Bỏ cà phê trồng bưởi Diễn, nhà nông ở đây kiếm tiền nhiều hơn
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc bởi Diễn, lão nông Nguyễn Hữu Trình, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) bỏ túi hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Trình kể: Tôi lên tiểu khu Nà Sản từ năm 1998, cuộc sống lúc bấy giờ khó khăn chồng chất khó khăn. Để đảm bảo sinh kế cho gia đình, ban ngày tôi đi phụ hồ, cắt cỏ cho bà con trong vùng. Thời gian rảnh, vợ chồng tôi trồng thêm rau màu đem ra chợ bán kiếm tiền nuôi các con ăn học.
Từ trồng bưởi Diễn, cuộc sống gia đình ông Trình đã có nhiều khởi sắc.
Khi cuộc sống dần ổn định, gia đình ông Trình chuyển sang trồng cà phê. Thời gian đầu mới trồng, cà phê được mùa được giá, cuộc sống gia đình ông Trình cũng đủ ăn đủ mặc. Về sau, ông thấy loại cây này tiêu tốn nhiều công chăm bón, gia đình không thể quán xuyến được mà phải thuê thêm nhân công ở ngoài dẫn đến nguồn thu không đủ bù chi phí. Vì vậy, năm 2006 ông quyết định chuyển sang trồng bưởi Diễn.
Ông Trình thường xuyên cắt tỉa cành để hạn chế sau bệnh cho vườn bưởi của mình.
Để có giống bưởi chất lượng tốt, ông Trình về huyện Quốc Oai (Hà Nội) – quê gốc của ông mua hơn 80 cây bưởi Diễn đem lên trồng tại mảnh đất Nà Sản.
Theo ông Trình, để bưởi Diễn phát triển tốt và cho sai quả phải áp dụng đúng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và bón phân. “Khi hái quả xong phải tỉa cành; dùng phân chuồng ủ hoai mục với lượng một gốc từ 30 – 40kg, bón phân Hà Lan, phân Đầu Trâu, phân Việt Nhật, mỗi năm dùng một loại khác; dùng thuốc sinh học phun trừ nhện đỏ và sâu bệnh hại khác” – ông Trình tiết lộ.
Video đang HOT
Vườn bưởi Diễn nhà ông Trình có độ tuổi cao nên chất lượng quả rất ngon.
Nhờ được chăm sóc tốt và thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Nà Sản, bưởi Diễn nhà ông Trình sinh trưởng và phát triển rất tốt. Sau 3 năm trồng và chăm sóc, bưởi bắt đầu bói quả. Để có sản phẩm bưởi Diễn cho chất lượng tốt, ông Trình chăm bón cây phát triển đến năm thứ 5 mới thu quả.
Để bưởi Diễn sinh trưởng và phát triển tốt, ông Trình thường xuyên bón phân cho vườn bưởi.
“Đến nay, vườn bưởi Diễn của tôi 100 gốc. Bình quân mỗi gốc cho hơn trăm quả. Với giá bán trung bình 14.000 đồng/quả, mỗi năm thu được trên 150 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu đồng. Bưởi Diễn nhà tôi là một trong những vườn có tuổi đời lâu nhất ở đất này nên cứ đến mùa, đặc biệt là dịp Tết thương lái đánh xe đến tận vườn đặt hàng” – ông Trình cho biết thêm.
Để hạn chế phun thuốc trừ sâu cho vườn bưởi, ông Trình dùng chai lọ cắt thành bẫy.
Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bước đầu mô hình trồng bưởi Diễn của ông Trình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng cà phê.
Cây bưởi nhà ông Trình được trồng rất bài bản, khoa học.
Theo Danviet
Ở nơi này dân khấm khá nhờ mỗi năm bán ra 3.000 tấn rau ngon
Nhờ linh hoạt chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau màu, đặc biệt là trồng rau sạch, nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập khá, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Vài năm trở lại đây, mô hình trồng rau sạch ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) phát triển mạnh đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Vì thế nghề trồng rau được nhiều nông dân lựu chọn là nghề thu nhập chính. Đến nay, toàn xã có có 43 ha đất trồng rau, tập trung ở 15/21 bản, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 3.000 tấn.
