Bò bơm nước ở Đồng Nai: Tạm đình chỉ 2 cán bộ thú y
Nhận thấy tình trạng bơm nước vào trâu, bò là rất nghiêm trọng, Chi cục Thú y đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác hai cán bộ thuộc Trạm Thú y huyện Trảng Bom để làm rõ.
Hai cơ sở giết mổ nằm trong “danh sách đen” của cơ quan chức năng vì nhiều lần bị lập biên bản không đảm bảo về vệ sinh trong giết mổ của ngành thú y. Cơ quan thú y tỉnh sẽ xem xét rút giấy phép của hai cơ sở này… Chiều 12-12, ông Trần Văn Quang – Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai thông tin về hai cơ sở bơm nước vào trâu, bò trước khi giết mổ mà chúng tôi đã phản ánh như trên.
Những con bò bị bơm nước tại lò mổ Doanh vào chiều 9-12. Ảnh: VĂN VŨ
Nhiều lần kiểm tra nhưng không phát hiện!
Ông Quang thông tin: Ngay trong buổi sáng báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh hai cơ sơ giết mổ bơm nước trâu, bò tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom do ông Nguyễn Văn Hiển làm chủ và lò mổ Doanh (thường gọi là Danh do ông Nguyễn Công Doanh làm chủ), Chi cục Thú y tỉnh đã làm việc với trạm trưởng Trạm Thú y huyện Trảng Bom. Qua làm việc, chúng tôi nhận thấy tình trạng bơm nước vào trâu, bò ở hai cơ sở này là rất nghiêm trọng. Chi cục Thú y đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác hai cán bộ Nguyễn Hữu Phúc và Trần Trung Hòa thuộc Trạm Thú y huyện Trảng Bom để làm rõ.
“Chi cục Thú y chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương liên tục kiểm tra các cơ sở giết mổ gia súc, yêu cầu cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh giết mổ gia súc bơm nước. Vì vậy, thú y địa phương đã để cơ sở giết mổ bơm nước vào trâu, bò là chưa thực hiện sát sao chỉ đạo. Bước đầu hai cán bộ thú y đã làm tường trình và bản kiểm điểm. Chúng tôi sẽ làm việc với trạm trưởng để làm rõ trách nhiệm” – ông Quang nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trung Thành – Trưởng trạm Thú y huyện Trảng Bom cho biết: Đã nhiều lần đi kiểm tra nhưng chưa phát hiện cơ sở giết mổ gia súc nào bơm nước.
“Thời gian vừa qua chúng tôi tập trung kiểm tra những cơ sở giết mổ không phép. Việc kiểm tra giám sát hai cơ sở giết mổ Hiển và Doanh của cán bộ thú y địa phương chưa được chặt chẽ nên để xảy ra tình trạng trâu, bò bị bơm nước” – ông Thành nói.
Video đang HOT
Trần tình của chủ cơ sở bò bơm nước
Sáng 15-12, sau khi báo phản ánh, lực lượng chức năng đã xuống hai cơ sở giết mổ Hiển và Doanh. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở Hiển chỉ có ba con bò đang nhốt trong cũi, còn lò mổ Doanh có sáu con bò. Điều đặc biệt là cả hai cơ sở kịp vệ sinh sạch sẽ trong khi trong tối 14-12 (trước khi báo phát hành), chúng tôi ghi nhận hai cơ sở này vẫn tiếp tục có chuyện bơm nước vào bò.
Làm việc với cơ quan chức năng, hai chủ cơ sở giết mổ Hiển và Doanh đều nói: “Không hề biết các lái bò bơm nước. Nếu phát hiện lái bò bơm nước sẽ không cho làm ở đây nữa vì làm như vậy là trái với quy định của pháp luật. Các thương lái bơm nước vào trâu, bò, chúng tôi chẳng được lợi gì mà còn bị khách mua ép giá, mất uy tín. Nếu bò bơm ít nước thì nhìn thịt khó phát hiện nhưng bơm nhiều sẽ nhận ra, thịt thường rỉ nước và màu không còn đỏ tươi”.
Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng hỏi về hai ống nhựa dài hơn 1 m còn nằm ngay bồn nước, ông Hiển thừa nhận “cái đó dùng để bơm nước trâu, bò nhưng không phải của tôi mà là do lái bò mang tới. Các lái bò thường bơm vào buổi chiều và khi trời bắt đầu tối. Họ bơm nước vào bò ngay ở nhà hoặc trên đường vận chuyển”. Còn ông Doanh cho biết: “Hình ảnh mà báo đăng là đúng trong lò mổ của tôi nhưng hôm đó tôi không có ở nhà. Các lái bò đã bơm nước và tôi đã không cho lái bò này giết mổ ở đây nữa”.
