Bờ Biển Ngà ra quyết định quân sự quan trọng với lực lượng Pháp
Tổng thống Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara ngày 31.12.2024 thông báo quân đội Pháp sẽ rút khỏi quốc gia Tây Phi này, theo Reuters.
Trong bài phát biểu cuối năm trước toàn dân, Tổng thống Ouattara nhấn mạnh người dân Bờ Biển Ngà nên tự hào về tình trạng hiện đại hóa của lực lượng vũ trang nước này.
“Trong bối cảnh này, chúng tôi đã quyết định về việc rút các lực lượng Pháp một cách có tổ chức và phối hợp”, ông Ouattara nhấn mạnh.
Tổng thống Bờ Biển Ngà Alassane Ouattara đến tham dự phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp) ngày 5.10.2024. ẢNH: REUTERS
Video đang HOT
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Pháp về tuyên bố của ông Ouattara.
Ông Ouattara đưa ra tuyên bố trên sau khi các nguồn tin hồi tháng 11.2024 tiết lộ với Reuters rằng Pháp đang cân nhắc giảm sự hiện diện quân sự tại các quốc gia Tây và Trung Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà, từ khoảng 2.200 quân xuống còn 600 quân.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Chad ngày 28.11.2024 tuyên bố họ đã chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp, động thái có thể khiến binh sĩ Pháp rời khỏi quốc gia Trung Phi này. Không có dấu hiệu nào cho thấy Paris đã được thông báo trước về quyết định đó của Chad, theo Reuters.
Bộ Ngoại giao Chad khẳng định quyết định chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Pháp không làm suy yếu mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tuy nhiên, quyết định của Chad là một đòn giáng khác vào vai trò lịch sử và thuộc địa của Pháp ở Tây và Trung Phi sau khi Pháp rút quân khỏi Mali, Niger và Burkina Faso sau các cuộc đảo chính quân sự, theo Reuters. Pháp đã chấm dứt chế độ thực dân ở Tây Phi vào thập niên 1960.
Chính phủ Chad chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp
Chính phủ Chad ngày 28.11 tuyên bố họ đã chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng với Pháp, động thái có thể khiến binh sĩ Pháp rời khỏi quốc gia Trung Phi này.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Chad cho hay Chad, một đồng minh quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống lại các nhóm thánh chiến Hồi giáo trong khu vực, muốn khẳng định hoàn toàn chủ quyền của mình sau hơn 6 thập niên giành được độc lập, theo Reuters.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) chụp ảnh cùng Tổng thống Chad, tướng Mahamat Idriss Deby Itno tại khu Villers-Cotterets (Pháp) ngày 4.10. ẢNH: REUTERS
Bộ Ngoại giao Chad còn tuyên bố quyết định chấm dứt hiệp định hợp tác quốc phòng nói trên, được sửa đổi vào năm 2019, sẽ cho phép họ xác định lại các quan hệ đối tác chiến lược của mình.
"Theo các điều khoản của thỏa thuận, Chad sẽ tôn trọng các phương thức chấm dứt bao gồm các thời hạn cần thiết và sẽ hợp tác với chính phủ Pháp để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra hài hòa", Bộ Ngoại giao Chad nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Pháp hiện chưa đưa ra bình luận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot đã đến thăm biên giới Chad với Sudan hôm 28.11.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Paris đã được thông báo trước về quyết định trên, dù một đặc phái viên của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong tuần này đã nộp một báo cáo với các đề xuất về cách Pháp có thể giảm sự hiện diện quân sự của mình tại Chad, Gabon và Bờ Biển Ngà. Pháp hiện có khoảng 1.000 quân cũng như máy bay chiến đấu đồn trú tại Chad.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Chad cho hay quyết định chấm dứt quan hệ đối tác quốc phòng với Pháp không làm suy yếu mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Quyết định chấm dứt hiệp ước hợp tác quốc phòng của Chad là một đòn giáng khác vào vai trò lịch sử và thuộc địa của Pháp ở Tây và Trung Phi sau khi Pháp rút quân khỏi Mali, Niger và Burkina Faso sau các cuộc đảo chính quân sự.
Ngoài ra, Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye đã phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài truyền hình Pháp hôm 28.11 rằng việc binh sĩ Pháp duy trì sự hiện diện ở nước ông là không phù hợp. Ông Faye không nói rõ liệu binh sĩ Pháp có bị yêu cầu rời đi hay không và khi nào, nhưng cho hay Paris sẽ là bên đầu tiên biết. Khoảng 350 binh sĩ Pháp đang đồn trú tại Senegal.
Tình báo Nga: Pháp định gửi 2.000 quân chiến đấu tới Ukraine Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga cảnh báo Pháp vẫn có kế hoạch bí mật gửi quân đến chiến đấu tại Ukraine. Tình báo Nga tuyên bố giải mật được thông tin cho rằng Pháp dự định gửi 2.000 quân tới Ukraine. Ảnh minh họa: NurPhoto/Getty Images Theo đài RT, Cơ quan Tình báo Đối ngoại Nga (SVR) đã giải mật báo...