỏ chạy khi thấy thi thể bạn trong lớp giải phẫu
Enya Egbe bỏ chạy khỏi lớp giải phẫu tại Đại học Calabar và bật khóc sau khi phát hiện thi thể sắp thực hành chính là bạn mình.
Egbe, hiện 26 tuổi, vẫn nhớ rõ buổi chiều 7 năm trước tại Đại học Calabar, khi anh cùng bạn học trong lớp y khoa tập trung quanh ba thi thể được đặt trên ba bàn giải phẫu. Vài phút sau, anh hét lên và bỏ chạy. Thi thể mà nhóm Egbe sắp thực hành giải phẫu là của Divine, người bạn hơn 7 năm của anh.
“Chúng tôi từng đi câu lạc bộ cùng nhau. Có hai lỗ đạn bên ngực phải cậu ấy”, Egbe cho hay.
Enya Egbe, người phát hiện thi thể bạn trong lớp học giải phẫu ở Nigeria. Ảnh: BBC .
Oyifo Ana là một trong số nhiều sinh viên chạy theo Egbe và thấy anh đang khóc bên ngoài lớp.
“Hầu hết các tử thi mà chúng tôi sử dụng ở trường đều có vết đạn. Tôi cảm thấy thật tồi tệ khi nhận ra một số người có thể không phải tội phạm thực sự”, Ana nói, thêm rằng vào một buổi sáng, cô nhìn thấy xe tải cảnh sát chở đầy thi thể đẫm máu tới nhà xác trong trường y của họ.
Egbe sau đó nhắn tin cho gia đình Divine. Họ từng đến nhiều đồn cảnh sát để tìm sau khi Divine và ba người bạn bị nhân viên an ninh bắt trên đường về nhà sau một đêm đi chơi. Cuối cùng, gia đình đã tìm cách nhận lại thi thể thanh niên này.
Phát hiện gây sốc của Egbe cho thấy tình trạng thiếu thi thể dành cho học tập và nghiên cứu của sinh viên y khoa Nigeria cũng như những gì có thể xảy ra với nạn nhân của bạo lực cảnh sát.
Video đang HOT
Theo luật hiện hành Nigeria, “thi thể vô thừa nhận” trong nhà xác sẽ được giao cho các trường y. Chính quyền cũng có quyền sử dụng thi thể tội phạm bị tử hình, dù vụ hành hình gần nhất diễn ra năm 2007.
Theo nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí y học Clinical Anatomy, hơn 90% tử thi được sử dụng trong các trường y ở Nigeria là “tội phạm bị bắn chết”. Trên thực tế, điều này có nghĩa họ bị lực lượng an ninh bắn chết. Độ tuổi ước tính của họ từ 20 đến 40, 95% là nam giới và 3/4 là người thuộc tầng lớp thấp hơn. Không có trường hợp hiến tặng thi thể nào.
“Không có gì thay đổi 10 năm sau”, Emeka Anyanwu, giáo sư giải phẫu tại Đại học Nigeria, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Chính phủ Nigeria năm ngoái thành lập hội đồng tư pháp để điều tra cáo buộc bạo lực cảnh sát ở các bang khác nhau. Động thái diễn ra sau các cuộc biểu tình bắt nguồn từ video một thanh niên được cho là bị Đội đặc nhiệm chống cướp giật của cảnh sát (Sars) bắn chết ở bang Delta, miền nam Nigeria.
Nhiều người làm chứng trước hội đồng cho hay người thân của họ bị nhân viên an ninh bắt và không bao giờ trở về.
Trong hầu hết các trường hợp, cảnh sát thông báo rằng người mất tích là những tên cướp có vũ trang bị giết trong cuộc đấu súng, trong khi phát ngôn viên cảnh sát Frank Mba nói với BBC rằng ông không biết bất kỳ trường hợp nào cảnh sát đưa thi thể vào phòng thí nghiệm giải phẫu hoặc nhà xác.
Trong lời khai bằng văn bản được trình bày trước hội đồng tư pháp ở bang Enugu, thương nhân 36 tuổi Cheta Nnamani cho biết trong suốt 4 tháng bị giam ở Sars năm 2009, anh đã hỗ trợ nhân viên an ninh xử lý thi thể những người bị tra tấn hoặc hành hình.
Nnamani kể rằng một đêm anh được yêu cầu chất ba xác chết lên xe tải. Sau đó, cảnh sát xích anh vào trong và lái xe đến bệnh viện thuộc Đại học Nigeria (UNTH) gần đó. Nnamani được yêu cầu dỡ các thi thể xuống để một nhân viên nhà xác đưa đi. Nnamani sau đó bị đe dọa phải chịu số phận tương tự.
Tại thành phố Owerri, đông nam Nigeria, nhà xác bệnh viện tư Aladinma đã ngừng tiếp nhận thi thể những người cáo buộc là tội phạm vì cảnh sát hiếm khi cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc thông báo cho thân nhân người quá cố. Điều này từng khiến nhà xác lao đao vì chi phí bảo quản thi thể vô thừa nhận, cho đến khi chính quyền cấp phép vài năm một lần cho việc chôn cất hàng loạt.
