Bờ biển bị sạt lở hàng trăm mét, dân lo bãi tắm du lịch bị “xóa sổ”
Tình trạng biển xâm thực bất thường (tại thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định) đã gây sạt lở khoảng 1,5 ha diện tích bờ biển. Sự sống còn của khu rừng phòng hộ đang bị đe dọa, người dân nơm nớp lo sợ bãi tắm du lịch tại đây sẽ bị “xóa sổ”.
Ông Trần Thanh Châu (39 tuổi, trú xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) cho hay: “Thời gian qua, bờ biển Đề Gi đã bị sạt lở khoảng 70 m, nhiều gốc phi lao của rừng phòng hộ ven biển đã bị cuốn trôi. Trong khi đó, bãi tắm tại đây từ lâu đã thu hút rất đông khách du lịch với lợi thế bãi cát mịn màng, sóng êm. Nhưng, cứ đà sạt lở như thế này, chúng tôi lo sợ rằng thời gian tới, bãi tắm sẽ bị “xóa sổ” mất”.
Người dân địa phương cho rằng, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng biển xâm thực bất thường gây sạt lở, bắt nguồn từ việc triển khai dự án: Nạo vét thông luồng, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn xuất khẩu tại cửa biển Đề Gi (?). Ảnh: Dũ Tuấn
Theo ông Trần Văn Hương – Phó chủ tịch UBND huyện Phù Cát (Bình Định), trước đây tình hình biển xâm thực ở khu vực phía nam cảng Đề Gi (thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát), diễn ra từ tháng 9 – 11 và tự bồi lấp từ tháng 4 – 8.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, sóng biển lớn gây xâm thực vào khu vực phía nam cảng cá Đề Gi, làm sạt lở đất, mất an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực này và gây thiệt hại rừng phòng hộ ven biển.
“Vào các ngày 10- 11.4, sóng biển lớn gây sạt lở bờ biển một đoạn dài khoảng 398,6 m, xâm thực vào đất liền 40 m. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ ven biển bị xâm thực gần 1.300 m2, 8 cây phi lao bị ngã đổ có đường kính 0,2 m, chiều cao 8-10 m”- ông Hương cho hay.
Trước tình trạng biển xâm thực bất thường, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản yêu cầu Sở NN&PTNT phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GTVT, Sở Xây dựng và UBND huyện Phù Cát, kiểm tra hiện tượng trên để tìm hướng giải quyết, khắc phục.
Rừng phòng hộ ven biển tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) đang bị đe dọa bởi tình trạng sạt lở. Ảnh: Dũ Tuấn
Video đang HOT
Theo phản ánh của người dân địa phương, một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng biển xâm thực bất thường gây sạt lở, bắt nguồn từ việc triển khai dự án: Nạo vét thông luồng, kết hợp tận thu cát nhiễm mặn xuất khẩu tại cửa biển Đề Gi (thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh) do Công ty cổ phần khoáng sản Kiến Hoàng thực hiện từ năm 2014 (?).
Tuy nhiên, ngày 8.5, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đinh Thành Tiến – Chủ tịch UBND xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) cho biết: “Nguyên nhân sạt lở bờ biển do việc tận thu cát miễn mặn, chưa thể khẳng định (?). Tình trạng biển xâm thực diễn ra từ đầu tháng 1.2017, đến nay có khoảng 1,5 ha diện tích bờ biển bị sạt lở, đe dọa đến rừng phòng hộ phi lao ven biển. Hiện tại, UBND tỉnh Bình Định đã cử đoàn công tác về tại địa phương để tìm hiểu nguyên nhân sạt lở và hướng khắc phục để người dân yên tâm. Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả”.
Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên.
Theo Danviet
Có hay không việc hút cát "trộm" ở Cửa Đại chở ra Đà Nẵng?
Trong khi bờ biển Cửa Đại đang sạt lở nghiêm trọng, chính quyền địa phương phải chi hàng chục tỷ đồng để bơm cát vào chống sạt lở thì dư luận đang nóng lên bởi thông tin một công ty lại thuê hút cát từ biển Cửa Đại ra san lấp dự án ở Đà Nẵng. Vụ việc có hay không?
Hợp đồng triệu khối cát từ biển Cửa Đại
Đây là hợp đồng giữa Công ty CP Trung Nam (trụ sở tại Đà Nẵng - bên A) và Công ty TNHH Tuấn Sinh (trụ sở tại TP Nam Định - bên B). Cụ thể, hợp đồng số 01/017/ĐP "Vận chuyển và bơm cát san nền cho công trình khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước tại địa điểm xây dựng: phường Thanh Bình - Thuận Phước, quận Hải Châu và phường Tam Thuận - Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng".
Hợp đồng giữa Công ty CP Trung Nam và Công ty Tuấn Sinh
Theo điều 1 của bản hợp đồng này: Bên A đồng ý giao và bên B đồng ý nhận thực hiện công việc hút cát lên tàu, vận chuyển đến công trường và bơm xả cát để san nền dự án khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước.
Địa điểm khu vực hút cát là vùng biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam). Vị trí đặt ống bơm cát vào công trường cách mép nước biển 30m và bắt đầu từ đây sẽ bơm ra xa bờ. Đơn giá, khối lượng và giá trị hợp đồng ghi rõ 60.000 đồng/m3, với khối lượng 1.000.000 m3 thành tiền 60 tỷ đồng.
