Bố bệnh, tôi họp gia đình kêu gọi chị em góp tiền thì bị từ chối
Vợ chồng tôi đã cố gắng hết sức để lo cho bố nhưng bệnh tình của ông đang vượt quá khả năng của chúng tôi.
Ảnh minh họa
3 năm trước, bố mẹ tôi quyết định để lại nhà đất từ đường cho vợ chồng tôi. Quyết định của ông bà đã khiến chị gái và em trai tôi giận dữ. Họ cho rằng bố mẹ thiên vị vợ chồng tôi, lẽ ra nhà đất phải để lại cho con trai chứ không phải cho con gái và con rể. Chồng tôi cũng từ chối nhận tài sản nhà vợ với lý do đã đủ tiền xây nhà riêng rồi.
Nhưng bố tôi cứng rắn bảo trong thời gian chồng tôi ở rể, anh đã chăm sóc ông chu đáo hơn con trai ruột. Trong 3 đứa con, vợ chồng tôi hiếu thuận nhất, luôn lo lắng từ việc ăn mặc, thuốc thang cho bố mẹ; chuyện thờ cúng cũng kĩ lưỡng. Còn vợ chồng em trai quá vô tâm, không để ý bố mẹ đau ốm, càng không lo toan chuyện cúng kiếng tổ tiên; chỉ biết đến lợi ích bản thân mình. Vì thế, ông mới đưa ra quyết định giao nhà từ đường cho chúng tôi. Khi bố mẹ đã tuyên bố rõ ràng, chị gái và em trai tôi giận dữ ra mặt; mấy tháng sau đó, họ cũng ít về thăm nhà.
Video đang HOT
Nhận nhà cửa, vợ chồng tôi đã dốc hết tiền tiết kiệm để sửa sang, biến ngôi nhà từ đường cũ thành một ngôi nhà rất đẹp, ai thấy cũng khen ngợi. Tết năm 2023, gia đình tôi mới được sum họp sau lần phân chia tài sản. Tôi cứ tưởng chị gái và em trai đã buông bỏ những định kiến với vợ chồng tôi, cũng không còn hờn giận bố mẹ nữa nên rất mừng. Tết năm ấy, gia đình tôi vui lắm.
Hồi tháng 8, bố tôi phát bệnh nặng, liên quan đến phổi. Vợ chồng tôi phải bán vàng, rút tiền tiết kiệm; bản thân tôi phải nghỉ làm không lương để đưa ông đến các bệnh viện lớn nhỏ điều trị. Mẹ tôi đã lớn tuổi, sức khỏe cũng yếu nên chúng tôi không không muốn bà đến bệnh viện, sợ bệnh rối loạn tiền đình của bà tái phát. Chị và em trai tôi chỉ đến thăm, cho ông 2 lốc yến rồi thôi; chẳng ai đi chăm nom cả. Chồng tôi bực mình trách họ nhưng tôi cản, bảo mình đã nhận tài sản thì ráng mà hoàn thành trách nhiệm.
Nhưng bệnh của bố càng lúc càng nặng, tôi túc trực ở bệnh viện hoài cũng đuối sức. Mẹ tôi có đến chăm ông một tuần thì đổ bệnh theo chồng. Thành ra vợ chồng tôi vừa thay nhau chăm mẹ vừa chăm bố, khổ cực vô cùng. Tháng tới, ông còn phải tiếp tục phẫu thuật với chi phí khá cao mà vợ chồng tôi đã cạn kiệt tiền bạc rồi. Cùng đường, tôi gọi chị em về họp gia đình, yêu cầu họ góp tiền góp công chăm sóc bố cùng vợ chồng tôi.
Nhưng chị em tôi đều lạnh nhạt từ chối. Em trai còn thẳng thừng nói rằng vợ chồng tôi nhận nhà đất thì không có quyền ý kiến nữa. Tôi không thể tin nổi, em trai lại phũ phàng, cạn tình đến thế.
Bố thấy các con mâu thuẫn vì phải chăm sóc ông nên rơi nước mắt. Ông bảo tôi cứ để mặc ông ở nhà cho ông chết đi, chứ ông không muốn làm khổ chúng tôi nữa. Nhưng phận làm con, tôi đâu thể nhẫn tâm làm thế. Giờ chị gái và em trai bỏ mặc bố, tôi vừa tức họ vừa thương ông. Nhưng tiền bạc của tôi cũng cạn rồi, tôi không biết phải làm sao nữa?
