Bố bị bắn chết, mẹ bỏ đi, 3 chị em nuôi nhau trong căn nhà nát
Bố bị người ta bắn chết vì tưởng là thú rừng, ít lâu sau mẹ của các em lại bỏ đi biệt vô âm tín để lại 3 đứa con thơ trong căn nhà trống trước, hở sau. Hàng ngày ngoài giờ lên lớp, 3 chị em lại đi chăn trâu cho ông ngoại hoặc chăn trâu thuê cho người ta để kiếm cái ăn qua ngày.
Hoàn cảnh đáng thương đó là của 3 chị em bé Hờ Thị Thu (12 tuổi, thôn Nậm Kịp, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, Yên Bái) mà chúng tôi đã có dịp đến thăm qua câu chuyện của trưởng bản Lý Kim Kinh kể lại. Lo lắng và đầy những trăn trở, anh trải lòng: “Mọi người trong bản ai cũng thương 3 chị em con Thu bởi bố nó bị bắn chết từ năm 2007. Một người Dao đã tưởng bố con bé là thú rừng khi đang đi săn nên đã bắn nhầm, người đó sau này cũng đã bị bắt đi tù rồi. Mẹ con bé là Sùng Thị Xua trong một lần bảo đi chợ từ năm 2014 đã không về nữa. Tính ra cũng được 1 năm rồi nhưng không có bất cứ tin tức gì của mẹ nó, giờ thì chỉ còn 3 chị em nó dựa vào nhau mà sống thôi, ông bà ngoại nó cũng già và nghèo lắm chẳng có gì cho cháu cả”.
Bố bị bắn chết, mẹ bỏ đi, trong nhà chỉ còn 3 chị em cô bé Hờ Thị Thu.
Thu tủi thân khi kể chuyện gia đình.
Sau những lời chia sẻ, anh Kinh dẫn chúng tôi đến tận nhà của 3 chị em cô bé Thu. Một chiếc giường đã cũ, vài ba cái bát ăn cơm bên bếp lửa được đốt cả ngày để sưởi … Đó là tất cả tài sản của các em. Lễ phép chào chúng tôi, Thu lấy cho mỗi người một đoạn gỗ nhỏ để ngồi tạm quây xung quanh bếp lửa để bớt đi cái lạnh giá như cắt da cắt thịt ở đây.
Căn nhà của 3 chị em không chống chọi được với mùa đông lạnh giá ở vùng cao.
Em bảo: “Mùa này lạnh quá, nên 3 chị em cũng ít đi chăn trâu, ở nhà có gì ăn đấy, không thì nhịn đói. Củi này là do chúng em đi nhặt từ trước nên giờ có cái mang ra đốt cho đỡ lạnh”.
Để tham gia chia sẻ và cập nhật sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí dành cho các hoàn cảnh nhân ái, mời các bạn tham gia vàoFanpage Nhân ái của báo Dân trí trên mạng xã hội Facebook.
Là chị cả, cô bé Thu năm nay lên lớp 6, tiếp đến là em Đông học lớp 3, em út là Hờ A Thân đang học lớp 2. Cả 3 chị em đều được tới trường nhưng cái ăn thì đói lắm bởi : “Bố mẹ nó chả còn, tôi có gì thì cho chúng ăn nhưng mà có nhiều hôm tôi cũng phải nhịn nên các cháu cũng nhịn luôn thôi” – Ông ngoại Sùng Cháng Chu ngượng ngùng nói.
Bữa cơm của các em…
Chỉ có 1 thứ duy nhất để ăn là măng muối.
Biết rõ về hoàn cảnh của gia đình mình nên trong suốt cả buổi nói chuyện gương mặt các em buồn lắm. Những bộ áo quần cáu bẩn, rách bươm và đôi dép đã vẹt đế, trông các em càng tội hơn trong cái lạnh run rẩy của vùng cao. Qua những khoảng trống to đùng của căn nhà, những cơn gió mạnh thi nhau rít lên ầm ầm rồi có lúc thổi tắt luôn cả bếp lửa khiến các em lại loay hoay đi nhóm lại. Lúc đó, thật tình chúng tôi đã không biết nói gì, chỉ im lặng mà nước mắt cũng trào ra lúc nào không hay.
Ông ngoại có gì thì các cháu ăn đấy, nhưng có hôm ông nhịn thì các cháu cũng nhịn.
