Bỏ cách làm cũ, dân Sóc Sơn bán 36.000 con gà đồi/năm ngon ơ
“Không chỉ phát triển được thế mạnh của địa phương, Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi huyện Sóc Sơn đã xây dựng thành công chuỗi chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm gà đồi khép kín” – anh Nguyễn Văn Đông – Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi huyện Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ.
Định hướng năm 2017, Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi huyện Sóc Sơn tiếp tục hoàn thiện và mở rộng chuỗi sản xuất đáp ứng quy mô từ 60.000 đến 70.000 con/năm và nâng dần vào các năm tiếp theo.
Tham gia vào chuỗi chăn nuôi từ sản xuất đến giết mổ, tiêu thụ giúp người nuôi gà ở huyện Sóc Sơn nâng cao giá trị sản phẩm của mình. Ảnh: L.S
Anh Nguyễn Văn Đông là một trong những người có thâm niên nuôi gà đồi hàng chục năm. Hiện gia đình anh có 6 khu nuôi gà riêng biệt, với tổng đàn gần 7.000 con. Theo anh Đông, tại huyện Sóc Sơn, 2 xã Nam Sơn và Bắc Sơn có truyền thống chăn nuôi gà đồi với số lượng lớn.
Không gian thoáng, gà được bay nhảy tự do trên diện tích rộng. Chính vì vậy, ít có nguy cơ dịch bệnh hơn chăn nuôi tập trung, các bệnh lý được kiểm soát ở mức thấp nhất. Ngoài sử dụng một số vaccine phòng dịch ở giai đoạn đầu chăn nuôi, sau 2 tháng tuổi, gà rất ít khi bị nhiễm bệnh. Gà xuất chuồng thường nặng từ 1,8-2,1kg, thịt săn chắc.
Đầu năm 2015, Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn đã được thành lập và xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ khép kín đã góp phần nâng cao giá trị gà đồi Sóc Sơn, nâng cao thu nhập cho nông dân. Vấn đề quan tâm nhất đối với người chăn nuôi đó là đầu ra đã được giải quyết thông qua liên kết với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến, tiêu thụ.
Video đang HOT
Gà Sóc Sơn được chăn nuôi theo mô hình liên kết, sạch từ khâu nuôi cho tới giết mổ
Năm qua, Hội đã thí điểm chăn nuôi theo chuỗi cho các gia đình hội viên với 36.000 con gà thương phẩm, cung cấp cho thị trường khoảng 70 tấn sản phẩm chất lượng, với giá bán tăng hơn 10% so với giá bán của các hộ chăn nuôi ngoài Hội.
Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Sóc Sơn đã tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển chăn nuôi vùng tại các xã Bắc Sơn, Minh Phú; tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiến thức khi tham gia chuỗi cho 60 hộ nông dân và lựa chọn 10 hộ tiêu biểu có đủ điều kiện, trách nhiệm và tâm huyết tham gia thực hiện mô hình thực nghiệm và huấn luyện chăn nuôi cho người dân trên địa bàn.
Mới đây, sở NN&PTNT Hà Nội đã tổ chức trao chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gà đồi huyện Sóc Sơn. Hiện Sóc Sơn đang hoàn thiện và mở rộng chuỗi sản xuất đáp ứng quy mô từ 60.000 lên 70.000 con vào cuối năm 2017 và ký thỏa thuận hợp tác về nguyên tắc với các đơn vị phân phối của Fivimart, Sacomart.
Theo Danviet
Thành tỷ phú nhờ tuyệt chiêu cho 8.000 con gà ăn tỏi
Nằm tách biệt hẳn khỏi khu dân cư, trang trại gà của anh Đinh Khắc Văn có quy mô lớn nhất nhì xã Quảng Chính, huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Thế nhưng, ít ai biết anh Văn từng nhiều phen thất bại và phải quyết tâm theo đuổi nghề mới gặt hái được thành công.
4 tháng nuôi gà bằng vài năm làm ruộng
Vốn là nhà nông, có diện tích 2ha đất đồi, anh Văn trồng hàng trăm gốc cây ăn quả. Thấy mảnh đất rộng, có nhiều cây cối rất thích hợp cho nuôi gà thả đồi nên năm 2015, anh Văn bắt tay vào việc nuôi gà.