Theo hai chủ cơ sở, nguồn gốc của trâu, bò được các thương lái mua ở nhiều tỉnh khác nhau như Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sau khi giết mổ, lái bò sẽ bán lượng thịt cho chủ lò mổ. Sau đó số thịt sẽ được vận chuyển bằng ô tô mang tiêu thụ chủ yếu ở các đầu mối tại Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Như chúng tôi đã thông tin, sau nhiều ngày thâm nhập vào hai cơ sở giết mổ Hiển, Doanh, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh các lái bò thản nhiên bơm nước vào trâu, bò tới khi có con ộc máu mới thôi. Sau khi bơm nước, mỗi con bò tăng trọng trên dưới 10 kg tùy trọng lượng từng con. Khi giết mổ xong, chủ lò sẽ tính tiền trả cho lái buôn để nhận thịt. Số lượng thịt bò này hầu hết được tiêu thụ ở các đầu mối tại TP.HCM và Đồng Nai.
Lập hồ sơ để rút giấy phép kinh doanh Ngay hôm nay, lực lượng chức năng sẽ lập hồ sơ xử phạt và sẽ lập hồ sơ rút giấy phép kinh doanh hai cơ sở bò bơm nước Hiển, Doanh. Đây là hai trong 65 cơ sở giết mổ gia súc nằm trong danh sách “đen” của Chi cục Thú y về việc thu hồi giấy phép kinh doanh. Những cơ sở này đã nhiều lần bị lập biên bản, xử lý nhưng vẫn tái phạm về việc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về việc giết mổ theo quy định của ngành thú y. Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai
Theo Văn Ngọc (Pháp luật TPHCM)
Úc: Con tin thiệt mạng khi giằng súng của kẻ bắt cóc
Cảnh sát Úc đã nổ súng tấn công tiêu diệt kẻ bắt cóc, giải cứu con tin tại quán cà phê Lindt, tuy nhiên có 2 nạn nhân đã thiệt mạng.
Rạng sáng ngày 16/12, sau khi cuộc khủng hoảng con tin ở quán cà phê Lindt, trung tâm thành phố Sydney, Úc kéo dài hơn 16 giờ, cảnh sát Úc đã quyết định nổ súng tấn công, tràn vào quán cà phê, tiêu diệt kẻ bắt cóc và giải cứu các con tin bị mắc kẹt bên trong.
Cuộc tấn công được thực hiện chớp nhoáng vào lúc 2 giờ sáng, khi một con tin bất ngờ xuất hiện trước cửa chính của quán cà phê và chạy về phía cảnh sát, theo sau là một nhóm nhỏ con tin khác.
Cảnh sát Úc bắt đầu nổ súng giải cứu con tin lúc 2 giờ sáng
Đúng lúc đó, cảnh sát quyết định đột kích. Một loạt đạn vang lên, và lựu đạn choáng được ném vào bên trong, theo sau là lực lượng cảnh sát đặc nhiệm. Cuộc đột kích kết thúc vào lúc 2h25 sáng.
Sau cuộc đột kích, cảnh sát Úc cho biết có 3 người thiệt mạng sau khi được đưa đến bệnh viện, trong đó có kẻ bắt cóc và 2 con tin, ngoài ra còn có 6 con tin khác bị thương.
Cảnh sát đã xác định được danh tính của kẻ bắt cóc là Man Haron Monis, một người gốc Iran 49 tuổi và là một giáo sĩ tự xưng từng có các tiền án tiền sự với tội danh tấn công tình dục và đe dọa người khác.
Kẻ bắt cóc Man Haron Monis bị tiêu diệt trong cuộc đột kích của cảnh sát
Những người bị thương trong quán cà phê bị trúng đạn vào vai, chân, tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ họ bị kẻ bắt cóc bắn hay là dính đạn lạc của cảnh sát.
Một con tin bị thương được đưa ra khỏi quán cà phê
Người quản lý của quán cà phê Lindt là một trong hai con tin thiệt mạng trong cuộc đột kích, và mọi người đã ca ngợi anh như một anh hùng khi nhảy vào vật lộn với kẻ bắt cóc để những người khác có thể thoát ra ngoài.
Theo các nhân chứng, người quản lý Tori Johnson đã quyết định cướp súng của kẻ bắt cóc khi nhìn thấy hắn ta gà gật sau hơn 16 giờ cố thủ trong quán cà phê. Anh đã lao vào giằng lấy súng của hắn, tạo điều kiện cho những người khác thoát thân. Đúng lúc đó, khẩu súng săn trong tay kẻ bắt cóc Monis phát nổ, và Johnson thiệt mạng tại chỗ.
Tori Johnson, người quản lý cửa hàng cà phê Lindt đã thiệt mạng khi giằng súng của kẻ bắt cóc
Một nạn nhân khác thiệt mạng là cô Katrina Dawson, người đã bị chết trong khi cố tìm cách bảo vệ cho một người bạn đang mang thai. Dowson là một luật sư, và khi cô vào quán cà phê Lindt cùng một người bạn, họ đã bị Monis bắt cóc.
Người dân Úc đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ bắt cóc
Theo Khampha
HN: Lắp ống thoát nước, phát hiện quan tài chôn giữa đường Khi đang thi công đường ống nước trên phố Thanh Nhàn (Hà Nội), công nhân đã bất ngờ phát hiện quan tài nằm ở độ sâu khoảng 3m. Nhiều người dân hiếu kỳ đã tập trung theo dõi sự việc. Sự việc xảy ra vào khoảng 21h ngày 15.12, tại phố Thanh Nhàn (gần công viên Tuổi Trẻ), phường Thanh Nhàn, quận Hai...