Mô hình trồng rau sạch ở xã Mường Bon.
Chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau của Lò Văn Danh, bản Cút (Mường Bon) giữa lúc anh đang chăm sóc tưới vườn rau, anh cho biết: Ngày trước, gia đình tôi chủ yếu trồng ngô, trồng mía và một ít cây ăn quả. Do sản xuất lâu năm nên đất bị bạc màu năng suất thấp, vì thế tôi chuyển 1.500 m2 sang trồng rau, củ, quả như: đậu, dưa, cà chua... và thấy hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô, mía.
"Trừ chi phí mỗi vụ gia đình cũng thu hơn 20 triệu đồng. Trồng rau hiệu quả nhưng giá cả phụ thuộc vào thị trường, lúc tăng giá lúc giảm giá nhưng một năm rau có thể trồng được từ 3 - 4 vụ, xuất bán xong lứa này có thể chuyển sang trồng lứa khác ngay...", anh Danh cho hay.
Nhờ trồng rau sạch nhiều hộ gia đình ở Mường Bon đã có thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo.
Còn ông Vương Đức Cương, bản Mai Tiên (Mường Bon) gắn bó với nghề trồng rau đã hơn 10 năm nay nói rằng: Hiện tôi đang trồng 2.000 m2 rau củ quả, từng ấy đất thôi nhưng mỗi năm cũng lãi hơn 100 triệu đồng. Nếu như chỗ đất này mà trồng ngô, mía cùng lắm chỉ được vài triệu bạc, có khi không đủ chi phí đầu tư.
Hiệu quả kinh tế cao nên ông Cương chọn nghề trồng rau là nghề thu nhập chính của gia đình. Hiện gia đình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap, áp dụng khoa học kỹ thuật, lắp đặt hệ thống tưới phun tự động, sử dụng phân thuốc hợp lý đúng liều lượng chỉ dẫn để xuất bán ra các thị trường khó tính tại các thành phố lớn.
Rau đang là cây trồng được nhiều nông dân lựa chọn là cây trồng cho thu nhập chính.
Để nghề trồng rau phát triển bền vững mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân, xã Mường Bon đã vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap. Áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng hệ thống tưới phun tự động, tiết kiệm sức lao động, tăng năng xuất chất lượng rau xanh. Xã phối hợp với các ngành chuyên môn như khuyến nông, bảo vệ thực vật, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn, nâng cao kỹ thuật sản xuất cho người dân.
Rau trồng tại Mường Bon được xuất bán tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.
Ông Lường Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Mường Bon, cho biết: Với lợi thế về khí hậu thổ nhưỡng và nguồn nước tự nhiên dồi dào, Mường Bon có thể trồng rau cả 4 mùa. Vì thế nhiều nông dân ở xã Mường Bon (huyện Mai Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, củ, quả.
Hiện xã Mường Bon đang vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng rau, đặc biệt là trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trồng rau đang là thế mạnh trong phát triển kinh tế, giảm nghèo ở Mường Bon.
Theo ông Dương, nghề trồng rau ở Mường Bon có từ năm 2005 nhưng thời điểm này chủ yếu bà con trồng nhỏ lẻ, phục vụ sinh hoạt gia đình là chính. Đến năm 2010, nghề trồng rau bắt đầu phát triển rộng. Năm nào rau được mùa được giá có thể cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/1.000m2 đất, tính thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn gấp nhiều lần so với các cây trồng khác. Hiện cây rau đang là cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình.
Theo Danviet
Trồng bạt ngàn hoa hồng trong thung lũng, kiếm vài trăm triệu Khu vườn hoa hồng của bà Lê Thị Minh, bản Tân Thảo (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ai đi qua cũng thích thú bởi khu vườn đẹp, hoa hồng nở đỏ rực. Chỉ trồng và chăm hoa hồng trên diện tích đất 6.000 m2 trong thung lũng mà mỗi năm bà Minh thu cả trăm triệu đồng. Trao đổi...