Theo hợp đồng này, từ tháng 1/2017 đến hết tháng 2/2017 sẽ hút và vận chuyển cát 3.000 m3/ngày. Từ tháng 3 đến tháng 9/2017 tăng lên 10.000 m3/ngày. Trách nhiệm của Công ty CP Trung Nam là: "Chịu trách nhiệm về tính pháp lý của mỏ cát nơi bên B bố trí thiết bị bơm hút, vận chuyển...; Chịu trách nhiệm thả phao xác định khu vực hút cát...; Đảm bảo đủ trữ lượng để bên B khai thác...; Chịu các khoản thuế như thuế tài nguyên môi trường và phí bảo vệ môi trường...".
Các tàu hút cát đang thực hiện dự án ở biển Cửa Đại
Hợp đồng được ông Bùi Xuân Định - Tổng GĐ Công ty CP Trung Nam và bà Nguyễn Thị Sinh - Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Sinh cùng ký.
Hợp đồng chưa thực hiện đã có tàu hút cát chở đi Đà Nẵng?
Để tìm hiểu vụ việc, ngày 23/3, PV Dân trí đã trao đổi với ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch TP Hội An.
Theo ông Hùng, hiện bờ biển Cửa Đại có hai đơn vị cùng tiến hành dự án. Đó là dự án chống sạt lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại (Hội An) do Ban QLDA đầu tư xây dựng TP Hội An làm chủ đầu tư; và dự án nạo vét đảm bảo giao thông khu vực Cửa Đại (Hội An - Cù Lao Chàm) do Ban QLDA đường thủy nội địa của Cục đường thủy Nội địa làm chủ đầu tư, bắt đầu từ tháng 2/2017.
Hai dự án này do 3 Công ty Thuận Lưu, Công ty Sơn Thịnh và Công ty Thành Đô đang tiến hành hút cát. Tổng cộng hai dự án này nạo vét khoảng 180.000 m3. Hỏi về khối lượng cát đã hút, ông Hùng cho biết, đến nay các đơn vị đã hút được khoảng 12.000 m3.
Phó Chủ tịch TP Hội An cũng xác nhận, việc các đơn vị hút cát của 2 dự án đều được kiểm tra kiểm soát kỹ, nếu đơn vị nào bị phát hiện bán cát ra ngoài sẽ bị xử lý nặng. Theo đó, thời gian hút cát từ 5h sáng đến 6h chiều, không hút ban đêm. Chủ tàu phải đăng ký về phương tiện, đăng ký về thị trường.
Theo ông Hùng, giữa Hội An và Đoạn quản lý nội thủy địa đã có cuộc họp thống nhất về trách nhiệm các bên trong việc kiểm soát cũng như kiểm tra quá trình nạo vét của các đơn vị thi công. Về việc các tàu hút cát chở ra Đà Nẵng bán, ông Hùng khẳng định thì đến giờ chưa bắt được tàu nào.
Trong khí đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc đoạn quản lý đường thủy nội địa thuộc Sở GTVT Quảng Nam - lại tố có một số tàu bị phát hiện hút sai vị trí và chở cát đi Đà Nẵng.
Theo đó, ngày 12/3, lực lượng chức năng phát hiện có 2 tàu lớn gồm tàu hp 4055, ĐNa 0578 hút sai vị trí được cấp phép và chở cát đi Đà Nẵng. Ngày 13/3, tiếp tục phát hiện thêm tàu hp 4288 hút sai vị trí và có ý định chạy đi Đà Nẵng nhưng khi bị phát hiện và bị gọi điện quay lại. Ông Sơn khẳng định cả 3 tàu này do Công ty Thành Đô quản lý.
Cuối giờ chiều ngày 23/3, Công ty CP Trung Nam đã phát đi thông báo khẳng định, vẫn chưa mua được mỏ cát có giấy phép hợp lệ tại Hội An nên chưa thể xúc tiến thực hiện hợp đồng thuê đơn vị vận chuyển như đã ký.
Cũng theo Công ty CP Trung Nam, thông tin về việc Công ty Tuấn Sinh chở cát về dự án của đơn vị là chưa chính xác. Theo Công ty Trung Nam, Công ty Tuấn Sinh có tham gia thi công nạo hút cát tại Hội An với các đối tác khác. Việc thực hiện bơm hút cát này là thỏa thuận riêng, không liên quan gì đến Công ty CP Trung Nam.
Thông báo của Công ty CP Trung Nam khẳng định: "Như vậy, về nguyên tắc, hợp đồng vận chuyển đã ký nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện và chúng tôi vẫn đang tìm nguồn cát mới đủ điều kiện hợp pháp để mua phục vụ cho dự án của chúng tôi".
Cũng trong chiều ngày 23/3, ông Nguyễn Hồng Quang - Chánh Văn phòng tỉnh Quảng Nam - cho hay, Chủ tịch tỉnh là ông Đinh Văn Thu đã ký quyết định yêu cầu chỉ đạo kiểm tra lại quá trình hút và vận chuyển cát, đồng thời giao Công an tỉnh điều tra, xử lý.
Công Bính
Theo Dantri
Đồng Nai dừng 4 dự án nạo vét kết hợp tận thu cát Ngày 23/3, Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đã có văn bản thông báo ngừng thực hiện 4 dự án nạo vét kết hợp tận thu cát trên địa bàn tỉnh. 4 dự án này do UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép. Theo đó, có 4 dự án được UBND tỉnh Đồng Nai cấp phép buộc phải ngừng thực hiện gồm:...