Bố cao 1m8, mẹ 1m7 nhưng con trai sinh ra bị lùn vì nguyên nhân không ngờ
Chỉ vì sự vô tâm của bố mẹ khi chăm sóc mà cậu bé 16 tuổi đã không có chiều không như mong đợi, thậm chí còn thấp bé hơn hẳn so với bạn bè cùng lứa.
Có bố cao 1m82 và mẹ cao 1m7, ai cũng nghĩ Ruirui sẽ được di truyền chiều cao khủng từ bố mẹ. Nhưng không ngờ, dù đã dậy thì 2 năm nhưng cậu vẫn chưa hề “trổ mã”, vóc dáng nhỏ bé hơn nhiều so với bạn bè cùng lứa. Lo lắng cho con trai, cả hai vợ chồng đã thu xếp đưa Ruirui đến bệnh viện, để bác sĩ giúp cậu trở nên cao lớn như kỳ vọng.
Nhưng sau khi chụp X-ray, bác sĩ đã bất ngờ thông báo Ruirui đã qua giai đoạn tăng chiều cao tốt nhất. Tuổi xương của cậu đã đạt 16 và chiều cao ước tính trong tương lai là 1m6. Lời nói của bác sĩ đã khiến tất cả mọi người có mặt phải bất ngờ.
Sau khi chụp X-ray, bác sĩ cho biết tuổi xương của Ruirui đã qua giai đoạn phát triển (Ảnh minh họa)
Không thể chấp nhận thực tế này, bố mẹ Ruirui tiếp tục đến Thượng Hải và những nơi khác để kiểm tra, nuôi hi vọng con trai mình có thể cao thêm. Nhưng dù đi đến đâu câu trả lời cũng không thay đổi, tuổi xương của Ruirui đã đạt đến 16 tuổi, chiều cao không thể tăng thêm được nữa.
Tại sao bố mẹ có chiều cao khủng, con sinh ra lại lùn?
Mẹ Ruirui vừa khóc vừa nói, khi tầm 10 tuổi Ruirui luôn được khen ngợi vì có chiều cao nổi bật khiến hai vợ chồng rất yên tâm, còn chủ quan nghĩ rằng “bố mẹ cao đương nhiên con không thể thấp”.
Một vài năm trở lại đây, không hiểu lý do gì khiến chiều cao của Ruirui lại chững hẳn lại, dù cậu đã dậy thì và vỡ giọng nhưng vóc dáng vẫn không cải thiện. Đứng với bạn bè cùng tuổi đều lọt thỏm vì nhỏ bé.
Sau một hồi trò chuyện, các bác sĩ đã biết nguyên nhân khiến Ruirui không thể “thừa hưởng” chiều cao khủng. Công việc của bố mẹ Ruirui là kinh doanh, vô cùng bận rộn nên từ nhỏ đã để con mình sống với giúp việc. Tất cả việc ăn uống và sinh hoạt cá nhân của Ruirui đều được người giúp việc lo liệu.
Vì tiết kiệm thời gian, người giúp việc không nấu ăn mà thường mua đồ ăn nhanh bên ngoài như: gà rán, hamburger, bánh ngọt,… để cậu bé ăn qua bữa.
Ngoài ra vì ham chơi Ruirui cũng thường xuyên nghịch điện thoại, chơi game đến qua 11h đêm mới ngủ. Thói quen sinh hoạt này đã đi theo Ruirui từ bé cho đến khi lớn. Chính vì dinh dưỡng không đủ, cộng thêm việc ngủ muộn nên chiều cao của cậu không thể phát triển.
Ruirui thường xuyên thức khuya, ngủ ít, ảnh hưởng đến sự phát triển xương (Ảnh minh họa)
Sau khi biết được nguyên nhân, cha mẹ Ruirui đã vô cùng hối hận. Chỉ vì sự chủ quan, vô tâm của bản thân mà ảnh hưởng đến con trai nhiều đến vậy.
Video đang HOT
Ngoài yếu tố di truyền, chế độ ăn uống, ngủ và tập thể dục là rất quan trọng để tăng chiều cao.
