Bộ CA không hoàn thành việc giảm tội phạm
Họp báo về công tác năm 2012 của Bộ Công an tổ chức chiều 13/12 tại Hà Nội, thượng tướng Đặng Văn Hiếu, thứ trưởng Bộ Công an, thừa nhận mục tiêu giảm tội phạm hình sự năm 2012 của Bộ Công an không hoàn thành.
Tội phạm gia tăng và trẻ hóa
Thiếu tướng Nguyễn Danh Cộng, chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết năm 2012 tội phạm về tham nhũng gia tăng với 324 vụ án tham nhũng, tăng 28,57% so với năm 2011, chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công, ngân hàng, tài chính, quản lý sử dụng đất…
Tội phạm về trật tự xã hội tăng 2,69% so với năm 2011 tính chất bạo lực, hung hãn, manh động, đối tượng phạm tội xu hướng ngày càng trẻ hơn. Nổi lên là loại tội phạm do nguyên nhân suy thoái đạo đức xã hội chiếm 82,7% trong số vụ giết người tội phạm dùng chất nổ, gây nổ xảy ra 66 vụ (tăng 186,9%) tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng công an tăng 5,9%… Đáng chú ý, hoạt động tội phạm có sự đan xen, liên kết giữa tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy hoặc núp bóng dưới hình thức doanh nghiệp để phạm tội.
Đánh giá về tình hình tội phạm hình sự, thượng tướng Đặng Văn Hiếu, thứ trưởng Bộ Công an, thẳng thắn thừa nhận mục tiêu làm giảm tội phạm hình sự năm 2012 của Bộ Công an đã không hoàn thành, tỉ lệ tội phạm vẫn tăng hơn năm trước. Trong đó chủ yếu là tội phạm tại vùng nông thôn. Đáng chú ý, tội phạm đang có xu hướng trẻ hóa.
Theo thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, qua phân tích hơn 31.000 bị can cho thấy có tới 8,2% bị can dưới 18 tuổi, hơn 62% bị can từ 18 đến dưới 30 tuổi. Cơ quan công an đánh giá có 5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm: tình hình kinh tế khó khăn tội phạm ma túy còn nhiều tỉ lệ cai nghiện thành công thấp tình trạng thông tin xấu trên Internet, phim bạo lực tràn lan nhiều học sinh bỏ học.
Video đang HOT
Trước khi phạm tội, tội phạm thường sử dụng ma túy. Trong ảnh: băng cướp chém đứt tay người đi đường tại Q2, TP.HCM để cướp xe
Tội phạm ở đâu, giám đốc công an địa phương đó chịu trách nhiệm
Đánh giá về tình hình tội phạm manh động tại TP.HCM thời gian qua và việc có cần thiết hay không mô hình liên quân như kế hoạch 141 của Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Văn Ba cho biết bộ đang thẩm tra ý kiến của một lãnh đạo Công an TP.HCM về vấn đề có cần thiết hay không phải có lực lượng như 141 tại TP.HCM. Tuy nhiên, ông Ba khẳng định Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Công an cũng đã kiểm tra, đánh giá thực trạng tội phạm tại TP.HCM. Bộ Công an đã chỉ đạo rõ, quan điểm là tội phạm xảy ra tại địa phương nào thì trách nhiệm trước hết thuộc cấp ủy Đảng, giám đốc công an địa phương đó.
Sớm ban hành thông tư về sang tên chính chủ phương tiện giao thông
Về vấn đề dư luận quan tâm trong thời gian qua là việc sang tên chính chủ phương tiện giao thông, thiếu tướng Đỗ Đình Nghị – phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – cho biết sau hơn 1 tháng triển khai nghị định 71 đã mang lại hiệu quả rõ rệt, điển hình như lỗi vi phạm tốc độ đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nghị định đã gặp một số vấn đề không khả thi như xử lý xe chưa chính chủ và Bộ Công an đã chỉ đạo chưa xử phạt về hành vi này. Để tháo gỡ vướng mắc, Bộ Công an đã có dự thảo thông tư, lấy ý kiến công an các địa phương, các đơn vị trong bộ và các bộ ngành liên quan và sẽ trình bộ trưởng để ban hành.
Theo đó, người sử dụng xe phải khai vào tờ khai, cam kết về chiếc xe mình sử dụng là của mình, có xác nhận của công an cấp xã, phường nơi đăng ký nhân khẩu thường trú. Sau đó nộp thuế trước bạ và hoàn thiện hồ sơ gửi đến cơ quan quản lý đăng ký phương tiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy hẹn trong vòng 30 ngày và thông báo cho chủ sở hữu xe, niêm yết tại cơ quan đăng ký, trong 30 ngày không có phản hồi sẽ cấp đăng ký cho công dân.
Ông Nghị cho biết Bộ Công an đã sẵn sàng ban hành thông tư này nhưng phải chờ Bộ Tài chính ban hành thông tư giảm lệ phí trước bạ vì với mức cao như hiện nay thì không khuyến khích tính tự giác của người dân và cũng sẽ vướng khi thực hiện.
Theo 24h
Xe Audi Q5 tông người rồi bỏ chạy
Ngày 1.12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã xác định được chiếc ô tô Audi Q5 mang BKS 81A-021.22 tông người rồi bỏ chạy vào hôm 30.11 là do ông Nguyễn Văn Đậu (trú tổ 6, P.Ia Kring, TP.Pleiku) đứng tên đăng ký.
Trước đó, khoảng 13 giờ 45 phút ngày 30.11, tại ngã ba hẻm số 36 đường Phan Đình Phùng (TP.Pleiku) đã xảy ra vụ va quẹt giữa một ô tô nhãn hiệu Audi và một xe tải nhỏ.
Theo một số nhân chứng, chiếc Audi Q5 màu trắng gây tai nạn mang BKS 81A-021.22 và do một phụ nữ điều khiển.
Ông Phạm Đình Thôi, là người điều khiển xe tải nhỏ mang BKS 81L-2375, cho biết xe của ông chạy đến đầu con hẻm này thì hỏng máy.
Khi dừng xe để kiểm tra thì ông thấy phía dưới con hẻm có một ô tô màu trắng đang chạy lên, thấy vậy ông Thôi đã ra hiệu cho xe này dừng lại vì ngại hẻm không đủ rộng để xe chạy qua. Tuy nhiên, chiếc Audi vẫn lao tới và tông vào phía sau xe ông Thôi, rồi tiếp tục hất văng ông qua bên đường khiến ông bị xây xát ở chân trái.
Sau đó, một nhóm thanh niên đi trên xe Audi còn nhảy xuống đến chỗ ông Thôi buông lời thô tục.
Tuy nhiên, khi những người dân ở gần đó ra bênh vực cho ông Thôi thì nhóm thanh niên trên đã nhanh chóng lên xe và bỏ chạy về hướng đường Lý Thái Tổ trước khi lực lượng chức năng có mặt.
Theo TNO
CA chưa được phạt xe không chính chủ Công an chưa được quyền phạt xe không chính chủ (ảnh minh họa) "Lực lượng công an không được quyền xử lý vi phạm xe chưa chuyển đổi chủ phương tiện", Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/11. Bộ trưởng Đam cho biết, Bộ Công an sẽ ban hành...