Bọ cánh cứng chui vào tai bé trai suýt làm thủng màng nhĩ
Bệnh nhi 9 tuổi tại Sóc Trăng được bác sĩ nội soi gắp bọ cánh cứng ra khỏi tai.
Tối 11/5 bé đang ngủ thì bật dậy do tai bên phải đau dữ dội, cảm giác có vật thể lạ di chuyển bên trong kèm nhức đầu và chảy máu lỗ tai. Vào bệnh viện gần nhà rửa nước muối mà không hết đau, bé được đưa đến Bệnh viện Quốc tế City ngay trong đêm.
Bác sĩ Lê Quốc Tú đã nội soi tai của bé và gắp ra một con bọ cánh cứng kích thước 5×8 mm. Con côn trùng đã chui vào tai bé và nằm sát màng nhĩ. Da ống tai của bé bị rách, có phù nề do bị chân con bọ bấu vào, may mắn màng nhĩ vẫn còn nguyên. Sau khi gắp bọ ra ngoài, bé nhanh chóng giảm đau tai, giảm nhức đầu.
Bọ cánh cứng được lấy ra khỏi tai bé trai. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Theo bác sĩ Tú, đây là một ca tương đối khó vì côn trùng có kích thước khá lớn, chân sắc nhọn bấu vào da ống tai khá chặt. Do đó bơm rửa nước muối vào tai hầu như không hiệu quả, phải sử dụng dụng cụ đặc biệt để gắp con bọ ra.
Video đang HOT
“Côn trùng có thể gây tổn thương da ống tai, thủng màng nhĩ, tổn thương những cấu trúc giải phẫu bên trong tai giữa nên cần điều trị kịp thời, không nên trì hoãn”, bác sĩ Tú nói. Trường hợp này nhờ gia đình đưa đến viện kịp thời nên vùng tai của bé không phải chịu những tổn thương nặng nề.
Khí hậu nắng nóng kèm những cơn mưa to bất chợt là điều kiện để các loại côn trùng xâm nhập vào môi trường sống. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên cho bé ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh côn trùng. Kiểm tra chăn, gối, nệm trước khi ngủ. Khi trẻ bị côn trùng xâm nhập vào vùng tai mũi họng, cần đưa đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Vụ bệnh nhân tử vong sau khi bị "dụ" ra ngoài mổ: Có sai sót về chuyên môn
Sau nhiều bài viết đăng trên Dân trí về cái chết tức tưởi của bệnh nhân B.H.S. ngày 14/5, Sở Y tế cung cấp một phần kết luận của Hội đồng Chuyên môn cho báo chí. Kết luận của Hội đồng khẳng định "có sai sót chuyên môn" tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện.
Như Dân trí đã thông tin, nữ bệnh nhân B.H.S. (66 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) sau khi đến khám tại Bệnh viện Bình Dân, TPHCM (tháng 2/2018) đã "được" bác sĩ Sử là "người quen" với bệnh nhân "dụ" sang Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện để thực hiện phẫu thuật vào ngày 14/4.
Theo thông tin từ thân nhân người bệnh, sau cuộc phẫu thuật nội soi (tại Bệnh viện Bưu Điện - PV) xử lý tình trạng lồng ruột do BS Sử, đang công tác tại Bệnh viện Bình Dân, và ê kíp các bác sĩ của Bệnh viện Bưu Điện thực hiện, bệnh nhân bị tai biến: "Xuất huyết ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ, do quá trình mổ thiết bị gặp sự cố, may sót mũi, dẫn đến vết thương hở...".
Bệnh viện Bưu Điện đã mổ lại lần 2 nhưng bất thành nên chuyển bệnh nhân qua Chợ Rẫy. Việc điều trị không mang lại kết quả, ngày 17/4 bệnh nhân tử vong.
Bệnh viện Bình Dân, nơi bệnh nhân đến khám ban đầu và bị BS Sử "dụ" ra ngoài phẫu thuật
Sau 3 bài viết liên tiếp được Dân trí phản ánh về ca tử vong của bệnh nhân H.S; sự "im lặng" từ Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, ngày 14/5 Sở Y tế TPHCM đã cung cấp đến báo chí một phần nội dung trong bản " Báo cáo kết quả họp Hội đồng Chuyên môn Sở Y tế xem xét kết luận trường hợp bệnh nhân B.H.S. đã được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, Bệnh viện Chợ Rẫy".
Theo nội dung được cung cấp (trang 1, trang 2 riêng phần Phiếu lấy ý kiến thành viên hội đồng và các trang khác đại diện Sở Y tế, TPHCM không công bố - PV), báo cáo của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế được Phòng Nghiệp vụ Y lập vào ngày 8/5/2018. Hội đồng chuyên môn gồm có Chủ tịch do PGS.TS Đỗ Đình Công - Giảng viên bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TPHCM cùng 2 Phó chủ tịch, 6 thành viên, 2 thư ký và đại diện các bệnh viện có liên quan họp và kết luận.
Kết luận của Hội đồng chuyên môn chỉ ra: "Trong quá trình tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân B.H.S. tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện có sai sót chuyên môn. Bệnh nhân được chẩn đoán vào tháng 2/2018 (kết quả MR tại Bệnh viện Bình Dân) nhưng chỉ định phẫu thuật vào tháng 4/2018 tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện là chưa phù hợp (theo ghi chép trong hồ sơ bệnh án). Quá trình tiếp nhận, chăm sóc, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân B.H.S. tại Bệnh viện Chợ Rẫy chưa ghi nhận sai sót chuyên môn.
Hội đồng chuyên môn kết luận có sai sót chuyên môn tại Đa khoa Bưu Điện
Hội đồng chuyên môn nhận định, nguyên nhân tử vong: "Sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan không hồi phục; viêm phúc mạc do bục miệng nối trực tràng sau phẫu thuật STARR có thể là do Lỗi kim bấm siết không đủ chặt nên phẫu thuật viên phải khâu tăng cường (1 mũi); tiền sử bệnh nhân đã được mổ u xơ tử cung có thể tạo sẹo co kéo làm thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng chậu; miệng nối căng có thể do thoát vị túi và lồng trong chưa nhiều; đây là một biến chứng có khả năng xảy ra theo tổng kết y văn thế giới 2008, 2011, 2017 và nguyên nhân chưa xác định được. Diễn tiến nhanh dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc sau bục miệng nối trực tràng vì đây là vùng nhiều vi khuẩn, có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn nặng".
Trong nội dung phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm, Hội đồng Chuyên môn cho rằng: "Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện cần có phác đồ điều trị đối với bệnh lý lồng trong trực tràng và sa trực tràng kiểu túi. Bác sĩ lâm sàng cần phối hợp với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh để xác định mối tương quan của túi cùng Douglas với thành trước trực tràng và thành sau âm đạo để chọn lựa phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chưa kịp thời mời hỗ trợ chuyên môn, quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành; thực hiện hồ sơ bệnh án, quy chế hội chẩn cần theo đúng quy định".
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc những diễn biến liên quan đến vụ việc.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Khám miễn phí cho người bệnh tim Ngày 20/5, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM khám tầm soát miễn phí bệnh tim bẩm sinh và bệnh van tim. Từ 28/5 đến 2/6, Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phối hợp cùng các bác sĩ Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Australia phẫu thuật và can thiệp tim cho trẻ em mắc bệnh tim...