Bỏ bữa sáng, ăn quá no: Thói quen xấu làm tăng nguy cơ ung thư
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Nhiều người chỉ biết mình mắc bệnh khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối.
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và gan Shi Wanzhen chỉ ra rằng, những người bận rộn với công việc, thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn quá no có thể có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
Những người trên 40 tuổi nên cân nhắc nội soi dạ dày định kì. Còn đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày, do nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2-4 lần người bình thường nên cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Ung thư dạ dày khó phát hiện sớm (Ảnh minh họa).
Viêm dạ dày kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày
Chuyên gia này nêu dẫn chứng về trường hợp một nữ kế toán 33 tuổi bị đầy hơi và đau dạ dày trong một tháng do công việc bận rộn và ăn uống không đều đặn. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện các tế bào ung thư trong dạ dày của người này. Điều may mắn là tế bào ung thư chưa di căn nên cơ hội điều trị vẫn còn rất lớn.
Shi Wanzhen đề nghị những người có các triệu chứng như: khó nuốt, đau bụng trên tái phát, trào ngược dạ dày, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa trên, chán ăn, sụt cân hoặc các yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày nên nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác và điều trị.
Bỏ bữa sáng, ăn quá no,… có thể dẫn đến ung thư dạ dày
Những thói quen ăn uống không tốt như bỏ bữa sáng, ăn quá no là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày. Căng thẳng quá độ trong thời gian dài dễ dẫn đến tiết axit dạ dày bất thường, rối loạn vận mạch niêm mạc dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày mãn tính trong vài năm. Đây là mầm mống có thể dẫn đến tình trạng ung thư hóa ở dạ dày.
Dấu hiệu của ung thư dạ dày
Các triệu chứng của ung thư dạ dày bao gồm khó tiêu và khó chịu hoặc đau dạ dày. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể do ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý khác gây ra.
Trong giai đoạn đầu của ung thư dạ dày, các triệu chứng sau có thể xảy ra:
Video đang HOT
- Khó tiêu và khó chịu ở dạ dày.
- Cảm giác đầy bụng sau khi ăn.
- Buồn nôn nhẹ.
- Ăn mất ngon.
- Ợ nóng.
Trong các giai đoạn tiến triển hơn của ung thư dạ dày, các dấu hiệu và triệu chứng sau có thể xảy ra:
- Máu trong phân.
- Nôn mửa.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Đau bụng.
- Vàng da (vàng mắt và da).
- Cổ trướng (tích tụ chất lỏng trong bụng).
- Khó nuốt.
Những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng nên người bệnh rất dễ nhận biết. Nhưng lúc này thì dường như đã quá muộn bởi khối u đã di căn khó có thể cứu chữa. Do đó người bệnh nên lắng nghe cơ thể mình để đi khám kịp thời.
Người thuộc nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày?
Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn đáng kể, theo Eat This, Not That!
Ảnh: Shutterstock
Người ta không biết điều gì gây ra ung thư dạ dày nhưng nhóm máu của bạn có thể cung cấp một manh mối. Những người có một loại bệnh nhất định có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
Vậy ung thư dạ dày là gì?
"Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu trong dạ dày", theo báo cáo của Mayo Clinic.
"Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (thân dạ dày). Nhưng ở Mỹ, ung thư dạ dày có nhiều khả năng ảnh hưởng đến khu vực mà ống dài (thực quản) dẫn thức ăn bạn nuốt gặp dạ dày. Khu vực này được gọi là ngã ba dạ dày thực quản", cũng theo Mayo Clinic.
1. Nhóm máu nào có nhiều rủi ro nhất?
Bác sĩ, tiến sĩ Anton J. Bilchik tại Santa Monica, CA (Mỹ), cho biết: "Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn đáng kể so với những nhóm khác", theo Eat This, Not That!
2. Rủi ro như thế nào?
Tiến sĩ Bilchik cho biết: "Lý do chính xác vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số bệnh lý có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm máu A phổ biến hơn trong một số điều kiện nhất định".
3 Rủi ro chính xác là gì?
Các nhóm máu. Ảnh SHUTTERTOCK
Theo bác sĩ Collin C. Vu thuộc MemorialCare, "Điều này đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu dân số gần đây và đã được ghi nhận là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày khoảng 20% ở bệnh nhân nhóm máu A so với các nhóm máu khác", theo Eat This, Not That!
4. Viêm teo dạ dày là gì?
Tiến sĩ Bilchik cho biết: "Một tiền thân khác của ung thư dạ dày là viêm teo dạ dày - điều này cũng phổ biến hơn ở những người có nhóm máu A".
Theo Medscape, "viêm teo dạ dày là một thực thể mô bệnh học đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày với sự mất đi các tế bào tuyến dạ dày và được thay thế bằng biểu mô dạng ruột, tuyến môn vị và mô xơ".
5. Thiếu máu ác tính là gì?
"Một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, loại vi khuẩn đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới - WHO) ghi nhận là tác nhân gây ung thư nhất định ở người", bác sĩ Vu nói.
"Bệnh nhân nhóm máu A có nhiều khả năng bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và có một số dấu hiệu cho thấy các thụ thể mà những vi khuẩn này bám vào và sử dụng để xâm nhập trong đường tiêu hóa có thể khác nhau tùy thuộc vào nhóm máu ABO", theo Eat This, Not That!
6. Phải làm gì nếu bạn cảm thấy rủi ro?
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt, cảm thấy đầy hơi sau khi ăn hoặc bị ợ chua hoặc khó tiêu.
"Vị trí ung thư xảy ra trong dạ dày là một yếu tố mà các bác sĩ cân nhắc khi xác định các lựa chọn điều trị cho bạn", theo Mayo Clinic.
Điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ ung thư dạ dày.
Mayo Clinic cho biết các phương pháp điều trị khác có thể được khuyến nghị trước và sau khi phẫu thuật.
Uống sữa giúp trẻ tăng chiều cao nhưng uống thời điểm này trẻ càng uống càng lùn Uống sữa có lợi cho chiều cao của trẻ nhưng uống sữa vào ngay trước khi đi ngủ có thể gây ảnh hưởng tới hormone tăng trưởng, khiến trẻ chậm lớn. Hầu hết cha mẹ muốn con cao lớn thường cho trẻ uống sữa vì thực phẩm này có thể bổ sung canxi, giúp trẻ tăng chiều cao nếu uống đúng liều lượng....