Nhờ cho gà dùng tỏi thường xuyên, đàn gà của anh Văn hạn chế được hẳn dịch bệnh. Ảnh: Đức Thịnh
Thời gian nuôi mỗi lứa gà đến lúc xuất bán khoảng 150 ngày. Để gà có chất lượng thịt săn chắc, ngọt thơm, từ 20 ngày tuổi trở đi tôi thả ra đồi, hạn chế dần việc cho ăn thức ăn công nghiệp. Trước 2 tháng xuất bán gà thì 100% thức ăn là thóc và ngô". Anh Đinh Khắc Văn
Thời điểm đầu ít vốn, kinh nghiệm chưa có, anh Văn chỉ mua 100 con gà giống về nuôi. Chăn nuôi gà có lãi, anh Văn mở rộng quy mô nuôi lên 200 rồi 300 con giống. Anh Văn bảo, nuôi có mấy trăm con gà sau 4 tháng cho anh cả chục triệu tiền lãi, bằng vài năm làm ruộng. Mừng rỡ tột độ, anh Văn quyết định "thừa thắng xông lên", dồn tất cả số tiền đang có mua 1.000 con gà giống. Thế nhưng, khó khăn lúc này mới thực sự bắt đầu. Do mua phải giống gà trôi nổi trên thị trường, chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ, chỉ sau thời gian ngắn toàn bộ số gà giống của anh lăn quay ra chết. Vợ chồng anh rơi vào cảnh trắng tay.
Thất bại từ đâu đứng lên từ đó, anh Văn tìm đến các công ty uy tín để mua giống gà chất lượng. Bên cạnh đó, anh còn tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo chăn nuôi gà.
"Tôi tham gia lớp dạy nghề nuôi gà lần gần đây nhất là vào đầu năm 2016. Trong thời gian học 3 tháng, có giảng viên "cầm tay chỉ việc", tôi đã áp dụng thành thạo. Nhất là hiểu được nguồn gốc phát sinh bệnh dịch của đàn gà tôi đã chủ động phòng ngừa từ khâu chọn giống, cho ăn nên đàn gà ít bị dịch bệnh" - anh Văn thổ lộ.
Biến tỏi thành "thần dược"
Không chỉ áp dụng thành thạo các kiến thức được học nghề, anh Văn còn sáng tạo ra nhiều "tuyệt chiêu" nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí thấp. Chỉ vào đàn gà cả nghìn con đang kiếm ăn quanh đồi, anh Văn thổ lộ: "Khi chuyển gà từ nuôi úm sang nuôi thả đồi, thay đổi môi trường sống gà rất hay mắc các dịch bệnh. Để nuôi gà hiệu quả, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu để có bệnh mới chữa thì coi như mất lãi, thậm chí cả vốn bỏ ra.
Tôi thấy, tỏi là loại thảo dược rất tốt, loại kháng sinh này ngoài nâng cao sức đề kháng, còn giúp gà chống chọi được các loại bệnh hô hấp, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, nhất là trong mùa đông. Dùng tỏi, gà hạn chế hẳn việc dùng thuốc kháng sinh, thịt săn chắc và thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng".
Năm 2017, anh Văn đầu tư nuôi 8.000 con gà giống, chia làm 8 lứa gối nhau. Hiện gia đình anh Văn là 1 trong những hộ có quy mô nuôi gà lớn nhất xã, mỗi năm xuất bán 14 tấn gà, với giá dao động từ 85.000 - 90.000 đồng/kg, anh Văn có doanh thu cả tỷ đồng, lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo Danviet
Thu nhập cao từ nuôi trồng "hàng độc": Sống khỏe với con đặc sản Chăn nuôi lợn, gà công nghiệp hay trồng lúa, rau màu... thường bấp bênh, rủi ro cao, lợi nhuận thấp. Do đó, thời gian gần đây, một bộ phận nông dân đã chuyển hướng sang đầu tư chăn nuôi các loại con đặc sản, nhờ đó luôn giữ được giá bán cao, thu nhập ổn định. Đáng chú ý, việc chăn nuôi con...