Video đang HOT
“Em nhớ mẹ, em mong mẹ về” – cậu bé Hờ A Thân rơm rớm nước mắt nhìn anh chị nói khi chúng tôi hỏi: “Con mong ước điều gì nhất”. Mất cha, mẹ cũng bỏ đi không trở về nữa, 3 đứa trẻ như những búp cây non có thể bị gió mạnh quật ngã bất cứ lúc nào nếu như không có bàn tay ai chăm sóc.
Ngày ngày các em chờ mẹ về.
Nhưng đã hơn 1 năm nay thông tin về mẹ vẫn bặt vô âm tín.
Thương con, thương cháu nên hàng ngày ông ngoại có gì lại mang cho ăn nhưng khổ nỗi ông cũng nghèo quá nên nhiều hôm cả ông, cả các cháu đều phải nhịn. Ông bảo những ngày nắng ấm 3 chị em lại đi chăn trâu thuê cho người ta để lấy tiền đong gạo, còn ông lên rừng kiếm măng về muối để ông cháu ăn cho qua ngày.
“Mẹ nó đi cũng được 1 năm rồi, không biết sống chết ra sao nữa mà không về với bọn trẻ”. Câu nói của ông ngoại buông thõng trong bầu không khí yên ắng, chỉ có những tiếng nấc nghẹn trên gương mặt lem luốc, đáng thương của bọn trẻ. Giữa núi rừng lạnh giá, ngày qua ngày vẫn chỉ có đơn độc 3 chị em trong căn nhà trống … Chúng nhớ bố, nhớ mẹ mà không biết phải làm sao, chỉ có xung quanh là đói nghèo và nước mắt.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2008: Em Hờ Thị Thu (thôn Nậm Kịp, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)
Số ĐT: 096.112.6085 (Số ĐT của chị Vừ Thị Chu – Thím của 3 cháu).
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Liên Hiệp Quốc thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững tới 2030
Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 đã chính thức thông qua 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững tới năm 2030, theo Reuters.
Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 đã chính thức thông qua 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững tới năm 2030 - Ảnh: Reuters
Lãnh đạo các nước thành viên Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 đã nhất trí thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) với lộ trình thực hiện tới năm 2030. Các mục tiêu được thông qua nhằm ứng phó với các vấn đề toàn cầu như nghèo đói, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu...
Theo Reuters, các mục tiêu toàn cầu này sẽ cung cấp một lộ trình cho các quốc gia để định hình và hoạch định chính sách của mình trong vòng 15 năm tới.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon nói: "Chương trình nghị sự 2030 buộc chúng ta phải nhìn ra xa biên giới quốc gia và các lợi ích trước mắt để hành động trên tinh thần đoàn kết dài hạn. Chương trình nghị sự này là những điều cần làm đối với tất cả mọi người, đối với hành tinh của chúng ta và là kế hoạch chi tiết dẫn tới sự thành công".
Giáo hoàng Francis cũng khẳng định không thể trì hoãn chương trình nghị sự cho tương lai. "Thế giới của chúng ta đòi hỏi tất cả các nhà lãnh đạo các chính phủ có quyết tâm mang tính hiệu quả, thiết thực, liên tục với những bước đi cụ thể và những biện pháp kịp thời để bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, từ đó nhanh chóng chấm dứt các hiện tượng kinh tế, xã hội với hậu quả xấu", Giáo hoàng nói.
Bà Melinda Gate, đồng sáng lập Quỹ Bill & Melinda khẳng định vấn đề cấp bách nhất trong thời đại ngày nay là chấm dứt đói nghèo, và đó là những gì mà các mục tiêu phát triển bền vững mới được Liên Hiệp Quốc thông qua chú tâm vào.
Cô gái trẻ tuổi nhất từng nhận giải Nobel hòa bình, Malala Yousafzai thì bày tỏ mong muốn các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thực hiện các cam kết và đầu tư cho tương lai, quan tâm và đảm bảo cho mọi trẻ em trên thế giới đều được tự do, an toàn và được học hành. Theo Malala, đó là sự đầu tư mà thế giới đang cần và các nhà lãnh đạo phải thực hiện.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Ngay đêm tân hôn, tôi phải quỳ lạy van xin mẹ vợ tha thứ Đến lúc này tôi mới thấm thía thế nào là phận "chó chui gầm chạn" mang thân ở rể. Nhưng tôi sẽ cố cố nhịn nhục lần này nhưng sau này, chính tay tôi sẽ đuổi thẳng cổ bà ta ra khỏi căn nhà này đầu tiên. Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo. Nghèo đến nỗi đến bây...