Sau đám giỗ, em dâu bỗng hỏi vay tôi 1 số tiền lớn
Em dâu hy vọng lắm nên mấy ngày nay cứ gọi điện hỏi tôi suốt mà tôi lại không biết phải từ chối như thế nào.
Ảnh minh họa
Hồi giờ, tôi luôn nghĩ gia đình em dâu có kinh tế khá giả. Bởi mỗi lần tụ họp gia đình, em ấy đều chi tiền thoải mái, bố mẹ chồng nói thích ăn gì thì em ấy sẵn sàng mua ngay cho ông bà ăn. Hay khi nhà chồng bàn bạc góp tiền để sửa nhà cho bố mẹ chồng, mua sắm thứ này thứ kia, em dâu đều góp nhiều nhất. Ngay cả con gái tôi cũng hay nói thím út là đại gia, nhiều tiền.
Tuần trước, nhà chồng tôi có đám giỗ lớn nhất trong năm. Mọi người đều tập trung về từ sớm, người mua trái cây, người mua thịt. Ai có gì góp đó, rồi cùng nấu nướng, trang trí, chuẩn bị bàn tiệc. Không khí trong nhà ấm cúng, thoải mái. Em dâu tôi không mua gì về cả nhưng lại góp 5 triệu để mua bia, nước ngọt và những thứ còn thiếu.
Chuẩn bị 10 mâm cỗ xong xuôi hết rồi thì trời mưa to như trút nước nên khách khứa đến rất ít. Sau khi tiệc tan vẫn còn dư đến 3 bàn tiệc, thức ăn còn thừa cũng rất nhiều. Tôi và em dâu nhận nhiệm vụ phân chia thức ăn, gói ghém lại cho từng người để đem về nhà.
Lúc đứng trong bếp, em dâu bỗng rơi nước mắt, nói với tôi một câu: "Không biết bao giờ em mới thoát khỏi cảnh nợ nần nữa". Tôi ngạc nhiên khi nghe em dâu thở dài như vậy, bởi chưa bao giờ tôi nghĩ em dâu lại rơi vào cảnh nợ nần.
Rồi em dâu trút bầu tâm sự cùng tôi. Em kể chuyện vợ chồng vay vốn làm ăn, ban đầu việc kinh doanh phát triển tốt nên 2 người vay thêm tiền để nhập thêm hàng, thuê nhiều nhân viên. Ai ngờ, việc kinh doanh ngày càng khó khăn nên vợ chồng em ấy lâm vào cảnh nợ nần, giờ định bán cả xưởng sản xuất để trả nợ. Em dâu năn nỉ tôi đừng nói với gia đình vì không muốn mọi người lo lắng.
Bỗng nhiên, em dâu mở lời mượn tiền tôi. Em ấy hỏi tôi có thể cho em vay 300 triệu để thanh toán nợ gần nhất được không? Sang năm, chắc chắn em ấy sẽ trả tiền gốc lẫn lãi cho tôi. Tôi nói mình cần phải hỏi ý kiến của chồng chứ không thể tự quyết định được.
Em dâu hy vọng lắm nên mấy ngày nay cứ gọi điện hỏi tôi suốt mà tôi lại không biết phải từ chối như thế nào. Nếu nói thẳng, sợ em ấy sẽ tự ái, giận dỗi. Cho mượn tiền thì tôi sợ em dâu không có khả năng trả mà số tiền đó sang năm tôi cần để xây nhà mới. Giờ tôi không biết phải làm sao nữa?
Gia tài có 11 tỷ nhưng anh cả không dám chi 2 triệu làm giỗ bố Có lần anh cả tiết lộ với tôi chuyện có khoản tiền lớn gửi ngân hàng. Vì thế, tôi gợi ý anh tài trợ tiền để làm đám giỗ cho bố, nào ngờ anh phản đối. Nhiều năm nay, mỗi dịp lễ tết hay giỗ bố mẹ ông bà, anh em tôi đều có mặt đông đủ tại nhà anh Trọng. Anh ấy...