Bộ bật lửa Zippo “độc” của lính Mỹ ở VN
Công ty Cowan’s Auctions gần đây mang đấu giá 282 chiếc bật lửa Zippo của lính Mỹ hồi tham gia chiến tranh Việt Nam. Mỗi chiếc bật lửa đều khắc chữ hoặc hình nói lên nhiều cảm xúc và suy nghĩ của mỗi lính Mỹ về cuộc chiến, từ những chữ chửi thề phản đối quân đội đến những câu thể hiện tình yêu, nỗi nhớ nhà.
Theo mô tả của Cowan’s Auction, chiến tranh Việt Nam hoàn toàn khác với những cuộc chiến trong lịch sử Mỹ từ trước đến nay. Có nhiều lính Mỹ được huấn luyện bởi những anh hùng từ thời Thế chiến II, coi việc tham gia cuộc chiến là nghĩa vụ và đặc quyền. Nhưng có nhiều lính Mỹ trở thành nạn nhân của số phận, không muốn ra chiến trường nhưng vì hoàn cảnh, như nhà nghèo không có tiền học tiếp mà phải nhập ngũ, tỏ ra bực bội với chính phủ và chỉ huy của mình.
Nhiều người trong số họ không hề hứng thú với vinh quang hay chính trị, mà đơn giản chỉ cố gắng tuân lệnh và làm sao nhanh chóng có tấm vé về nhà. Những suy nghĩ đó được thể hiện trên chiếc bật lửa Zippo, vật dụng thiết yếu mà hầu như lính Mỹ nào thời đó cũng mang theo để hút thuốc, nấu nướng, soi sáng những lá thư nhận được từ người thân hay đốt lửa sưởi ấm… Bật lửa Zippo được dùng trong chiến dịch Tìm diệt nhiều đến nỗi chiến dịch này còn có biệt danh là “Cuộc tấn công Zippo”.
Bộ sưu tập của nghệ sĩ người Mỹ Bradford Edwards từ nhiều năm trước bán được hơn 35.000 USD.
Dưới đây là một số chiếc bật lửa Zippo nằm trong bộ sưu tập được mang ra đấu giá:
Video đang HOT
Theo 24h
Ăn Tết xa nhà
Từ khi sang Mỹ, mỗi lần Tết trôi qua, mình lại có những cảm xúc khác nhau...
Năm đầu tiên, khi còn nhiều bỡ ngỡ trên đất người, mỗi ngày Tết qua đi là một ngày mình cố gắng chìm vào bài vở, công việc để quên đi nỗi nhớ nhà da diết - nhớ cái bận rộn dọn dẹp nhà cửa trước bữa cơm tất niên, nhớ mùi thơm thoang thoảng của hương trầm trên bàn thờ tổ tiên, nhớ tiếng cười rúc rích của đoàn người đi sắm Tết, nhớ cái lo âu trên khuôn mặt những cô gánh hoa chiều 30 rồi mà hàng vẫn còn đó, nhớ cái se lạnh đêm giao thừa, nhớ cái cảm giác sáng sớm mùng một thức dậy hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn một Hà Nội sao yên lặng, mộc mạc, mà đáng yêu đến thế.
Vậy là một cái Tết nữa cũng đã đến, cái Tết cuối cùng của đời sinh viên. Bốn năm trôi qua không phải là nhiều nhưng cũng đủ để con người ta suy ngẫm và học được nhiều điều. Quãng thời gian đại học của mình, nhìn lại mà khi mỉm cười về những phút ngây thơ bồng bột, lúc òa khóc về những kỉ niệm đã qua không bao giờ trở lại. Bốn năm, bốn cái Tết khác nhau, bốn cảm xúc khác nhau, bốn bữa tiệc khác nhau...
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ chung vui đón Tết âm lịch.
Năm nhất của mình là năm đầu tiên học sinh Việt Nam ở DePauw bắt đầu tục lệ "ăn Tết". Năm đấy có tất cả 8 học sinh Việt Nam. Mượn được một địa điểm của trường để tổ chức cỗ Tết, rồi mua cả bánh chưng giò chả, thế là chúng mình đã thấy oai lắm rồi. Con số 8 đấy dần dần tăng theo mỗi năm, và giờ đã là 24. Gia đình Việt Nam ở DePauw lớn nhanh quá, cái Tết của chúng mình vì thế mà cũng "xôm" thêm gấp bội. Năm nay chúng mình có đủ cả - miến gà, canh măng, nem, bánh chưng, giò chả, thịt đông, nộm gà. Công cuộc nấu cỗ Tết hì hục mấy ngày cuối cùng đã xong xuôi. Nhìn mâm cỗ mà trong lòng chúng mình rực lên một niềm vui sung túc đến lạ - mâm cỗ Tết y như ở nhà vậy.
Năm cuối rồi, mình không con là cô bé nhớ nhà da diết đến mỏi mệt khi Tết về. Mình hiểu rằng, Tết ở trong tim mỗi người, Tết là dù ở xa nhưng vẫn hướng về nguồn cội. Mình vẫn hạnh phúc vì được ở đây, chia sẻ những những lời chúc, những nụ cười, những niềm vui xuân nho nhỏ cùng những con người này. Không rõ Tết sang năm mình đang ăn Tết trên mảnh đất nào, cùng ai, nhưng mình thấy trân trọng những phút giây hiện tại, và sẵn sàng cho hành trình tiếp theo của đời mình.
Ngọc Anh
SV Trường ĐH DePauw, Indiana, Mỹ
Theo dân trí
Anh nhớ mãi buổi chiều cuối năm đó Cả đời anh cũng không quên được buổi chiều cuối năm ấy cùng em đi chợ hoa đào. Lại thêm một năm nữa tôi đón cái Tết ở xa nhà. Buổi chiều đi làm về thấy phố xá xôn xao, tưng bừng chào đón năm mới, bất chợt tôi lại cảm thấy chạnh lòng. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác cô...