Trong tuổi phát triển, trẻ em rất cần một chế độ ăn uống đủ chất, đặc biệt là canxi để xương phát triển. Chế độ ăn của trẻ em tốt nhất phải đủ chất bao gồm: rau củ và chất đạm như trứng, sữa, cá…
Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc cũng quan trọng không kém. Trong trạng thái ngủ sâu vào ban đêm, việc tiết hormon tăng trưởng thường cao gấp 5 lần thời gian ban ngày, các cơ bắp đều thả lỏng thoải mái trong suốt giấc ngủ, điều này có lợi cho việc mở rộng các khớp và xương.
Kết hợp với việc luyện tập thể thao như: bơi, bóng rổ, cầu lông,… hoặc một môn thể thao bé thích để thúc đẩy sự phát triển xương toàn diện.
Bơi lội tốt cho việc phát triển chiều cao ở trẻ em
Từ quan điểm y học, nếu bạn muốn con phát triển cao hơn, thì sau đây là ba mốc thời gian rất quan trọng trước khi trẻ bước vào lứa tuổi phát triển!
- Giai đoạn đầu tiên, 4 tuổi:
Tại thời điểm này, trẻ cần được loại trừ những bệnh bẩm sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, điều trị càng sớm càng tốt. Đánh giá được đó là một đứa trẻ cao hay thấp, đó là từ khi 4 tuổi. Khoảng 4 tuổi, hormone tăng trưởng và thyroxine đã hình thành trong cơ thể con người, và thói quen ăn kiêng và giấc ngủ đã dần dần hình thành, những điều kiện này đóng một vai trò quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai.
- Giai đoạn hai, khi bé trai được 8 – 9, bé gái đã 7 – 8 tuổi:
Đó là giai đoạn trước khi phát triển các cơ quan sinh dục, xác định xem sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là bình thường, mức độ phát triển có phù hợp với lứa tuổi, và liệu có dấu hiệu dậy thì hay chưa?.
- Giai đoạn thứ ba, 12 – 13 tuổi:
Mục đích chính là nhìn vào sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nhưng cũng để dự đoán chiều cao cuối cùng. Ở trẻ càng nhỏ, lớp sụn hoạt động và phân hóa càng mạnh, thì tiềm năng tăng trưởng và không gian càng lớn.
Cha mẹ không nên đợi đến khi con 15 – 18 tuổi mới bắt đầu tìm cách tăng chiều cao. Vào lúc này, sự phân hóa gần như đóng cửa và khả năng phát triển xương là rất thấp.
An An (Dịch theo Sina)
Theo vietnamnet.vn
Sở thích của những người có khiếu hài hước
Chiếm nơi ở của cún cưng, cô dâu vẫn hồn nhiên tập thể dục... là những hành động khó hiểu của một số người.
Một vòng trái đất, em ngồi đây... anh ngồi đây.
Thú vui tao nhã giữa trưa hè nắng nóng.
Có chồng rồi chắc không còn thời gian như thế này nữa đâu.
Ngồi thế này nghịch điện thoại đúng là sướng thật.
Ối giời ơi, còn thế nữa kia đấy.
Tranh thủ chợp mắt xíu.
'Thánh ngủ' là đây chứ đâu.
Đã yếu thì đừng ra gió nhé.
Dáng chụp ảnh 'bá đạo' nhất năm.
Thế này thì đầu không bị lắc lư nữa.
Hình phạt quá khủng khiếp.
Cạn lời.
Mang ra kia còn có cái để ngồi chứ.
Theo vnexpress.net
Học sinh Sài Gòn muốn lùi giờ vào học buổi sáng Phải vào lớp lúc 6h45 hàng ngày khiến học sinh mệt mỏi nên kiến nghị ngành giáo dục TP HCM điều chỉnh muộn hơn. Ngày 7/7, tại kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Trẻ em TP HCM, Phạm Thị Tuyết Nhi (học sinh THCS Tân Túc) cho biết, nhà trường quy định vào học lúc 6h45 nên em và các bạn...