“Đôi khi cảnh sát ép chúng tôi tiếp nhận thi thể nhưng chúng tôi nhất quyết yêu cầu họ đưa đến bệnh viện công”, Ugonna Amamasi, người quản lý nhà xác, cho biết. “Nhà xác tư nhân không được phép hiến xác cho các trường y, nhưng nhà xác công thì được”.
Người Nigeria biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát năm ngoái. Ảnh: AFP .
Luật sư Fred Onuobia cho biết người thân có quyền nhận lại thi thể tội phạm bị hành quyết hợp pháp. “Nếu không ai xuất hiện sau một khoảng thời gian nhất định, các thi thể sẽ được đưa đến bệnh viện để phục vụ giảng dạy”, luật sư nói.
Tuy nhiên, tình hình còn tồi tệ hơn với những vụ giết người phi pháp, vì người thân không bao giờ biết hoặc không thể xác định được các thi thể đang ở đâu, ông nói. Trong trường hợp của Divine, nhờ phát hiện tình cờ của Egbe mà gia đình mới có thể chôn cất anh đàng hoàng.
Hiệp hội các nhà giải phẫu học Nigeria đang vận động hành lang để thay đổi luật nhằm đảm bảo nhà xác có hồ sơ đầy đủ về thi thể được hiến tặng cho trường y và cả sự đồng thuận của gia đình. Họ cũng đề ra cách để khuyến khích mọi người hiến xác phục vụ mục đích y học.
Về phần Egbe, anh bị tổn thương sâu sắc khi nhìn thấy thi thể bạn mình, đến nỗi phải nghỉ học suốt nhiều tuần. Lúc nào Egbe cũng tưởng tượng Divine đang đứng cạnh cửa mỗi khi anh cố vào phòng giải phẫu.
Egbe cuối cùng tốt nghiệp muộn một năm so với các bạn cùng lớp và hiện làm việc trong phòng thí nghiệm của bệnh viện ở bang Delta.
Gia đình Divine đã kiện và khiến một số cảnh sát liên quan bị sa thải. Công lý được thực thi phần nào, nhưng vẫn hơn những điều mà nhiều người Nigeria khác phải trải qua. Thi thể người thân của họ là nạn nhân bạo lực cảnh sát và cũng có thể đã được đưa đến các trường y trên khắp đất nước.
Vứt thi thể vào thùng rác vì nhầm tưởng là hình nộm
Cảnh sát, cứu hỏa thành phố Sherbrooke phải xin lỗi vì bỏ thi thể một phụ nữ chết cháy vào thùng rác vì tưởng đó là hình nộm.
Sự cố hy hữu xảy ra khoảng hai tuần trước nhưng chỉ được Cảnh sát trưởng thành phố Sherbrooke Danny McConnell thừa nhận hôm 29/7. Các sĩ quan cảnh sát không biết đã vứt nhầm thi thể của một phụ nữ vào thùng rác, cho tới khi chồng của nạn nhân báo tin tìm vợ mất tích.
"Khi cảnh sát và lính cứu hỏa tới nơi, các nhân chứng cho biết có người châm lửa đốt một hình nộm làm bằng silicon. Sau khi thảo luận, họ đồng ý đem thứ này vứt vào thùng rác phía sau đồn cảnh sát", cảnh sát trưởng McConnell nói.
Thùng rác nơi chứa thi thể bị vứt nhầm ở Sherbrooke, tỉnh Quebec, Canada. Ảnh: Radio-Canada.
Tuy nhiên, khoảng 4 tiếng sau đó, một người đàn ông liên lạc với đồn cảnh sát để trình báo vợ mất tích. Sau khi tìm thông tin dựa theo điện thoại di động của nạn nhân, cảnh sát phát hiện "hình nộm" bị họ vứt vào thùng rác chính là thi thể người phụ nữ mất tích.
"Khi cảnh sát lấy hình nộm ra khỏi thùng rác, họ vô cùng kinh hoàng khi biết đó là thi thể cháy đen của người phụ nữ. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự việc này. Gia đình nạn nhân đã được thông báo mọi chi tiết của cuộc điều tra", McConnell nói thêm.
Lãnh đạo cơ quan cứu hỏa thành phố Sherbrooke Stephane Simoneau cho biết các thành viên lực lượng đang bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau sự cố. Giới chức đang tiến hành hai cuộc điều tra độc lập về lỗi của cảnh sát và cái chết đáng ngờ của người phụ nữ.
Robert Nicholson, bác sĩ giải phẫu tại Bệnh viện Granby, cho biết sai lầm của cảnh sát và lính cứu hỏa không phải vô lý, vì cơ thể người đa phần là nước nên thi thể sẽ rất khác biệt khi chết cháy. "Khi ấy một người nặng tới 68 kg trông cũng như 27 kg", ông nói.
Cảnh tượng tang thương như "vùng chiến sự" ở Indonesia giữa "bão" Covid-19 Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 phải nằm chờ chết ở nhà khi các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải ở Indonesia. Ardi Novrianyah và các tình nguyện viên đưa thi thể một nạn nhân tử vong vì Covid-19 ra xe (Ảnh: Reuters). Sau khi công việc lái taxi không thể tiếp tục vì những biện pháp hạn chế chống dịch Covid-19...